Giáo án Tống hợp khối 4 - Trường TH Yên Giang - Tuần 28

Giáo án Tống hợp khối 4 - Trường TH Yên Giang - Tuần 28

I – Muc tiêu

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loắt bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, của cả bài; nhận biết được một số chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật tự sự trong văn bản tự sự.

 - Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm người ta là hoa đất.

II.- Đồ dùng dạy học

 - GV: Phiếu Thăm ghi tên các bài tập đọc

 - HS: VBT TV 4

III - Các hoạt động dạy hoc và chủ yếu

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tống hợp khối 4 - Trường TH Yên Giang - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc
Ôn tập(Tiết 1)
I – Muc tiêu
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loắt bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, của cả bài; nhận biết được một số chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật tự sự trong văn bản tự sự.
 - Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm người ta là hoa đất. 
II.- Đồ dùng dạy học 
 - GV: Phiếu Thăm ghi tên các bài tập đọc
 - HS: VBT TV 4
III - Các hoạt động dạy hoc và chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nhắc lại tên bài học trước. Đọc một đoạn trong bài
- GV nhận xét
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Kiểm tra đọc và HTL ( 1/3 học sinh của lớp)
 - Học sinh lên bốc thăm, chuẩn bị và đọc theo thứ tự trong sổ điểm
 - Giáo viên đặt câu hỏi từng hiểu nội dung sau mỗi lượt đọc
b) Hướng dẫn hs làm bài tập
*. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm: “ Người ta là hoa đất”
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Giáo viên HD cách thực hiện.
 - Học sinh làm vào vở bài tập.
 - Gọi học sinh nêu kết quả giáo viên nhận xét sửa sai. 
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị ôn về 3 kiểu câu đã học.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS bốc thăm bài đọc, đọc bài
- Hs trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc
- HS lắng nghe, ghi nhớ, làm bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Toán
Luyện tập chung
I.- Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của HCN, hình thoi. 
- Tính được diện tích của hình vuông, HCN, hình bình hành, hình thoi.
II - Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK
 - HS: VBT T4
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: 
- Học sinh nêu lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông , HCN
- Giáo viên nhận xét đánh giá
II. Dạy học bài mới 
Giới thiệu bài: 
Bài mới: Luyện tập , thực hành 
Bài 1 
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh và làm bài cá nhân vào vở.
 - GV chữa bài chữa bài.
KL: Củng cố kĩ năng nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học .
Bài 2 
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Học sinh làm bài cá nhân theo yêu cầu của bài tập
 - Học sinh, giáo viên thống nhất kết quả.
Bài 3 
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Học sinh thảo luận nhóm 2 làm bài tập
 - Gọi 1 học sinh K, G lên bảng làm bài
 - Học sinh nhận xét kết quả trên bảng, giáo viên chữa bài
KL: Củng cố kĩ năng vận dụng các công thức tính diện tích một số hình đã học vào giải toán.
III. Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh về nhà ôn bài
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm và nêu miệng kết quả
- 3 HS tiếp nối trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, sửa chữa
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận làm bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Chính tả 
ôn tập(Tiết 2)
A - Mục đích yêu cầu 
 - Nghe viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
 - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học 
B – Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK
 - HS: VBT TV 4
C - Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài
Bài mới: HDHS ôn tập
Bài 1: 
- Học sinh đọc YC của bài tập 
- Chúng ta đã học những kiểu câu nào?
- Y/C học sinh làm vào vở bài tập. 
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- GV nêu YC – HDHS lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì , tác dụng của từng câu .
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày. 
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng 
KL: Củng cố kĩ năng xác định các kiểu câu kể đã học 
Bài 3: 
- Gọi HS nêu YC
- Giáo viên nhắc học sinh phân biệt các câu ghép đã viết về bác sĩ Ly.
- Yêu cầu Hs tự làm bài
- Học sinh đọc đoạn văn trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét ,sửa sai.
KL:Củng cố kĩ năng viết một đoạn văn .
 III - Củng cố dặn dò .
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh về nhà học bài. 
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu
- 3 kiểu: Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì?
- HS làm bài
- HS nêu kết quả bài làm
- HS láng nghe, sửa sai
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận, trình bày
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh viết đoạn văn vào vở. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Khoa học
Ôn tập vật chất và năng lượng
A. Mục tiêu 
 Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm và nước, không khí, âm thanh; tranh ảnh sưu tầm về nước, âm thanh như cốc, túi ni lông.
- HS: SGK, tranh ảnh
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm trabài cũ
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
- GV nhận xét
III- Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Bài mới
a HĐ1: Trả lời các câu hỏi ôn tập
B1: Cho HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 110 – 111
 - Nước ở thể lỏng có mùi, vị không ?có nhìn bằng mắt thường không? Có hình dạng nhất định không ?
 - Nước ở thể khí có mùi, vị không ? có thể nhìn thấy bằng mắt thường không ? Có hình dạng nhất định không ?
 - Nước ở thể rắn mùi, vị không ? có thể nhìn thấy bằng mắt thường không ? Có hình dạng nhất định không ?
 - Cho HS vẽ sơ đồ bài 2 và điền từ thích hợp
- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng
B2: GV nhận xét và chữa bài chung
b HĐ2: Trò chơi đố bạn chứng minh được...
* Cách tiến hành : chia 3 đội chơi
 - Giáo viên ra câu đố
 - Các đội giành quyền trả lời
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn tập để giờ sau học tiếp.
- Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh phát biểu
 - Nước ở thể lỏng trong suốt, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
 - Nước ở thể khí không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định
 - Nước ở thể rắn trong suốt, không mùi, không vị, có hình dạng nhất định
 - Học sinh nhận xét và bổ sung
 - Học sinh vẽ vào vở và điền theo thứ tự
Nước ở thể rắn ( nóng chảy ) -> nước ở thể lỏng ( bay hơi ) -> hơi nước ( ngưng tụ ) -> nước ở thể lỏng ( đông đặc ) -> thể rắn.
- Học sinh cử ban giám khảo
 - Các đội thi giành quyền trả lời
- Hs lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán 
Giới thiệu về tỉ số
A- Mục tiêu:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại. 
B- Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, SGK.
- HS: SGK
C - Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh nêu lại cách tính chu vi, diện tích của hình vuông , HCN
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài: 
Bài mới
a) Giới thiệu tỉ số 5:7 và 7:5 
 - GV nêu ví dụ (sgk )
 - GV hướng dẫn hs vễ sơ đồ bài toán.
 - GV giới thiệu: Tỉ số của xe tải và số xe khách là 5:7 hay 5/7, Đọc là năm chia bảy hay năm phần bảy.
 - Tỉ số này cho biết số xe tải bằng 5/7 số xe khách.
 - Gọi HS đọc lại.
* Giới thiệu tỉ số của số xe khách và số xe tải (Tương tự như trên )
b) Giới thiệu tỉ số a:b (b khác 0)
 - GV treo bảng phụ đã kể sẵn nội dung , gv hỏi :Số thứ nhất là 5 , số thứ hai là 7 .hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu ?( ...là 5:7 hay 5/7)
 - GV hỏi tương tự với 3 và 6
 ? Số thứ nhất là a, số thứ hai là b. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu ?(a:b hay a/b)
c) Luyện tập , thực hành
Bài 1 
 - GV yêu cầu HS tự đọc đề và làm bài.
 - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý. 
 Bài 3 
 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm trong sgk. 
 - GV hướng dẫn HS làm bài.
 - 1 HS K, G lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT, GV giúp đỡ HS TB 
III. Củng cố , dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về nhà ôn bài.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe đánh giá
- HS nghe và nêu lại bài toán
- HS chú ý theo dõi
- 3 HS đọc lại tỉ số của xe tải và số xe khách, nêu ý nghĩa thực tiễn của tỉ số này 
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS đọc đề, làm bài
- HS đọc bài làm. Lắng nghe, nhận xét.
- HS đọc bài
- HS chú ý lắng nghe cách làm
- HS làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
Địa lí
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng Duyên hải miền trung
A.Mục tiêu 
- Biết người kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải Miền Trung.
Trình bày được một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, chế biến thủy sản
B. Đồ dùng dạy học 
- Gv : Bản đồ việt nam ,lược đồ ĐBDHMT ; tranh ảnh như SGK ,các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở duyên hải miền trung ;bảng phụ ghi các câu hỏi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS lên bảng đọc tên các ĐBDHMT và chỉ trên lược đồ .
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của ĐBDHMT 
- Gv nhận xét
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài mới.
2. Bài mới
- HS theo dõi 
-1-2 HS thực hiện 
- 1-2 Hs nhắc lại ghi nhớ trong SGK .
Hoạt động 1
Dân cư tập trung khá đông đúc
-GV giới thiệu:ĐBDHMT tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuân lượi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc .
-Yêu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư ở Việt nam và so sánh :
1. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với vùng núi Trường sơn.
2.So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở ĐBBB và ĐBNB.
- Yêu cru Hs trả lời 2 câu hỏi trên .Sau đó GV tổng kết :Dân cư ở vùng ĐBDHMT khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc ,thị xã ,thành phố .
-Yêu cru Hs đọc sách để biết :Người dân ở ĐBDHMT là người dân tộc nào ?
-GV giới thiệu :Người dân ở ĐB DHMT chủ yếu là người Kinh,NGười Chăm và một số dân tộc ít người khác sống bên nhau hoà thuận .
-Yêu cầu Hs làm việc cặp đôi :quan sát hình 1&2 ,nhận xét trang phục của người phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh.
-Yêu cầu HS trả lời 
-GV nhấn mạnh :Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc .TUy nhiên ,hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất ,người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài.
-HS lắng nghe .
-HS quan sát và nhận xét .
1.Số người ở vùng ven biển miền Trung nhiều hơn so vơI vùng núi Trường Sơn.
2. Số người ở vùng ven biển miền TRung ít hơn ở vùng ĐBBB và ĐBNB .
-HS trả lời ,các HS lkhác bổ sung nhận xét .
-HS đọc sách ,1-2 HS trả lời .
-HS lắng nghe.
-Các HS lần lượt nói với nhau về đặc điểm trang phục của người Chăm và người KInh.
+ Người Chăm : Mặc váy dài ,có đai thắt ngang và kăn choàng đầu .
+ Người KInh: Mặc áo dàI cao cổ .
- Đại diện 2 HS lên bảng chỉ vào hình và nói đặc điểm của mỗi dân tộc.
Luyện từ và câu
 ôn tập(Tiết 3)
A- mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loắt bài tập đọc; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, của cả bài; nhận biết được một số chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật tự sự trong văn bản tự sự.
- Nghe viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
B - Đồ dùng dạy học:
- GV: Thăm ghi tên các bài tập đọc.
- HS: SGK, vở chính tả
 C - các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
HĐ1: Kiểm tra lấy điểm đọc.
(Tiến hành tương tự như tiết 1)
HĐ2: Nêu tên và nội dung chính các bài tập đọc thuộc chủ điểm: vẻ đẹp muôn màu.
 - Y/C HS thảo luận theo nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
 - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh .
 - Gọi nhóm học sinh trả lời về nội dung bài thơ, bài tập đọc 
 - Giáo viên - Học sinh nhận xét chữa bài.
HĐ3: Nghe - viết:
 - Giáo viên đọc bài thơ học sinh theo dõi sgk
 - Giáo viên nêu câu hỏi về nội dung bài thơ 
 - Học sinh gấp sgk nghe giáo viên đọc và viết vào vở .
 - Giáo viên đọc - Học sinh soát bài .
 - Thu vở chấm và nhận xét.
III. Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét tiết học .
 - Dặn học sinh về nhà học bài. 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện các yêu cầu như tiết 1
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe, sửa sai
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ đọc thầm bài thơ.
- Hs trả lời.
- HS viết bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
Toán
 Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
A. Mục tiêu:
 - Biết cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS tìm tỉ số của 5 và 9; ngược lại
- GV nhận xét
II – Dạy bài mới
Giới thiệu bài.
Bài mới
HĐI: Hình thành kiến thức mới về :Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
a. Bài toán 1:
 - Giáo viên nêu bài toán hdhs tìm hiểu đề.
 - vẽ sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt.
 - Hướng dẫn cách giải theo các bước:
 + Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5.
 + Tìm giá trị của một phần 96 : 8 =12.
 + Tìm số bé - Tìm số lớn.
 - Học sinh có thể làm gộp các bước 2 và 3.
- Gọi HS nêu lại các bước.
b. Bài toán 2: hướng dẫn tương tự.
HĐ2: Thực hành:
 Bài1 
- Gọi HS đọc đề, phân tích đề bài
- Gọi HS nêu lại các bước làm bài. GV nhắc lại.
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nêu kết quả, nhận xét bài
- Giáo viên, học sinh chữa bài .
III. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về nhà học bài .
- HS trả lời: 5/9; 9/5
- HS lắng nghe
- HS chú ý quan sát cách làm
- HS nêu lại các bước.
- Học sinh làm quen với việc phân tích đề. 
- Học sinh làm cá nhân nêu kết quả.
- HS nhận xét bài
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Lịch sử
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
A. Mục tiêu 
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thang Long diệt Chúa Trịnh(1786)
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mở đầu cho việc thống nhất đất nước
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra : 
- Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII
- Gv nhận xét
II- Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Bài mới
+ HĐ1: Hoàn cảnh
- Giáo viên treo lược đồ
- Trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
+ HĐ2: Diễn biến 
- GV kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
* Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
* Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét và bổ xung
- Cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn quân Tây Sơn
- Nhận xét và bổ xung
+ HĐ3: ý nghĩa
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
- ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Giáo viên kết luận
III. Củng cố, dặn dò
- Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV nhận xét tiết học
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh theo dõi và quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc sách giáo khoa
- Chúa Trịnh đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hãi lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi chốn
- Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Chúa Trịnh bỏ chạy bị dân bắt chói nộp cho quân Tây Sơn
- Học sinh chia nhóm phân vai và tập đóng vai.
- Học sinh nêu ( SGK trang 60 )
Kể chuyện 
ôn tập
I - Mục tiêu:
- Nắm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã họ trong 3 chủ điểm
- Biết lựa chọn những từ ngữ thích hợptheo chủ điểm đã học để tạo các cụm từ rõ ý.
II - Đồ dùng dạy học 
 GV: 3 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2, VBT TV 4 
 HS: VBT TV 4
III - Các hoạt động dạy học 
1 - Bài cũ: 
2 - Bài mới : Giới thiệu bài : ( GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học )
HĐ1 :Nghe , viết chính tả 
 - GV đọc đoạn văn hoa giáy, HS theo dõi SGK. 
 - HS đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc các em chú ý trình bày đọc văn, những từ ngữ mình dễ viết sai. 
 - Nội dung đoạn văn nới lên điều gì ?Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy )
 - GV đọc từng câu hoặc bộ ngắn trong câu cho hs viết 
 - Đọc cho hs soát bài , thu 7 bài để chấm 
 - HS còn lại đổi chéo bài soát lỗi. 
 - GV nhận xét bài viết. 
HĐ2 :Đặt câu 
 - HS đọc thầm bài tập 2
 - BT2 a yc đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào ?(Ai thế nào )
 - BT2b yc đặt câu tương ứng với kiểu câu kể nào ?(Ai là gì )
 - BT2c yc đặt câu tương ứng với kiểu câu kể nào đã học ?(Ai là gì)
 - HS làm vào VBT , gv phát phiếu cho 3 hs , mỗi hs làm theo 1 yc 
 - 3 HS làm trên phiếu dán kq lên bảng, HS dưới lớp nhận xét, GV chốt kq đúng
3/ Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học, yc hs về nhà làm lại vào vở BT2. 
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
Toán 
Luyện tập
A. Mục đích yêu cầu .
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại các bước giải bài toán khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét
II. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài 
Bài mới: Hướng dẫn thực hành 
 a) Bài 1
 - 1HS nêu yc của bài, cả lớp đọc thầm yc bài 
 - HS nêu cách làm 
 -1HS lên bảng vẽ sơ đồ,1HS TB lên giải, GV giúp đỡ HS chưa hiểu bài. 
 -Cả lớp cùng vẽ sơ đồ và giải 
 - Chữa bài 
 b) Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ trống 
 - Giáo viên gợi ý mẫu 1 lần 
 - Học sinh làm cá nhân 
 - Chữa bài.
 c) Bài 3
 - HS đọc YC của bài 
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm 
 -1hs K, G lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập, GV giúp đỡ HS TB.
 -Thống nhất kết quả
KL:Củng cố kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
III. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn học sinh về nhà học bài
- Hs nêu lại các bước tính
- Lắng nghe
.
Khoa học
Ôn tập vật chất và năng lượng( Tiếp theo )
A. Mục tiêu 
Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về ánh sáng, nhiệt như : đèn, nhiệt kế....
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra bài cũ
II- Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Bài mới
+ HĐ1: Trả lời các câu hỏi ôn tập
* Cách tiến hành
B1: Cho HS trả lời câu hỏi 4, 5, 6 trang 111
 - Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt
 - Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách
B2: Giáo viên chữa chung cho cả lớp
+ HĐ2: Trò chơi đố ban chứng minh được
* Cách tiến hành
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - Cử ban giám khảo 
 - Giáo viên đưa ra câu đố để các đội giành quyền trả lời
III. Củng cố, dặn dò
- Đánh giá và nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học
 - Hát 
- Học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập
- Học sinh tự nêu
 - ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách
- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia
- Lớp chia thành 3 nhóm và cử ban giám khảo
 - Các nhóm thi giành quyền trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc