Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường Tiểu học Yên Giang - Tuần 8

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường Tiểu học Yên Giang - Tuần 8

A- Mục tiêu

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.

Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên

 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.

B- Đồ dùng dạy- học

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, vở bài tập

C- Các hoạt động dạy- học

 

doc 23 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường Tiểu học Yên Giang - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
A- Mục tiêu
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
B- Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ.
- HS: SGK, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Các bạn nhỏ sáng chế ra những gì?
- Phát minh đó thể hiện mơ ước gì?
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) Luyện đọc
 - Gọi HS khá đọc toàn bài
 - GV sửa lỗi phát âm, giọng đọc.
 - GV cùng HS chia đoạn bài thơ.
 - Gọi HS đọc bài
 - Treo bảng phụ
 - Hướng dẫn ngắt nhịp thơ
 - GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
 - Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 - Việc lặp lại ấy nói lên điều gì?
 - Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước gì?
 - GV giúp học sinh hiểu ý nghĩa các điều ước đó
 - Nhận xét về ước mơ của các bạn
 - Em thích ước mơ nào, vì sao?
 - Bản thân em có ước mơ gì?
 - Em làm gì để thực hiện ước mơ đó?
c) HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
 - GV hướng dẫn học sinh chọn đúng giọng đọc bài thơ và đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn thi đọc
 - Nhận xét
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa bài thơ
- Dặn học sinh đọc thuộc bài thơ. Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét. Lắng nghe
 - Nghe, mở SGK
 - Quan sát tranh minh hoạ
- 4 em nối tiếp đọc bài
 - Luyện đọc theo cặp
 - 2 em đọc cả bài
 - Luyện ngắt nhịp thơ
 - Nghe GV đọc
- HS đọc cá nhân, đọc thầm,TLCH
 - 2 em nêu 
 - Nhiều em đọc câu thơ. Lớp nhận xét
 - Ước muốn của các bạn rất tha thiết
 - KT1: Cây mau lớn; KT2: Trẻ em mau thành người lớn; KT3: Trái đất không còn mùa đông; KT4: Trái đất không còn bom đạn.
 - Nhiều em nêu nhận xét
 - Nhiều em suy nghĩ, phát biểu.
- Học sinh nêu ước mơ của mình
 - Tự liên hệ
- 4 học sinh nối tiếp đọc bài thơ
 - Luyện đọc diễn cảm
 - Mỗi tổ cử 1 em thi đọc 
 - Lớp nhận xét bình chọn bạn xuất sắc nhất
 - Vài em nêu ý nghĩa bài thơ
- HS nêu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Toán
 Bài 36: Luyện tập. 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : Giáo án, SGK 
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
c. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
II. Kiểm tra bài cũ
- Tiết học trước chúng ta học bài gì ?
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
- GV nhận xét việc làm bài ở nhà của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Bài mới : Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2 :
- Hãy nêu yêu cầu của bài học ?
- Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào?
- Gọi HS lên bảng thực hiện. Dưới lớp làm vào vở BT
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
- Gọi HS nêu cách giải.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 5 :
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
- Nếu : Chiều dài là a.
 Chiều rộng là b
 Chu vi là p
- Nêu công thức tính chu vi.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS lên làm bài
- Nhận xét, cho điểm.
III. Củng cố - dặn dò :
- Tổng kết tiết học 
- Học kỹ cách tính chu vi hình chữ nhật và chuẩn bị bài sau.
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 4 HS sinh lên bảng – Lớp làm vào vở.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
- Nêu yêu cầu của bài tập : Tìm x
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân với 2.
- P = ( a + b ) x 2
- Yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Chính tả ( nghe- viết)
Trung thu độc lập
 A- Mục tiêu
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng1 đoạn trong bài: “Trung thu độc lập.”
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếngbắt đầu bằng r/d/gi, ( hoặc có vần iên, yên, iêng ) điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa có sẵn.
B- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ chép bài 2a; Bảng lớp viết ND bài 3a, bảng gài, phiếu từ.
- SGK, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con các từ ngữ bắt đầu bằng ch/tr, hoặc các tiếng có chứa vần ươn/ ương.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới
a) HD nghe viết
 - GV đọc bài viết chính tả
 - Đọc từ khó
 - GV đọc chính tả từng cụm từ
 - GV đọc soát lỗi
 - Chấm 10 bài, nhận xét
b. Hướng dẫn bài tập chính tả
Bài tập 2
 - Chọn cho học sinh làm bài 2a
 - Treo bảng phụ
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
a) kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, làm gì, kiếm rơi, đã đánh dấu.
 - Nêu ND chuyện
Bài tập 3
 - GV chọn bài 3a. Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: tìm từ nhanh.
 - Treo bảng cài
III. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn học sinh ghi nhớ bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
 - Nghe, mở SGK
 - Theo dõi sách, 1 em đọc
 - HS luyện viết từ khó: Mười lăm năm, thác nước, bát ngát, phấp phới
 - HS viết bài vào vở
 - Đổi vở soát lỗi
 - Nghe, chữa lỗi
 - HS đọc yêu cầu
 - Quan sát ND bảng phụ
 - Đọc thầm, làm bài cá nhân
 - 1em đọc bài làm
 - Lớp nhận xét, bổ xung
 - 1 em đọc chuyện vui đã điền đúng
 - 2 em nêu ND chuyện
- HS đọc yêu cầu
 - Làm bài vào nháp
 - HS chơi thi tìm từ nhanh
 - Mỗi tổ cử 5 em chơi
 - Ghi từ tìm được vào phiếu
 - Từng em lên cài từ tìm được vào bảng cài
 - Nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Khoa học
Bài 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?
A. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể
 - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
 - Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người khó chịu, không bình thường
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Hình trang 32, 33-SGK
 - HS : SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện 
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
* Cách tiến hành:
- Cho HS thực hiện yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32-SGK
- HS sắp xếp hình trang 32 thành 3 câu chuyện
 - Luyện kể trong nhóm
 - Đại diện các nhóm lên kể
 - GV nhận xét và đặt câu hỏi liên hệ
 - GV kết luận như mục bạn cần biết - SGK
b) HĐ2: Trò chơi đóng vai:“Mẹ ơi con...sốt”
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường
*Hướng dẫn:
- Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
 - Đi học về, Hùng thấy người mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng thấy mẹ mải chăm em nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
- Các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống
Phân vai và hội ý lời thoại 
- HS lên đóng vai 
 - GV nhận xét và kết luận.
III. Củng cố, dặn dò
- Những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS quan sát SGK và thực hành
 - HS chia nhóm đôi
 - Học sinh luyện kể chuyện trong nhóm
 - Đại diện các nhóm lên kể
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh tự chọn các tình huống
 - Các nhóm thảo luận theo tình huống đưa ra lời thoại cho các vai
 - Một vài nhóm lên trình diễn
 - Nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán
Bài 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng 2 cách.
 - Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
B. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : Giáo án, SGK 
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
c. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập của lớp.
- GV nhận xét việc học ở nhà của HS.
III. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Bài mới
 a) Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
* Giới thiệu bài toán :
- GV chép bài toán lên bảng.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán.
* Cách 1 : 
+ Tìm 2 lần số bé :
- GV : Nếu bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé ?
=> Lúc đó ta còn lại 2 lần số bé.
+ Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số ?
+ Hãy tính 2 lần số bé.
+ Hãy tìm số bé ?
+ Hãy tìm số lớn ?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải, nêu cách tìm số bé.
* Cách 2 :
+ Hãy suy nghĩ cách tìm 2 lần số lớn.
GV : Gợi ý : Nếu thêm cho số bé 1 phần đúng bằng phần hơn của số lớn thì lúc này số bé như thế nào so với số lớn ?
+ Hãy tìm 2 lần số lớn ?
+ Hãy tìm số lớn ?
+ Hãy tìm số bé ?
- Yêu cầu HS trình bày bài vào vở và nêu cách tìm số lớn.
=> Vậy giải bài toán khi biết tổng và hiệu ta có thể giải bằng 2 cách : Khi làm có thể giải bài toàn bằng 1 trong 2 cách đó.
b) Luyện tập – Thực hành :
* Bài 1 : 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ?
- Nhận xét bài làm của bạn.
* Bài 2 :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ?
+ Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
* Bài 3 :
Cách tiến hành như bài 1 + 2.
- Nhận xét cho điểm.
* Bài 4 :
- Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu 2 số mình tìm được.
+ Một số khi cộng với 0 cho kết quả là gì ?
+ Một số trừ đi 0 cho kết quả là gì ?
 IV. Củng cố - dặn dò :
 - Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ?
- GV nhận xét tiết học
HS ghi đầu bài vào vở
- 2 HS đ ... i tập 3
 - GV nhấn mạnh yêu cầu
+ Chọn kể câu chuyện trong SGK
+ Chú ý làm nổi rõ trình tự thời gian
 - Gọi học sinh nêu tên chuyện định kể
 - Tổ chức thi kể
 - GV nhận xét
III. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học 
 - Yêu cầu học sinh ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
 - Nghe, mở SGK
- HS đọc yêu cầu đề bài
 - Học sinh xem lại bài làm tiết trước
 - Quan sát tranh
 - Đọc lại bài tập 2
 - Viết 4 câu mở đầu cho 4 đoạn
 - Nhiều em đọc bài viết
- Học sinh đọc yêu cầu
 - Trình tự thời gian
 - Thể hiện sự tiếp nối về thời gian
 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Nghe
 - Học sinh suy nghĩ, lựa chọn.
 - Chuẩn bị ND
 - Nhiều em nêu tên chuyện 
 - Thi kể theo tổ
 - Lớp nhận xét
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán
 Hai đường thẳng vuông góc.
A. Mục tiêu: Giúp học sinh 
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
 - Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không.
B. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : Giáo án, SGK + Ê ke
 - HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Hãy so sánh các góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông ?
II. Dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2)Bài mới :
a) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng
+ Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
+ Hình chữ nhật là là một hình như thế nào ? Nêu các góc vuông của hình chữ nhật ABCD.
- GV : Vừa kẻ vừa nêu : Kéo dài CD thành đường thẳng DM ; BC thành đường thng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
+ Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì ?
+ Các góc này có chung đỉnh nào ?
- Y/c 1H lên kiểm tra các góc bằng ê ke
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM ; ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( như SGK ).
- Y/c Hs lên kiểm tra 4 góc bằng ê ke và nêu nhận xét.
+ Ta thường dùng gì để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ?
b. Thực hành :
* Bài 1 :
- Y/c Hs dùng ê ke để kiểm tra 2 hình trong SGK và nêu kết quả.
* Bài 2 :
- Y/c Hs nêu các cạnh vuông góc với nhau còn lại.
- Nhận xét, cho điểm hs
* Bài 3 : 
- Y/c Hs nêu miệng, Gv ghi bảng.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 4 :
- Y/c 1 Hs lên bảng
- Nhận xét chữa bài.
III. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài tâp trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
2 Học sinh nêu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- Hs quan sát.
- Vẽ hình vào vở.
- Hình chữ nhật ABCD 
+ Hai chiều dài bằng nhau, hai chiều rộng bằng nhau và có 4 góc vuông (hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông A, B, C, D )
+ Là góc vuông.
- Có chung đỉnh C
- Học sinh lên bảng làm .
- Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
- Dùng ê ke.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
a) Hai đường thẳng IK và IH v/ góc với nhau .
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Hs vẽ hình chữ nhật ABCD vào vở và làm bài .
+ BC và CD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
- Hs đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Hs đọc yêu cầu của bài, rồi tự làm vào vở.
* Góc đỉnh N và P là góc vuông.
- AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
* Góc đỉnh N và P là góc vuông :
- PN và MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- PQ và PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
- Hs đọc đề bài, làm vào vở.
a) AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau.
 AD và CD là 1cặp cạnh v/ góc với nhau.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC ; Bc và CD.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
A- Mục tiêu
1.Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
2. Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
B- Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ. Bảng lớp ghi so sánh lời mở đầu một câu chuyện theo hai cách kể.
- HS: SGK, vở bài tập
C- Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- 1 em kể lại chuyện đã kể tiết trước
 - 1 em trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ?
- Gọi HS bổ sung.
- GV nhận xét.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: SGV(187)
2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài
Bài tập 1
 - GV gọi 1 học sinh giỏi làm mẫu
 - GV treo bảng phụ
 - GV nhận xét
Bài tập 2
 - GV hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu
 - Bài tập 1 các em đã kể theo trình tự nào? 
 - Bài tập 2 yêu cầu kể theo trình tự nào ?
 - Trong bài vừa học giới thiệu mấy cách phát triển câu chuyện ?
GV nhận xét
Bài tập 3
 - GV mở bảng lớp
 - Em hãy so sánh 2 cách kể có gì khác ?
III. Củng cố, dặn dò
 - Hãy nêu sự khác biệt giữa 2 cách kể chuyện vừa học?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nghe, mở SGK
- HS đọc yêu cầu 
 - 1 em làm mẫu 
 - 1 em đọc bảng phụ, lớp đọc thầm
 - Từng cặp học sinh suy nghĩ, tập kể theo trình tự thời gian.
 - 3 em thi kể trước lớp
 - HS đọc yêu cầu
 - Theo trình tự thời gian
 - Theo trình tự không gian
 - HS trả lời
 - Từng cặp học sinh tập kể theo trình tự không gian
 - 2 em thi kể.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
 - Lớp đọc thầm ND bảng
 - Đoạn 1: trình tự thời gian
 - Đoạn 2: trình tự không gian.
 - Về trình tự sắp xếp các sự việc,về từ ngữ nối hai đoạn.
- HS nêu.
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
A. Mục tiêu:
1) Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
2) Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
3) Thái độ: Có ý thức học tập tốt, biết vận dụng trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 3. Tranh, ảnh con tắc kè.
- Học sinh: Sách vở môn học.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 hs nhắc lại ghi nhớ bài trước.
- Gọi 2, 3 hs lên viết tên người, tên địa lý nước ngoài. 
- GV nxét và ghi điểm cho hs.
II. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2)Bài mới:
a) Tìm hiểu bài:
*Ví dụ:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi: 
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
GV kết luận chung: Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c và nội dung.
GV: Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc... kè. Người ta hay dùng nó làm thuốc.
+ Từ “lầu” chỉ cái gì?
+ Tắc kè có hoa có xây được “lầu” theo nghĩa trên không?
+ Từ “lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
GV: Tác giả gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ “lầu” là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
b) Phần ghi nhớ:
Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Nxét, tuyên dương hs.
c) Luyện tập:
Bài tập 1:
Gọi hs đọc y/c và nội dung bài.
- Y/c hs trao đổi và tìm lời nói trực tiếp.
- Gọi hs làm bài.
- Gọi hs nxét, chữa bài.
- GV nxét chung.
Bài tập 2:
Gọi hs đọc y/c của bài.
GV gợi ý: Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn hs có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?
Vậy: Không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng được.
Bài tập 3:
a) Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs làm bài.
- Nxét, chữa bài, kết luận lời giải đúng.
+ Tai sao từ “vôi vữa” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
b) Cách tiến hành tương tự.
III. Củng cố - dặn dò:
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm lại bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 1 Hs đọc ghi nhớ.
- 3 hs lên bảng viết.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 1 hs đọc y/c và nội dung.
- 2 hs ngồi cùng bàn đọc đoạn văn và trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Từ ngữ : “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Câu: “Tôi chỉ có một sự hám muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập... ai cũng được học hành”.
- Là lời của Bác Hồ.
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là:
+ Một từ hay cụm từ.
+ Một câu văn trọn vẹn hay đoạn văn.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Hs thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “Người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận”.
- Dấu ngoặc kép được dùng, phối hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời trực tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có một ham muốn... được học hành”.
Lắng nghe.
- 1 hs đọc to, cả lớp theo dõi.
Lắng nghe.
- Chỉ ngôi nhà tầng cao to, sang trọng đẹp đẽ.
- Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
- Từ “lầu” nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quý. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè.
Lắng nghe.
+ Bạn Minh là một “cây” toán ở lớp em.
- 1 hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi, thảo luận.
- 1 hs đọc bài làm của mình.
- Nxét, chữa bài.
+ “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”.
+ “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quýet nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa”.
- 1 hs đọc y/c, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Không phải những lời đối thoại trực tiếp.
- Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
- 1 hs đọc.
- 1 hs lên bảng làm bài.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
- Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng nó có ý nghĩa đặc biệt.
b) ... gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
- Hs nêu lại.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc