Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 21

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 21

Tuần 21

Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013

TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.

2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật

3. Thái độ: - Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài

-KNS: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm.

II. Thiết bị - đồ dùng dạy học:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.

+ HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Bài cũ: 4’“Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ”

- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK

- Giáo viên nhận xét, cho điểm.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.
2. Kĩ năng: 	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật 
3. Thái độ: 	- Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài 
-KNS: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ: 4’“Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ”
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 1’
 “Trí dũng song toàn ”.
3.2 Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
10’
10’
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu ra lẽ”.
Đoạn 2: “Tiếp theo Liễu Thăng”.
Đoạn 3: “Tiếp theo ám hại ông “
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh: trí dũng song toàn , thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng , đồng trụ 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau:
“Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. //” Ô / này” // Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ// 
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
- đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình , từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước góp giỗ Liễu Thăng
- Vì dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán , Tống , Nguyên đều thảm bại trên sông Bach Đằng để đối lại 
- Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
4. Củng cố- dặn dò: 4’
Cho học sinh chia nhóm thảo luận tìm nội dung chính của bài.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm ”.
Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC
TIẾNG RAO ĐÊM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện hơi chậm, trầm buồn phù hợp với tình huống mỗi đoạn đọc đúng tự nhiên tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu 
3. Thái độ: 	
- Hiểu các từ ngữ trong truyện, hiểu nội dung truyện: ca ngợi hoạt động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- KNS: Rèn kĩ năng đọc trơn, đọc diễn cảm.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ: 4’“Trí dũng song toàn”
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 1’“Tiếng rao đêm”.
3.2 Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
12’
8’
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu não nuột”.
Đoạn 2: “Tiếp theo mịt mù”.
Đoạn 3: “Tiếp theo chân gỗ”.
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm tr, r, s.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào?
Em hãy đặt câu với từ buồn não nuột?
Chuyện gì bất ngờ xảy ra vào lúc nữa đêm?
Đám cháy được miêu tả như thế nào?
Em hãy gạch dưới những chi tiết miêu tả đám cháy.
Giáo viên chốt lại “tôi”, tác giả vào những buổi đêm khuya tĩnh mịch thường nghe tiếng rao đêm của người bán bánh giò, tiếng rao nghe buồn não nuột.
Và trong một đêm bất ngờ có đám cháy xảy ra, ngôi nhà bốc lửa khói bụi mịt mù, tiếng kêu cứu thảm thiết và chuyện gì đã xảy ra tiếp theo sau đó, cô mời các bạn theo dõi phần sau.
Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượng về nhân vật như thế nào?
-Nêu nội dung của bài.
vHoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau:
“Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. //” Ô / này” // Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ//.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
1 học sinh đọc từ chú giải học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
Vào các đêm khuya tỉnh mịch.
Buồn não nuột.
Dự kiến: Tiếng rao đêm nghe buồn não nuột.
Lời rao nghe buồn não nuột.
Một đám cháy bất ngờ bốc lửa lên cao.
Học sinh gạch chân các từ ngữ miêu tả đám cháy.
Dự kiến: Ngôi nhà bốc lửa phừng phực, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Sự xuất hiện bất ngờ của đám cháy, người đã phóng ra đường tay ôm khư khư cái bọc bị cây đỗ xuống tường, người ta cấp cứu cho người đàn ông, phát hiện anh là thương binh, chiếc xe đạp, những chiếc bánh giò tung toé, anh là người bán bánh giò.
Học sinh phát biểu tự do.
Dự kiến: Mỗi công dân cần có ý thức cứu người, giúp đỡ người bị nạn.
Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia dình thoát nạn.
4. Củng cố- dặn dò:4’
Cho học sinh chia nhóm thảo luận tìm nội dung chính của bài.
Chuẩn bị: “Lập làng giữ biển”.
Nhận xét tiết học 
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2013
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết lập chương trình cho một trong các hoạt động của liên đội hoặc một hoạt động trường dự kiến tổ chức.
2. Kĩ năng: 	
- Chương trình đã lập phải nêu rõ: Mục đích hoạt hoạt động, liệt kê các việc cần làm(việc gì làm trước, việc gì làm sau) giúp người đọc, người thực hiện hình dung được nội dung và tiến trình hoạt động.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
- KNS: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng viết văn.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn phần chính của bản chương trình hoạt động. Giấy khổ to để học sinh lập chương trình.
+ HS: 
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ: 4’ Lập chương trình hoạt động.
Nội dung kiểm tra.
Giáo viên kiểm tra học sinh làm lại bài tập 3.
Em hãy liệt kê các công việc của một hoạt động tập thể.
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 1’Lập một chương trình hoạt động (tt).
 Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập một chương trình hoạt động hoàn chỉnh.
3.2 Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý: đây là một đề bài mở, gồm không chỉ 5 hoạt động theo đề mục đả nêu và các em có thể chọn lập chương trình cho một trong các hoạt động tập thể trên.
Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ để tìm chọn cho mình hoạt động để lập chương trình.
Cho học sinh cả lớp mỡ sách giáo khoa đọc lại phần gợi ý.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của chương trình hoạt động.
v	Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình.
Phương pháp: 
Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng cặp lập chương trình hoạt động vào vở.
Giáo viên phát giấy khổ to gọi khoảng 4 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?
Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?
Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không?
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Suy nghĩ và hoạt động để lập chương trình.
Học sinh tiếp nối nhau nói nhanh tên hoạt động em chọn để lập chương trình.
Cả lớp đọc thầm phần gợi ý.
1 học sinh đọc to cho cả lớp cùng ng ... n để tìm câu trả lời cho tưng câu.
+Hiệp định là văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan kí.
+Hiệp thương:.
-là Hiệp định Pháp phải kí với ta
- Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh
- Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập, tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta.
- HS lần lượt trình bày, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
-HS làm việc theo nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến và ghi phiếu học tập của nhóm.
-thay chân Pháp xâm lược MN VN
- Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài
- Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế Quốc Mĩ và tay sai.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến
-Các HS khác theo dõi, bổ sung.
4.Củng cố, dặn dò: 4'
- Nhận xét tiết học.
-Dặn HS:Về nhà học thuộc học bài, tìm hiẻu về phong cách" Đồng khởi" của nhân dân Bến Tre.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Kể tên và nêu công dụng cảu một số loại chất đốt.
2. Kĩ năng: 	
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: - SGK. bảng thi đua.
- Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
1.Kiểm tra bài cũ :4' 
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 1’
3.2 Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
15’
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt ( Tiết 1)
Phương pháp: Đàm thoại.
 Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 86 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm , lớp.
Mỗi nhóm chủan bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
4. Củng cố - dặn dò:4’
GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết được Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công truyền thống.
Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này.
Tình hữu nghị đoàn kết với các nước láng giềng.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học: 
Bản đồ Các nước châu Á.
Bản đồ Tự nhiên châu Á.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
1.Kiểm tra bài cũ :4' Châu Á”
Hãy cho biết đặc điểm dân cư châu Á.
Nêu đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Nam Á.
GV nhận xét, ghi điể
3. Bài mới: 
3.1 Giới thiệu bài: 1’“Các nước láng giềng của Việt Nam”
3.2 Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
vHoạt động 1: (7 – 8’)Tìm hiểu về Cam-pu-chia
GV yêu cầu HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 để nhận xét:
Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp với những nước nào?
Đọc tên thủ đô của Cam-pu-chia.
Yêu cầu đọc SGK để nhận biết về địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này.
Yêu cầu HS trình bày.
 Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản. Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng lòng chảo.
v	Hoạt động 2: ( 8 – 10’ ) Tìm hiểu về Lào
Yêu cầu HS làm việc tương tự như khi tìm hiểu về Cam-pu-chia.
Yêu cầu HS quan sát ảnh trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào.
GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa.
Kết luận: Lào và Cam-pu-chia có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
v	Hoạt động 3: (12 – 15’) Tìm hiểu về Trung Quốc
Yêu cầu HS quan sát hình 5 bài 18, cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á, đọc tên thủ đô của Trung Quốc.
Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm 4 tìm hiểu về dân số và kinh tế của Trung Quốc.
Yêu cầu HS trình bày.
GV giới thiệu thêm: Trung Quốc có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau LB. Nga và Ca-na-đa) và có số dân đông nhất thế giới, trung bình cứ 5 người dân trên trế giới thì có một là người Trung Quốc.(Nếu so sánh với Việt Nam, diện tích Trung Quốc lớn gấp gần 30 lần diện tích nước ta, dân số chỉ gấp 16 lần – điều đó cho thấy mật độ dân số nước ta rất cao). Trung Quốc hiện nay có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
GV cho cả lớp quan sát hình 3 và giới thiệu về Vạn lí Trường Thành: Đó là một di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là điạ điểm du lịch nổi tiếng. 
Yêu cầu HS kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết. 
- HS làm việc theo cặp, quan sát hình để tìm hiểu vị trí địa lí của Cam-pu-chia và đọc tên thủ đô của nước này.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS tự tìm hiểu các thông tin về nước Lào và trình bày trước lớp.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS quan sát, trao đổi theo cặp tìm hiểu về vị trí và thủ đô của Trung Quốc.
- HS làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS kể theo hiểu biết.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
4. Củng cố - dặn dò: (4’)
Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
Dặn HS học bài, tìm hiểu thêm về các nước láng giềng của Việt Nam.
Nhận xét tiết học.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỸ THUẬT
VỆ SINH PHÒNG DỊCH BỆNH CHO GÀ
I. Mục tiêu. Học sinh cần phải :
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
-Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bênh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Thiết bị - đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
1. Ổn định.1’
2. Kiểm tra bài cũ.4’
- Hỏi nội dung bài trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài : 1’
3.2 Dạy bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
b. Hoạt động 1 : 
- Giúp học sinh hiểu thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Nhận xét, chốt lại.
c. Hoạt động 2 : 
- Nêu câu hỏi để học sinh nêu tên các công việc chăm sóc gà.
d. Hoạt động 3 :
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận.
- Nghe, nhắc lại.
- Tìm hiểu mục đích. Tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Đọc mục 2 SGK.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Đánh giá kết quả học tập.
- Phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.4’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
IV. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc