Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần lễ 28 năm 2012

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần lễ 28 năm 2012

TUẦN 28

Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012

 Tập đọc

Tiết 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(tiết 1)

I. Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

II. Chuẩn bị:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến

tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài:

2. Phát triển bài:

ầ) HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng

1-2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không

đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần lễ 28 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
 Tập đọc 
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Đọc trụi chảy, lưu loỏt bài tập đọc đó học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phỳt; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chớnh, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được cỏc kiểu cấu tạo cõu để điền đỳng bảng tổng kết (BT2).
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
ầ) HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
b) HĐ2:Bài tập
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
3. Phần kết luận: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về ôn tập.
 Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: .
2. Phát triển bài:( Luyện tập )
*Bài tập 1 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
 *Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) ; 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
 *Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
3. Phần kết luận:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
 Đạo đức
Tiết 28: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc 
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Phát triển bài:
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK).
*Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi:
+Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?
- GV giới thiệu thêm một số thông tin, sau đó, cho HS thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 57.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
b) Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
*Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
*Cách tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
3. Kết luận:
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
- Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
 Khoa học
Tiết 55: sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu:
- Kể tờn một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 112, 113 SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
2. Phát triển bài: 
a) Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: 
- HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân.
+ Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
+ GV kết luận: SGV trang 177.
- HS đọc SGK
+ Được chia làm 2 giống: đực và cái.
+ Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
 b) HĐ2: Hoạt động 2 Quan sát
 *Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
 *Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo cặp
 + 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp
 + Mời một số HS trình bày
 + Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận 
 Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà nòng nọc
	Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. 
c) Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
*Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
*Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
3. Phần kết luận:
- Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ****************************
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Luyện từ và câu
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II 
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
	- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển bài:
a) HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
b) HĐ2: Bài tập
Bài tập 2: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
- GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm
- HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh.
- Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
* Lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
3. Phần kết luận:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
 Kể chuyện
Tiết 28: Ôn tập giữa học kì II 
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Đọc – hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương” ; tìm được các câu ghép ; từ ngữ được lặp lại, thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển bài:
a) HĐ1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
b) HĐ2: Bài tập
Bài tập 2: 
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm ... phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây:
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
Góc trời đỏ rực.
Muôn ngàn con bướm thắm.
Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
Đáp án và hướng dẫn chấm
	A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
	- Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ).
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
	- Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm ; không biểu cảm: 0 điểm )
	- Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; trên 2 phút : 0 điểm).
	- Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
	B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
	*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
c 
2 – a 
 3 – b 
 5 – a 
 6 – c 
 7 – b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 – a 
8 – c 
3. Kết luân: 
	- Thu bài
 Toán
Tiết 139: Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu: Biết đọc, viết, so sỏnh cỏc số tự nhiờn và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 - HS được củng cố về đọc, viết, so sánh các só tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài ( Luyện tập )
*Bài tập 1 (147):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- .Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (147): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào SGK.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (147): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (147): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 (148): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
 1 số HS trình bày
* Kết quả:
Các số cần điền lần lượt là:
a) 1000 ; 799 ; 66 666
b) 100 ; 998 ; 1000 ; 2998
c) 81 ; 301 ; 1999
* Kết quả:
 1000 > 997 53796 < 53800
 6987 217689
 7500 : 10 = 750 68400 = 684 x 100
* Kết quả:
3999 < 4856 < 5468 < 5486
3762 > 3726 > 2763 > 2736
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 ; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5;
- HS làm bài.
3. Phần kết luận
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
 Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
 Tập làm văn 
Tiết 56: kiểm tra giữa kì II
 Môn : Tiếng Việt( viết )
1. Chính tả: (5 điểm - nghe viết) từ 12 đến 15 phút.
Viết chính tả bài: Tranh làng Hồ (từ đầu đến gà mái mẹ) SGK T Vtập 2 trang 88.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
* Điểm 5:- Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, đúng nội dung đề yêu cầu.
	- Bố cục rõ ràng đủ 3 phần.
	- Viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp.
	- Biết sử dụng từ ngữ có hình ảnh phù hợp.
	- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
	- Không mắc lỗi chính tả (hoặc mắc 1, 2 lỗi nhẹ về dấu thanh.
* Điểm 4:- Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, đúng nội dung yêu cầu của đề.
	- Bố cục rõ ràng đủ 3 phần.
	- Viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp.
	- Diễn đạt chưa thật rõ ràng, đôi chỗ dùng từ chưa phù hợp.
	- Mắc 1, 2 lỗi chính tả (về dấu câu, âm, vần).
* Điểm 3: Bài viết đúng thể loại, kiểu bài, nội dung nhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, bài viết thiếu hình ảnh, viết còn sai 1, 2 câu; sai 3, 4 lỗi chính tả.
* Điểm 1, 2: Không đạt được các yêu cầu trên (tuỳ vào mức độ đạt trong bài của HS, GV cho điểm 1, 2).
 ***********************
 Toán
Tiết 140. ôn tập về phân số
I. Mục tiêu
- HS Được củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. GTB.
2. Phát triển bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
- HS làm
* Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đề bài yêu cầu HS làm gì?
- Yêu cầu chúng ta viết phân số chỉ số phần đã tô màu trong mỗi hình đã cho.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa 
- Lớp nhận xét 
- kết quả đúng Hình 3: , Hình 4: 
a. Hình 1: , Hình 2: 
b. Hình 1: , Hình 2: 
 Hình 3: , Hình 4: 
* Bài 2:
- Nêu đề bài
- 1 HS nêu
- Rút gọn phân số là gì?
- Tìm phân số bằng phân số đã cho có tử và mẫu bé hơn
- Phân số tối giản có đặc điểm gì?
- Không chia hết cho số nào.
- Muốn rút gọn 1 phân số chúng ta làm như thế nào?
- Muốn rút gọn 1 phân số ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho cùng một số khác 0.
- HS lên bảng làm
- 5 HS, lớp nhận xét 
- GV nhận xét
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét kết quả, chốt đúng
a. và 
Mẫu số chung là 2
- Lưu ý: Nếu mẫu số này chia hết cho mẫu số kia thì khi quy đồng mẫu số hai phân số ta lấy mẫu số chung là mẫu số lớn.
b. và 
Mẫu số chung là 36
giữ nguyên 
c. ; và 
* Bài 4:
- 1 HS đọc
- HS đọc đề bài
- 1 HS tự làm bài vào vở
Để điền dấu cho đúng chúg ta phải làm gì?
- So sánh 2 phân số
- Em hãy nêu cách thực hiện phân số?
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số
- So sánh 2 phân số cùng tử số, quy đồng mẫu số hoặc tử số để so sánh
- Có thể so sánh bằng cách khác nhau, so sánh qua đơn vị, so sánh phần bù với đơn vị, so sánh các phần trơn với đơn vị, so sánh qua phân số truy giảm
- Yêu cầu HS tự giải thích cần quan sát kỹ phân số xem có gì đặc biệt trước khi so sánh nào cao, hiệu quả nhanh, chính xác.
- HS chú ý nghe
* Bài 5:
- 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS phân tích đề
- Lớp chú ý nghe, nhận xét 
- Trên tia số từ vạch 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau?
- 6 phần bằng nhau
- Hãy viết các phân số và thành các phân số có mẫu số là 6
 ; 
Trên tia số vạch ở giữa vạch và tương ứng với số nào?
- Tương ứng với số hay 
Vậy phân số thích hợp để viết vạch vào giữa và là phân số nào?
- Là phân số hay 
- HS làm vào vở
- GV nhận xét chốt đúng
3. Phần kết luân.
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài
 Khoa học 
Tiết 56: sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu:
Viết sơ đồ chu trỡnh sinh sản của cụn trựng.
II. Chuẩn bị 
- Hình 114, 115 SGK
III. Các hoạt động dạy học 
* KTBC:
- Kể tên một số côn trùng ?
* Bài mới:	
1. Giới thiệu bài: Sự sinh sản của côn trùng
2. Phát triển bài.
a) Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh
- Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải
- Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, trang 114 - SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu nhộng và bướm
- Thảo luận các câu hỏi
+ Bướm thường đẻ trừng vào mặt trên hay dưới của lá rau cải ?
+ ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ?
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu ?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Chú thích các hình
- Đại diện nhóm báo cáo 
+ Hình 1: Trứng
+ Hình 2: 2a, 2b, 2c: sâu
+ Hình 3: Nhộng
+ Hình 4: Bướm
+ Hình 5: Bướm cải (đẻ trứng vào lá rau cải, cải bắp, súp lơ)
Kết luận: Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau
b) Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: 
- So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu kỳ sinh sản của ruồi và gián.
- Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng 
- Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo chỉ dẫn trong SGK
- Thư ký ghi két quả thảo luận
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Giáo viên chữa bài
So sánh chu kỳ sinh sản
Ruồi
Gián
- Giống nhau
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra giòi (ấu trùng), giòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi.
- Đẻ trứng
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian
- Nơi đẻ trứng
- Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật...
- Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
- Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo
- Phun thuốc diệt gián
* Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng
	 - 4 HS đọc ghi nhớ 
3. Kết luận:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc