Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 20

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 20

TẬP ĐỌC

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó.

2. Kĩ năng: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật

3. Thái độ:- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

-KNS: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm.

III. Thiết bị - ĐDDH:

+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK

 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

III. Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

“Người công dân số Một ”(tt)

Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài

Giáo viên nhận xét cho điểm.

 

doc 46 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013
TẬP ĐỌC
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc trôi chảy, đọc đúng các từ ngữ khó.
2. Kĩ năng: - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật
3. Thái độ:- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước 
-KNS: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm.
III. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV: - Tranh minh hoạ trong SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
“Người công dân số Một ”(tt)
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’
“Thái sư Trần Thủ Độ”
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
10’
12’
8’
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  tha cho”
Đoạn 2: “ Một lần khác  thưởng cho”.
Đoạn 3 : Còn lại 
Hướng dẫn học sinh luyện đọc cho những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác: từ ngữ có âm tr, r, s, có thanh hỏi, thanh ngã.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải 
Giáo viên cần đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
+ Cách cư xử này của Trần Thủ Độ có ý gì ?
- GV giúp HS giải nghĩa từ : kiệu , quân hiệu, thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao ?
- GV giúp HS giải nghĩa từ : xã tắc, thượng phụ, chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu xằng 
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào ? 
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
* GV chốt: Trần Thủ Độ là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước 
vHoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, giọng đọc thể hiện sự trân trọng, đề cao
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
- HS đọc đoạn 1
- Ong đã đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác 
- Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước 
- HS đọc lại đoạn văn 
- HS luyện đọc từ khó và thi đọc diễn cảm
- HS đọc đoạn 2
-  không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa
- HS đọc lại đoạn văn theo sự phân vai 
- HS đọc đoạn 3
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
- Ông cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước 
- HS đọc lại đoạn văn theo sự phân vai
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh nêu.
4. Củng cố - dặn dò:4’
Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét 
Chuẩn bị: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Giúp học sinh vận dụng kiến thức để tính chu vi hình tròn . 2. Kĩ năng:- Rèn học sinh kỹ năng tính chu vi hình tròn nhanh, chính xác 
3. Thái độ:- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
- KNS: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. 
III. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ 
“ Chu vi hình tròn “
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’:“Luyện tập “.
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
30’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, bút đàm. 
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt.
C = r x 2 x 3,14
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt lại cách tìm bán kính khi biết C (dựa vào cách tìm thành phần chưa biết).
C = r x 2 x 3,14
( 1 ) r x 2 x 3,14 = 12,56
Tìm r?
Cách tìm đường kính khi biết C.
( 2 ) d x 3,14 = 12,56
Bài 3:
Giáo viên chốt : 
C = d x 3,14
Lưu ý bánh xe lăn 1 vòng ® đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS các thao tác :
+ Tính chu vi hình tròn 
+ Tính nửa chu vi hình tròn 
+ Xác định chu vi của hình H : là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính . Từ đó tính chu vi hình H
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Học sinh giải.
Sửa bài – Nêu công thức tìm bán kính và đường kính khi biết chu vi.
r = C : 3,14 : 2
d = C : 3,14
 Học sinh đọc đề.
Tóm tắt.
Giải – sửa bài.
Nêu công thức tìm C biết d.
Học sinh đọc đề – làm bài.
Sửa bài.
- HS nêu hướng giải bài 
- HS lên bảng giải 
- Cả lớp làm vở và nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Ôn lại các qui tắc công thức hình tròn
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
Chuẩn bị: “Diện tích hình tròn”.
Nhận xét tiết học
 IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
CHÍNH TẢ
CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Viết đúng chính tả bài thơ “Cánh cam lạc mẹ.”
2. Kĩ năng: 	- Luyện viết đúng các trường hợp chính tả dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
- KNS: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
III. Thiết bị - ĐDDH: 
+ GV: Bút dạ và giấy khổ to phô tô phóng to nội dung bài tập 2.
+ HS: SGK, vở.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại bài tập 2.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’ Tiết học hôm nay các con sẽ nghe viết đúng chính tả bài “Cánh cam lạc mẹ” và làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu r/d/gi âm chính o, ô.
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Phương pháp: Thực hành.
Giáo viên đọc một lượt toàn bài chính tả, thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần thanh học sinh địa phương thường viết sai.
Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết.
Giáo viên câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
vHoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phương pháp: Luyện tập.
Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên nhắc học sinh lưu ý đến yêu cầu của đề bài cần dựa vào nội dung của các từ ngữ đứng trước và đứng sau tiếng có chữ các con còn thiếu để xác định tiếng chưa hoàn chỉnh là tiếng gì?
Giáo viên dán 4 tờ giấy to lên bảng yêu cầu đại diện 4 nhóm lên thi đua tiếp sức.
Giáo viên nhận xét, tính điểm cho các nhóm, nhóm nào điền xong trước được nhiều điểm nhóm đó thắng cuộc.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh theo dõi lắng nghe.
Học sinh viết bài chính tả.
Học sinh soát lại bài – từng cặp học sinh soát lỗi cho nhau.
Hoạt động nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh các nhóm lần lượt lên bảng tiếp sức nhau điền tiếng vào chỗ trống.
VD: Thứ từ các tiếng điền vào:
a. giữa dòng – rò – ra – duy – gi – ra – giấy – giận – gi.
b. đông – khô – hốc – gõ – lò – trong – hồi – một.
Cả lớp nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:4’
Làm lại bài tập 2. Thi đua tìm từ láy bắt đầu bằng âm r, d, gi.
Chuẩn bị: “Trí dũng song toàn”
Nhận xét tiết học. 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh 
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Tự hào và có ý thức sống và làm việc theo nếp sống mới 
- KNS: Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng trả lời câu hỏi.
III. Thiết bị - ĐDDH: 
+ GV : Sách báo, truyện về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc.
+ HS : SGK 
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’“ Chiếc đồng hồ “
Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’ Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mình được nghe, được đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phươn ...  mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’ Châu Á (tt)”
3.2. Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
10’
10’
3. Cư dân châu Á
v	Hoạt động 1: (làm việc nhóm đôi)
Phương pháp: Thảo luận nhóm, nghiên cứu bản số liệu 
 * Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS :
+ Hãy so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác ?
+ Em có nhận xét gì về dân số của châu Á ?
- GV chốt : Châu Á có số dân rất đông , cần phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân 
 * Bước 2 : 
- GV nêu vấn đề :
+ Người dân châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc gì ?
+ Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở đâu ?
Kết luận : Châu Á có số dân đông nhất thế giời . Phần lớn dân cư châu Á da vàng , họ sống tập trung đông đúc ở đồng bằng châu thổ .
4. Hoạt động kinh tế 
v	Hoạt động 2: ( làm việc theo nhóm)
Phương pháp : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình 
 * Bước 1 : 
 * Bước 2 : + Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân châu Á là gì ?
+ Hãy nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á 
* Bước 3 :
+ Hãy tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ 
* Bước 4 :
- GV có thể bổ sung thêm một số hoạt động khác : trồng cây công nghiệp như chè, cà phê ,  hoặc chăn nuôi và chế biến thủy sản , hải sản , 
Kết luận : Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì , thịt , trứng , sữa . Một số nước phát triển ngành công nghiệp : khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô , 
5. Khu vực Đông Nam Á 
v	Hoạt động 3: 
Phương pháp: Quan sát , thảo luận , thuyết trình 
 * Bước 1 : 
-Lưu ý : Khu vực Đông Nam Á có xích đạo chạy qua
+ Khí hậu ở châu Á có gì đặc biệt ? 
+ Loại rừng chủ yếu ở châu Á là gì ?
 * Bước 2 : 
- GV yêu cầu HS nhận xét về địa hình của châu Á 
- GV nhận xét và bổ sung 
 * Bước 3 :
- Yêu cầu HS liên hệ với các hoạt động sản xuất và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của VN
- GV giới thiệu Xin-ga-polà nước có kinh tế phát triển 
Kết luận : Khu vực Động Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm . Người dân trồng nhiều lúa gạo , cây công nghiệp, khai thác khoáng sản 
Hoạt động nhóm đôi , lớp.
+ Làm việc với hình 4 và với các câu hỏi trong SGK :
+ So sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác 
- HS nêu
-  đông nhất thế giới
- HS đọc mục 3 / SGK
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc, kết hợp quan sát hình 4 để thấy rõ màu da , cách ăn mặc
- HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á
-Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp 
- Nông nghiệp
- trồng bông , trồng lúa mì , lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ , sản xuất ô tô 
- HS hoạt động nhóm 4 với hình 5
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
+ HS quan sát hình 5, sử dụng chú giải để nhận biết các kí hiệu về các hoạt động sản xuất 
+ HS đọc tên các kí hiệu được ghi trên lược đồ 
Hoạt động cá nhân lớp.
- HS sử dụng H3 ờ bài 17 và H5 ở bài 18 để xác định lại vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á 
- Nóng 
- Rừng rậm nhiệt đới 
- núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển 
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Chuẩn bị: “Các nước láng giềng của Việt Nam” 
Nhận xét tiết học.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu: 
Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (QHT).
Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
Có ý thức sử dụng đúng các quan hệ từ trong câu ghép khi nói, viết.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
GV: Viết sẵn 3 câu ghép tìm được trong đoạn văn ở bài tập 1 (phần nhận xét) – mỗi câu viết trên 1 băng giấy. 2 câu văn trong bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Yêu cầu HS làm lại bài tập 1, 2, 3 trong tiết LTVC trước (MRVT: Công dân)
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: 1’ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Bài tập 1:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
Yêu cầu HS xác định các câu ghép trong đoạn văn.
Yêu càu HS nêu các câu ghép.
GV chốt lại ý đúng. Đoạn trích có 3 câu ghép – GV dán lên bảng 3 câu ghép đã viết sẵn.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập2.
Yêu cầu HS tự xác định các vế của mỗi câu ghép, khoanh tròn vào các từ và các dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
Mời HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép.
GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS nhắc lại các cách nối các vế câu ghép.
Yêu cầu HS xác định các vế trong câu ghép được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
GV bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Bài tập 1: 
Gọi HS đọc nội dung bài tập 1.
GV lưu ý HS 3 yêu cầu của bài tập: Tìm câu ghép. Xác định các vế câu trong từng câu ghép. Tìm cặp QHT trong từng câu ghép.
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. Cặp QHT trong câu là: nếu  thì 
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV hỏi: Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là hai câu nào ? 
Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
Dán lên bảng tờ phiếu ghi 2 câu văn bị lược bớt từ lên bảng, mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược .
GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tâp 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS làm bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi để tìm các câu ghép có trong đoạn văn.
- HS lần lượt nêu.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- 3 HS lên bảng xác định.
Câu 1: , anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượy mình / thì cửa phòng lại mở,/ một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối,/ đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc..
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- 1 HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
Câu 1: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng QHT thì. Vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp (giữa vế có dấu phẩy)
Câu 2: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp QHT tuy  nhưng
Câu 3: Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp (giữa hai vế có dấu phẩy).
Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng cách nào? 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp, làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS phát biểu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược bỏ.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS đọc thầm nội dung bài tập, tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống, viết vào bảng con.
4. Củng cố – dặn dò: 4’
Nhận xét tiết học. 
Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỸ THUẬT
CHĂM SÓC GÀ
I. Mục tiêu. Học sinh cần phải :
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
- Hình ảnh minh hoạ SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hỏi nội dung bài trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài : Chăm sóc gà.
3.2 Dạy bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
a. Hoạt động 1 :
- Nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ.
b. Hoạt động 2 : 
* Cách cho gà ăn.
- Đặt câu hỏi thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
* Cách cho gà uống.
- Nêu câu hỏi thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
c. Hoạt động 3 :
- Cho học sinh làm bài tập câu hỏi gợi ý SGK.
- Nhận xét, kết luận.
- Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Đọc mục 1 SGK.
- Tóm tắt lại nội dung bài.
- Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
- Đọc mục 2a SGK.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc mục 2b.
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Đánh giá kết quả học tập.
- Thảo luận cặp đôi.
- Phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò: 4’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc