Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học số 3 Xuân Quang - Tuần 14

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học số 3 Xuân Quang - Tuần 14

I. Mục tiêu:

 Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm . Đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khoẻ mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Xác định được cần phải dũng cảm can đảm trong cuộc sống.

Tự nhận thức được bản thân cần phải can đảm và dũng cảm trong cuộc sống.

Thể hiện được sự dũng cảm trong các tình huống sảy ra.

II. Các hoạt động dạy học.

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học số 3 Xuân Quang - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
tuần 14
Chào cờ
Tập đọc
 Chú đất nung
I. Mục tiêu:
 Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài .Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm . Đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm , muốn trở thành người khoẻ mạnh , làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Xác định được cần phải dũng cảm can đảm trong cuộc sống.
Tự nhận thức được bản thân cần phải can đảm và dũng cảm trong cuộc sống.
Thể hiện được sự dũng cảm trong các tình huống sảy ra.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 học sinh nối tiếp đọc bài: Văn hay chữ tốt.
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi học sinh đọc bài.
- Bài chia 3 đoạn:
+ Đ1: Tết trung thu chăn trâu.
+ Đ2: Cu Chắt .... lọ thuỷ tinh.
+ Đ3: Còn mình....hết.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
* Tìm hiểu nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 trao đổi bài.
- Cu Chắt có những đồ chơi nào?
- Những đồ của cu Chắt có gì khác nhau?
- 1 HS đọc cả bài
- Học sinh nối tiếp đọc bài (3 lượt). Kết hợp luyện đọc và phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm
- Nhóm đọc trước lớp.
- 1 học sinh đọc bài, lớp đọc thầm.
- Chàng kị sỹ cưỡi ngựa tía, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
- Đồ chơi được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp, chú bé Đất làm bằng đất sét. 
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Đoạn 1 ý nói gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
- Cu Chắt để đồ chơi ở đâu? Họ làm quen thế nào?
- ý đoạn 2 là gì?
- Gọi học sinh đọc đoạn 3 của bài.
- Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chú bé đi đâu và gặp chuyện gì?
- Vì sao chú bé đất muốn trở thành đất nung?
*Em đã dũng cảm trong cuộc sống chưa? Em hãy kể một tình huống mà em đã dũng cảm như tự nhận lỗi khi mình làm sai...
* Đọc diễn cảm.
- 3 học sinh đọc từng đoạn.
- Học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Giới thiệu đồ chơi của cu Chắt.
- Cậu cất đồ chơi vào cái tráp hỏng họ làm quen với nhau nhưng cu Đất làm bẩn áo của chàng kị sỹ và họ không được chơi với nhau nữa.
- Cuộc làm quen giữa cu Đất và 2 người bột.
- Vì chơi 1 mình chú thấy buồn và nhớ quê.
- Học sinh nối tiếp nêu.
- Vì muốn được xông pha làm việc có ích.
* Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh nối tiếp trình bày
- Lớp theo dõi phát hiện giọng đọc.
- Đọc phân vai nhóm 4.
- 3 nhóm đọc bài.
- Gọi học sinh nêu nội dung câu chuyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích dám nung mình trong lửa đỏ.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
toán
Chia một tổng cho một số
I. Mục tiêu:
 - Biết chia một tổng chia cho một số
 -Bước đầu vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 học sinh làm bảng: 456kg + 789kg = 425g x 145 =
 879g - 478g = 465 m x 123 =
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(i). So sánh giá trị của biểu thức rút ra kết luận.
- Giáo viên ghi biểu thức: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- Gọi 2 học sinh tính giá trị của biểu thức.
- Em có nhận xét gì về giá trị của 2 biểu thức.
- Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng gì?
- Khi thực hiện chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
* Luyện tập.
Bài 1: Mục tiêu nắm được cách chia một tổng cho 1 số theo 2 cách.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm bảng con.
- Phần b: 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm nháp.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Bài 2: Mục tiêu tính bằng 2 cách theo mẫu.
- Học sinh đọc đầu bài và mẫu.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm bài vào vở.
(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- 2 giá trị bằng nhau ta có thể viết.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Dạng một tổng chia một số.
- Học sinh rút ra tính chất.
- Vài học sinh nhắc lại.
a. (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
(15+35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
(80 + 4) : 4 = 84 : 4 = 21
(80 + 4) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21
b. 18 :6 + 24 : 6 = 7 
18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
18 : 6 + 24 : 6 = 7
18 : 6 + 24 : 6 = 42 : 6 = 7
60 : 3 + 9 :3 = 20 + 3 = 23
60 : 3 + 9 :3 = (60 + 9) : 3 =23
a. (27 - 18) : 3 = 9 - 6 = 3
(27 - 18) : 3 = 27 : 3 - 18 : 3 
 = 9 - 6 = 3
b. (64 - 32) : 8 = 32 : 8 = 4
(64 - 32) : 8 = 64 : 8 - 32 : 8 = 8 - 4 = 4
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 3:
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Tóm tắt
32 h/s, 1 nhóm: 4 em.
28 h/s, 1 nhóm: 4 em.
Tất cả: nhóm?
Bài giải
Số học sinh của cả 2 lớp 4A và 4B là:
 32 + 28 = 60 (h/s).
Số nhóm học sinh của cả 2 lớp là:
60 : 4 = 15 (nhóm).
 Đáp số: 15 nhóm
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét chung ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
chính tả
 Chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn chiếc áo búp bê.
- Làm đúng bài tập phân biệt chữ: s/x. Tìm đúng nhiều tính từ có âm s/x hoặc bài tập do GV biên soạn.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 học sinh lên bảng viết: Lỏng lẻo, nóng nảy, nôn nao, lung linh.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi học sinh đọc doạn văn (Tr 135).
- Bạn nhỏ khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào?
- Học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên cho học sinh viết bài.
- Thu 10 - 12 bà chấm nhận xét.
- 2 học sinh đọc bài.
- Chiếc áo rất đẹp: Cổ áo, tà loe, mép áo, nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
- Phong phanh, xa tanh, leo ra hạt cườm, đính dọc.
- Học sinh viết xong đổi vởi soát bài.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Luyện bài tập.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 2 dãy chơi trò chơi tiếp sức.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn điền hoàn chỉnh.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- 1 học sinh đọc bài.
- Xinh xinh, trog xóm, xúm xit, màu xanh, ngôi sao, khẩu súng, sờ, xinh nhỉ.
- 2 học sinh dọc bài.
- Tìm tính từ; 
S: Siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng.
X: Xanh, xấu, xanh biếc, xanh non.
3. Củng cố, dặn dò:
* Chúng ta cần bảo vệ đồ chơi như thế nào? 
- Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
Khoa học
Một số cách làm sạh nước
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình và địa phương dã áp dụng.
- Biết được sự cần thiết phải đun nước sôi khi uống.
- Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình và địa phương.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Những nguyên nhân nào làm ô nhiêm nguồn nước.
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người?
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Biết cách làm sạch nước bằng cách thông thường.
Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
Cách tiến hành
- Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?
- Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả gì?
- Có mấy cách làm sạch nước?
* Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản.
Cách tiến hành
Tác dụng của nước lọc.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh lọc nước bằng các thí nghiệm và dụng cụ đơn giản.
- Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?
- Nước sau khi lọc đã uống được chưa? vì sao?
- Khi tiến hành lọc nước đơn giản ta cần những gì?
* Hoạt động 3: 
Mục tiêu:Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
Cách tiến hành.
Sự cần thiết phải đun nước sôi trước khi uống.
- Vì sao phải đun nước sôi trước khi uống?
- Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước em phải làm gì?
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết.
- Dùng bể đựng cát sỏi.
- Dùng bình lọc, phèn chua, đun sôi.
- Lọc như vậy làm nước trong hơn, loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh cho người.
- Có 3 cách: Lọc bằng giấy lọc, khử trùng và đun sôi.
- Trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.
- Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất nhưng vẫn còn các vi khuẩn..
- Lọc đơn giản ta cần than bột, cát sỏi vì than có tác dụng khử mùi va màu nước.
- Phải đun nước sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ và loại bỏ các chất độc.
- Chúng ta phải giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình, không để nước sạch bẩn lẫn nhau.
- 1 - 2 học sinh dọc bài.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Muốn bảo vệ nguồn nước chúng ta cần phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
 Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010.
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi "Đua ngựa"
I. Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu học sinh thuộc thứ tự động tác và thực hiện tương đối đúng.
- Trò chơi "Đua ngựa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II.Địa điểm và phương tiện.
- Tại sân trường vệ sinh sạch sẽ
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
nội dung
phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 - 2 phút.
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân sau đó đi chậm hít thở.
2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a. Bài thể dục phát triển chung: 12 - 14'
L1: Giáo viên hô chậm, rõ ràng cho học sinh tập.
a.Trò chơi vận động "Đua ngựa": 6-8 phút.
- Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi. 
L2: Giáo viên tập chậm từng nhịp sửa những động tác sai cho học sinh.
L3 - 4: Cán sự lớp hô cả lớp tập theo.
▲
x x x
x x x
x x x
x x x
x x x x x
x x x x x ▲
x x x x x
nội dung
phương pháp lên lớp 
3. Phần kết thúc: 4 - 5 phút.
- Đứng tại chỗ làm động tác gập thả lỏng.
- Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
 ... uôi có nhiều ở ĐBBB?
- Vì sao ở đây nuôi nhiều gà, vịt, lợn?
- Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài mấy tháng?
- Thời tiết mùa đông thích hợp việc trồng những loại cây gì?
- Nêu một số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi?
- Gọi học sinh đọc phần bài học.
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Vì ĐBBB có đất phù xa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trông lúa nước.
- Làm đất -> gieo mạ -> nhổ mạ -> cây lúa -> chăm sóc lúa -> gặt -> tuốt -> phơi
- Công việc rất vất vả qua nhiều công đoạn.
- Trồng lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá.
- Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm ngô, khoai, sắn
- Mùa đông thường kéo dài 3 - 4 tháng.
- Thời tiết ở đay phù hợp với việc trồng rau xứ lạnh: Su hào, cải bắp, cà rốt..
- Phủ kín ruộng mạ.
- Sưởi ấm cho gia cầm
- Vài học sinh đọc bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhạn xét ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh kể được những vệc lên làm và không lên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
* Kĩ năng đánh giá, bình luận về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
II. Đồ dùng.
- Sơ đồ dây chuyền cung cấp nước sạch cho nhà máy.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Tại sao chúng ta cần phải đun nước sôi trước khi uống?
- Nước bị ô nhiễm gây ra tác hại gì?
 2. Dạy bài mới
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: 
Mục tiêu học sinh biết được những việc lên nàm và những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
- G/v tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Em hãy mô tả những việc làm mà em nhìn thấy trong hình vẽ?
- Theo em việc đó nên hay không nên làm?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- Thảo luận nhóm 4.
H1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước (nên làm).
H2:Vẽ 2 người đổ rác bẩn xuống ao (K0 nên làm).
H3: Vẽ 1 sọt đựng rác thải (nên làm).
H4: Vẽ 1 gia đình làm vệ sinh quanh giếng
H5: Vẽ các chú công nhân đang xây hệ thống thoát nước.
- Học sinh nối tiếp TG hình.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 2:
Mục tiêu:Nêu được những việc làm để bảo vệ nguồn nước 
Cách tiến hành
Liên hệ
- Các em sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?
* Hoạt động 3: Cuộc thi tuyên truyền giỏi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ tranh và lời bình cho tranh.
- Các nhóm trình bày và giới thiệu sản phẩm của mình.
- Giáo viên tuyên dương nhóm có ý tưởng hay.
- Em thường xuyên quét dọn sân giếng.
- Đi đường gặp vỏ thuốc sâu em đem chôn.
- Không vứt rác xuống sông suối.
- Không được phá làm hư hại đến đường ống dẫn nước.
- Học sinh thảo luận nhóm (mỗi nhó cử 1 bạn làm giáo khảo).
- Ban giám khảo nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
 Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Âm nhạc: 
Tiết 14: Ôn ba bài hát đã học – nghe nhạc.
- Khăn quàng thắm mãi vai em.
 - Trên ngựa ta phi nhanh.
 - Cò lả.
I, Mục tiêu:
- Hs hát đúng cao độ, trường độ ba bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm.
- Hs hăng hía tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát, mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp.
II, Chuẩn bị:
- Băng nhạc các bài hát, máy nghe.
- Nhạc cụ gõ.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Phần mở đầu:
- Gv nêu yêu cầu của tiết học.
2, Phần hoạt động:
2.1, Nội dung 1: ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Gv tổ chức cho hs ôn lời bài hát, ôn động tác biểu diễn.
2.2, Nội dung 2: Ôn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
- Ôn bài hát kết hợp biểu diễn.
2.3, Nội dung 3: Ôn tập bài hát Cò lả.
- Ôn tập bài hát, hát theo hình thức xướng và xô.
2.4, Nghe nhạc:
- Gv mở băng cho hs nghe nhạc bài Ru em ( dân ca Xơ-đăng).
3, Phần kết thúc:
- Hát kết hợp biểu diễn một bài.
- Hs hát ôn kết hợp ôn lại các động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Hs hát ôn kết hợp ôn lại các động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Hs hát ôn và ghi nhớ hình thức hát xướng và hát xô.
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
 - Hiểu đợc cấu tạo của bài văn miêu tả gồm: Các kiểu bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài và kết bài.
- Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh chân thực và sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh lên bảng viết câu văn miêu tả vật mình quan sát được.
- Thế nào là văn miêu tả?
2. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhận xét:
- Gọi học sinh đọc đoạn văn, chú giải
- Bài văn tả cái gì?
- Tìm phần mở bài và cho biết phần mở bài nói về cái gì?
- Phần kết bài cho biết điều gì?
- Các phần mở bài và kết bài đó giống với cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Phần thân bài tả cái cối theo thứ tự nào?
- Khi tả một đồ vật ta cần chú ý những gì?
Ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Luỵện tập.
- Gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu.
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- Gọi học sinh đọc những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ viết thêm phần mở bài, kết bài cho đọn văn
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
- 2 học sinh đọc bài.
- Bài văn miêu tả cái cối xay gạo bằng tre.
- Phần mở bài: Cái cối xinh xinh ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống (giới thiệu cái cối).
- Cái cối xay.. bước chân anh đi (tình cảm của bạn nhỏ đối với đồ dùng trong nhà).
- Mở bài trực tiếp, mở bài mở rộng trong văn kể chuyện.
- Tả từng bộ phận lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phàn chính đến phần phụ.
- Ta phải tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện những tình cảm của mình với đồ vật ấy.
- 2 học sinh dọc bài - Lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn văn, 1 học sinh đọc câu hỏi.
- Anh chàng trống.... phòng bảo vệ.
- Bộ phận: Mình trống, ngang lưng, trống.
- Vài học sinh nối tiếp đọc bài.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh suy nghĩ và làm bài.
- Học sinh đọc bài.
- Giáo viên cùng học sinh theo dõi và chọn ra bạn có cách mở bài - kết bài hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi viết bài văn miêu tả ta phải chú ý điều gì?
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
toán
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
- áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài tón có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 học sinh lên bảng: 112 : (7 x 4) 630 : (6 x 7 x 3)
 945 : (7 x 5 x3) 500 : (2 x 5)
2. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. So sánh giá trị của biểu thức.
- Giáo viên ghi bảng: (9 x 15) : 3
 9 x (15 : 3)
 (9 : 3) x 15
- Yêu cầu 3 học sinh lên làm.
- Em có nhận xét gì về giá trị 3 biểu thức trên?
- Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng gì?
- Vậy muốn chia một tích cho một số ta làm thế nào?
* Luyện tập.
Bài 1: Mục tiêu biết áp dụng tính chất, tính được 2 cách.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh .
(9 x 15) : 3 = 135: 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- Lớp làm nháp.
- Giá trị 3 biểu thức bằng nhau.
- Dạng một tích chia cho một số.
- Học sinh rút ra tính chất.
- Gọi học sinh đọc lại tính chất nhiều lần.
a. 8 x 23 : 4 = 184 : 4 = 46
 (8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46
b. (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
 (24 : 6) x 15 = 4 x 15 = 60
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 2: Mục tiêu tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 1 học sinh lên bảng.
Bài 3: Mục tiêu biết tìm một phần mấy của một số.
- Học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1 học sinh tóm tắt - 1 học sinh giải.
- Lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
(25 x 6) : 9 = (36 :9)x 5 = 4 x 25 = 100
Tóm tắt.
5 tấm, 1 tấm: 30 m
Đã bán: số vải.
Bán được:..m?
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đã bán là:
 (30 x 5) : 5 = 30 (m).
 Đáp số: 30 m.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi vài học sinh nhắc lại quy tắc.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Học xong bài học sinh hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh.
- Học sinh phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
KNS:
+ Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo
+ Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô giáo
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Tại sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- 1 học sinh nêu phần kết luận chung.
2. Dạy bài mới.
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Sử lý tình huống (T20 - 21)
Mục tiêu:HS hiểu được công lao của các thầy giáo, cô giáo và phải kính trọng, yêu quý và biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Cách tiến hành
- Vân nghe tin cô Bình cô giáo dạy Vân từ lớp 1 bị ốm nặng Vân đã chạy ra sân rủ các bạn đến thăm cô.
- Em đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống trên sẽ làm gì khi nghe thấy Vân nói?
- Nếu em là học sinh lớp đó em sẽ làm gì? vì sao?
* Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy chúng em nhiều điều hay lẽ phải, do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2 (BT1- SGK)
Mục tiêu: HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm 2.
- Các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm BT3.
- Học sinh nêu yêu cầu các nhóm lên trình bày.
* Kết luận: Việc làm: a, b, d, đ, e, g thể hiện lòng biết ơn thầy co giáo cũ.
* Em đã làm những việc gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo?
- Học sinh quan sát tranh và nắng nghe.
- Học sinh nêu ý kiến tự mình lựa chọn cách ứng xử và nêu lí do.
- Học sinh nối tiếp nêu.
- 1 học sinh, cả lớp quan sát tranh.
- Học sinh cùng thảo luận và đưa ra lời nhận xét.
- Tranh 1, 2, 4 là tranh thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh nối tiếp kể
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung ý thức học tập của học sinh.
- Học bài và chuẩn bị bài học sau. 
Sinh hoạt lớp
Nhận xét hoạt động tuần 14
Kế hoạch hoạt động tuần 15

Tài liệu đính kèm:

  • docsua Tuan 14.doc