Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 5

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 5

TẬP ĐỌC

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu:

- Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.

- Ý chính: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

- Rèn kĩ năng sống: Rèn kĩ năng đọc, nói thành câu cho học sinh

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Ý chính: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
- Rèn kĩ năng sống: Rèn kĩ năng đọc, nói thành câu cho học sinh
II. Đồ dùng – TBDH:
- Đọc và tìm hiểu bài. 
- Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ: Bài ca về trái đất 4’
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Bài thơ muốn nói với em điều gì? 
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét.
3.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
12’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 12’
- Hoạt động lớp, cá nhân .
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn, chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Học sinh lắng nghe .
- Chia 2 đoạn.
- Sửa lỗi đọc cho học sinh.
- Lần lượt 6 học sinh .
- Dự kiến: “tr - s”
- HS gạch dưới từ có âm tr – s.
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài.
- Lần lượt học sinh đọc từ câu.
10’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - 10’
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh đọc đoạn 1.
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt.
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động.
+ Dễ gần gũi .
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật.
Ÿ Giáo viên chốt lại .
- Nêu ý đoạn 1?
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc.
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2.
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả .
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân.
Ÿ Giáo viên chốt: 
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc.
+ Lời nói: tôi  anh, Ăn mặc.
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị. 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2.
Nêu nội dung của bài?
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam.
- Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước.
8’
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. 8’
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Rèn đọc diễn cảm.
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn.
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”.
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn.
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài.
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm.
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác.
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất .
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy).
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò – 2
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”.
- Nhận xét tiết học .
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.
KHOA HỌC
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG ” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu:
Học sinh sưu tầm, xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày được những thông tin đó. 
Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện. 
- Rèn kĩ năng sống: Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí. 
II. Đồ dùng – TBDH:
- Các hình trong SGK trang 19 
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. Các hoạt động: 
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì. 4’
- HS trả lời câu hỏi.
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài. 1’
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin .
- Hoạt động nhóm, lớp .
+ Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ .
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp lại và trưng bày.
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá. 
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia.
- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
+ Bước 2: Các nhóm làm việc .
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin.
* Hút thuốc lá có hại gì? 
1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư 
 3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh.
Ÿ Giáo viên chốt: Thuốc lá còn gây ô nhiễm môi trường.
 Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét và bổ sung.
* Uống rượu, bia có hại gì? 
1. Rượu, bia là chất gây nghiện. 
2. Có hại sức khỏe cho người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp 
Ÿ Giáo viên chốt: Uống bia cũng có hại như uống rượu. Lượng cồn vào cơ thể khi đó sẽ lớn hơn so với lượng cồn vào cơ thể khi uống ít rượu. 
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến người xung quanh, hay gây lộn, vi phạm pháp luật
Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét và bổ sung.
* Sử dụng ma túy có hại gì? 
Ÿ Giáo viên chốt: 
- Rượu, bia, thuốc lá, ma túy đều là chất gây nghiện. Sử dụng và buôn bán ma túy là phạm pháp. 
- Các chất gây nghiện đều gây hại cho sức khỏe người sử dụng, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làm mất trật tự xã hội.
1. Ma túy chỉ dùng thử 1 lần đã nghiện.
2. Có hại cho sức khỏe người nghiện hút: sức khỏe bị hủy hoại, mất khả năng lao động, tổn hại thần kinh, dùng chung bơm tiêm có thể bị HIV, viêm gan B ® quá liều sẽ chết. 
3. Có hại đến nhân cách người nghiện: ăn cắp, cướp của, giết người.
4. Tốn tiền, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tội phạm gia tăng.
 Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét và bổ sung.
15’
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi” 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân, nhóm .
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn .
- Giáo viên đề nghị mỗi nhóm cử 1 bạn vào ban giám khảo và 3-5 bạn tham gia chơi, các bạn còn lại là quan sát viên. 
- Học sinh tham gia sưu tầm thông tin nào thì không được bốc thăm ở thông tin đó.
+ Bước 2: 
- Giáo viên và ban giám khảo cho điểm độc lập sau đó cộng vào và lấy điểm trung bình. 
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi. 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Nói “Không!” chất gây nghiện (tt). 
- Nhận xét tiết học .
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.
ĐẠO ĐỨC
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết được trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
Học sinh biết xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân .
Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành người có ích cho xã hội. 
- Rèn kĩ năng sống: Giáo dục đức tính kiên trì trong mọi công việc.
II. Đồ dùng – TBDH:
- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.
- Học sinh: SGK .
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’
- Nêu ghi nhớ .
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài .1’
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng . 
- Cung cấp thêm những thông tin về Trần Bảo Đồng .
- Đọc thầm thông tin về Trần Bảo Đồng (SGK).
- 2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
- Nêu yêu cầu về thảo luận nhóm qua các câu hỏi sau:
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trả lời câu hỏi .
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ? 
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì .
- Lớp cho ý kiến.
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?
Ÿ Giáo viên chốt lại: Từ tấm gương Trần Bảo ... c ta là một bộ phận của Biển Đông .
12’
* Hoạt động 2: Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Hoạt động cá nhân, lớp .
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau:
- Học sinh đọc SGK và làm vào phiếu .
Đặc điểm của biển nước ta.
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất (tích cực, tiêu cực)
Nước không bao giờ đóng băng.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống .
+ Sửa chữa và hoàn thiện câu trả lời.
- Học sinh trình bày trước lớp.
+ Mở rộng: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên .
- Nghe và lặp lại.
10’
* Hoạt động 3: Vai trò của biển.
- Hoạt động nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày .
- Học sinh khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý : Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát .
4.
Củng cố - dặn dò: 4’
- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được.
+ Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó.
- Chuẩn bị: “Đất và rừng”.
Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học .
Chuyển tiết.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.	
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu: 
Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo những đề đã cho. 
Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết.
Rèn kĩ năng sống: Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo. 
II. Đồ dùng – TBDH:
- Thầy: Bảng phụ ghi các đề kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, sửa chung trước lớp - Phấn màu .
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’- LT báo cáo thống kê.
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Học sinh đọc bảng thống kê .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài .1’
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
12’
* Hoạt động 1: Nhận xét bài làm của lớp 
- Hoạt động lớp . 
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp. 
- Đọc lại đề bài.
+ Ưu điểm: Xác định đúng đề, kiểu bài, bố cục hợp lý, ý rõ ràng diễn đạt mạch lạc.
 - Theo dõi nhận xét của GV.
+ Thiếu sót: Viết câu dài, chưa biết dùng dấu ngắt câu. Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
18’
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi của bản thân trong bài viết. 
- Giáo viên trả bài cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
- Học sinh đọc lời nhận xét của thầy cô, học sinh tự sử lỗi sai. Tự xác định lỗi sai về mặt nào (chính tả, câu, từ, diễn đạt, ý)
- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em.
- Lần lượt học sinh đọc lên câu văn, đoạn văn đã sửa xong .
Ÿ Giáo viên nhận xét .
- Lớp nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa lỗi chung.
- Học sinh theo dõi câu văn sai hoặc đoạn văn sai.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai.
- Xác định sai về mặt nào.
- Một số HS lên bảng lần lựơt từng đôi .
- YC Học sinh đọc lên câu văn đã sửa.
- GV sửa sai.
- Cả lớp nhận xét.
4
Củng cố- dặn dò:4’
- Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay.
- Học sinh trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo cho cả lớp nghe.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ.
Lắng nghe, thực hiện.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn .
- Nhận xét tiết học .
Chuyển tiết.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.
TOÁN
MILIMÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. 
- Nắm được bảng đơn vị đo diện tích - Tên gọi, ký hiệu, thứ tự các đơn vị trong bảng, mối quan hệ giữa các đơn vị kế tiếp nhau.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
- Rèn kĩ năng sống: Rèn học sinh đổi nhanh, chính xác. 
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán. Vận dụng được những điều đã học vào thực tế. 
II. Đồ dùng – TBDH:
- Thầy: Phấn màu - Bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số ,
- Trò: Vở bài tập - Bảng đơn vị đo diện tích - ký hiệu - tên gọi - mối quan hệ
- Hình vuông có 100 ô vuông.	 
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’ Dam2, hm2 (4’)
- Học sinh nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề. Vận dụng làm bài tập.
- 2 học sinh .
- HS sửa bài 2, 4 / 28, 29 (SGK).
Thảo – Thanh An
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm.
- Lớp nhận xét.
3.Bài mới: Milimét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích.
a. Giới thiệu bài: 1’
b. Dạy bài mới.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
7’
* Hoạt động 1: Hình thành đơn vị đo mm2
- Hướng dẫn học sinh nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. 
- Hoạt động cá nhân.
1- Giới thiệu đơn vịđo diện tích milimét vuông:
- Học sinh nêu lên những đơn vị đo diện tích đã học.
cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
milimét vuông
a) Hình thành biểu tượng milimét vuông . inhHin
- Milimét vuông là gì?
-  diện tích hình vuông có cạnh là 1 milimét .
GV theo dõi và hướng dẫn.
- Học sinh tự ghi cách viết tắt: 
- milimét vuông viết tắt là mm2
- Hãy nêu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Học sinh giới thiệu mối quan hệ giữa cm2 và mm2. 
- Các nhóm thao tác trên bìa cứng hình vuông 1cm. 
- Đại diện trình bày mối quan hệ giữa cm2 - mm2 và mm2 - cm2. 
Ÿ Giáo viên chốt lại : 1cm2 = 100mm2 
 1mm2 = cm2
- Dán kết quả lên bảng.
7’
* Hoạt động 2: - Thực hành thực tế.
- Hoạt động cá nhân .
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời điền bảng đã kẻ sẵn. 
1 dam2 = ? m2 
1 m2 = mấy phần dam2 
- Học sinh hình thành bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Gọi 2 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại. 
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
-Mỗi đơn vị đo diện tích kém mấy lần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Học sinh nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích. 
6’
* Hoạt động 3:
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc đề .
- Học sinh làm bài .
Ÿ Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Học sinh sửa bài (đổi vở) .
10’
* Hoạt động 4: 
- Hoạt động nhóm, bàn.
Ÿ Bài 2:
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng .
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đổi .
5 cm2 = 50000 mm2
12 m2 9 dm2 = 1209 dm2
2010 m2 = 20 dam2 10 m2
GV nhận xét, sửa sai.
- Học sinh làm bài .
- Học sinh sửa bài (đổi vở) 
4.
Củng cố - dặn dò:4’
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau. 
- Chuẩn bị: Luyện tập .
Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
Chuyển tiết.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.
Kĩ thuật 
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
- Biết đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .
- Biết giữ gìn vệ sinh , an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống .
- Yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
*GV có thể tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu các dụng cụ nấu ăn ở bếp ăn cụ thể của trường (nếu có).
II. Đồ dùng – TBDH:
- Một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình .
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường .
- Một số loại phiếu học tập .
III. Các hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: 1’
 2. Bài cũ : 4’	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
 a) Giới thiệu bài : 1’
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Dạy bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun , nấu , ăn uống thông thường trong gia đình .
- Đặt câu hỏi gợi ý để HS kể tên các dụng cụ thường dùng để đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
- Ghi tên các dụng cụ lên bảng theo từng nhóm .
- Nhận xét , nhắc lại tên các dụng cụ .
Hoạt động lớp .
15’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm , cách sử dụng , bảo quản một số dụng cụ đun , nấu , ăn uống trong gia đình .
- Sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm đọc SGK , thảo luận , ghi kết quả vào phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
 4. Củng cố- Dặn dò :4’ 
- GV dùng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
 - Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS sưu tầm tranh , ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn hàng ngày để học tốt bài sau .
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc