Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Đoàn Văn Tới

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Đoàn Văn Tới

I. Mục tiêu

 Giúp HS:

- Ôn tập về đọc, viết các số đến 100 000.

- Ôn tập viết tổng thành số.

- Ôn tập về chu vi của một hình.

- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV kẻ sẵn BT2

- HS: bảng con

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Đoàn Văn Tới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2008
Tiết 1: Chào cờ
Tiết2: 
Toán:
 Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Ôn tập về đọc, viết các số đến 100 000.
- Ôn tập viết tổng thành số.
- Ôn tập về chu vi của một hình.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- GV kẻ sẵn BT2
- HS: bảng con
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Bài cũ : Nêu chu vi hình chữ nhật và hình vuông
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b.Dạy- học bài mới 
* Bài 1 ( 3 ).
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
-Yêu cầu HS tự làm
- GV chữa bài,yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
* Bài 2 ( 3 ).GV yêu cầu HS tự làm bài 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả
- Gọi 3 HS lên bảng
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét
- GV kết luận
* Bài 3 ( 3 ).GV yêu cầu HS đọc bài mẫu 
+ BT yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm
* Bài 4( 4) .BT yêu cầu làm gì?
+ Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm như thế nào?
+ Nêu cách tính chu vi của MNPQ,giải thích cách làm
+ Nêu cách tính chu vi hình GHIK,giải thích cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài.
4. Củng cố :
- Nêu cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật
5. Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, CB cho giờ sau.
- 2 HS nêu
- 1 HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng,lớp làm vở.
HS nêu
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS đổi vở, chữa bài
- 3 HS làm bảng lớp.
- 2 HS đọc 
- HSTL
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- HSTL
- 3 HS làm bài
* Kết quả : a) 17 cm ; b) 24 cm ; 
 c) 20 cm
- HS làm vở, đổi chéo vở để kiểm tra kết quả của nhau.
- HS nêu, nhận xét.
Tiết 3 
Tập đọc:
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiêng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : Non/lương.
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ gợi cảm, gợi tả.
 - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 - Hiểu các từ khó trong bài: cỏ xước, Nhà trò, bự, ăn hiếp,mai phục.
 - Hiểu nội dung câu chuỵên : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác,sẵn sàng bênh vực kể yếu của Dế Mèn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ Sgk, bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc
 - HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài cũ : Kiểm tra SGK của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
-GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
-GV gọi 3 HS khác đọc 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Truyện có những nhân vật chính nào?
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
+ Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò?
* Đoạn1: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Đoạn 1 ý nói gì?
- GV ghi ý chính đoạn 1
- GV chuyển ý
* Đoạn 2: - GV gọi HS đọc đoạn 2 
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? 
+Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
+ Khi đọc những câu văn tả hình dáng, tính tình của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào?
- GV gọi 2 HS đọc lại đoạn 2
+Đoạn này nói lên điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò bị ức hiếp, đe doạ?
+Đoạn này là lời của ai?
+Qua lời kể của Nhà Trò,chúng ta thấy được điều gì?
+Khi đọc đoạn này chúng ta nên đọc như thế nào?
- GV gọi HS đọc đoạn văn trên
*Đoạn 3: 
- GV chuyển ý
+Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 3
+Ta cần đọc đoạn3 như thế nào để thể hiện được thái độ của Dế mèn?
-GV gọi HS đọc đoạn 3
+Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV gọi 2 HS nhắc lại
+Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
c) Thi đọc diễn cảm
-GV tổ chức cho HS thi đọc 1 đoạn
4. Củng cố :
- Em học được gì qua câu chuyện?
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học,dặn HS CB cho giờ sau.
- HS đọc 
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1HS đọc chú giải
- HS theo dõi
- HSTL
- HS đọc
- DM đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê,... tảng đá cuội.
+ Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò
- HS đọc
- Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự những phấn... cảnh nghèo túng.
- HS đọc.
- HS trả lời
- Đọc chậm,thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò.
+ Hình dáng Chị Nhà Trò rất yếu ớt.
- 2 HS đọc
- HS nhắc lại ý 2
- HSTL
- HSTL
- HS nêu cách đọc
- Đọc với giọng kể lể, đáng thương
- 1HS đọc 
+ Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- HS nêu cách đọc đoạn 3
- 1 HS đọc
- 2 HS nhắc lại
- HSTL
- Nêu nội dung.
- Thi đọc theo 2 nhóm
- Hs nêu.
Tiết 4 :
Chính tả ( Nghe viết )
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
 I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 -Viết đúng, đẹp tên riêng 
 -Làm đúng BT chính tả phân biệt l/n và tìm đúng tên vật chứa tiếng bắt đầu bằng l/n.
 -Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch,viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: bảng phụ chép BT chính tả
 - HS: vở, bảng con
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.ổn định
2. Bài cũ : Không kiểm tra
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe-viết chính tả
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn
+Đoạn trích cho em biết điều gì?
-Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết?
-Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được 
-GV đọc cho HS viết
-GV đọc toàn bài HS soát lỗi
-Thu chấm 10 bài
-Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả
Bài tập. GV viết yêu cầu BT lên bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét,chốt lời giải đúng
4. Củng cố :
- Đoạn viết nói lên điều gì ?
5. Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc
- HSTL
- HS nối nhau nêu miệng
- HS đọc và viết bảng tay.
- HS viết vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc .
- HS lên bảng làm theo 2 dãy
Điền l hay n vào chỗ trống:
- Chị Chấm....
Tiết5: 
Thể dục:
Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp 
Trò chơi:Chuyển bóng tiếp sức
I.Mục tiêu
 - Giới thiệu chơng trình thể dục lớp 4.Yêu cầu HS biết đợc một số nội dung cơ bản của chơng trình và có thái độ học tập đúng.
 - Một số quy định về nội quy, yêu cầu luyện tập. Yêu cầu hS biết được những điểm cơ bản dể thực hiện trong các giờ học TD.
 - Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
 - Trò chơi :”Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS nắm đợc cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV:Còi, bóng
- HS: Giày
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
-Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
*Trò chơi “Tìm ngời chỉ huy”
2.Phần cơ bản
a) Giới thiệu chương trình TD lớp 4
-GV giới thiệu tóm tắt chương trình môn TD lớp 4
b)Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện
c)Biên chế tổ tập luyện
d)Trò chơi” Chuyển bóng tiếp sức “
-GV làm mẫu và phổ biến cách chơi
-Cho cả lớp chơi thửc cả 2 cách chuyển bóng
-Cho HS chơi chính thức có phân thắng thua.
3.Phần kết thúc
-GV hệ thống bài học 
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVN
5 phút
1phút
2phút
2phút
25 phút
5phút
2phút
3phút
15phút
5 phút
x x x x
 x x x x 
x x x x
 GV
x x x x
 x x x x 
x x x x
 GV
àààààààààààààààààààààààààààààààààààààà
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2008
Tiết 1: 
 Đạo đức
 Trung thực trong học tập
I.Mục tiêu
 Học xong bài này, HS có khả năng :	
 * Nhận thức được :	
 - Cần phải trung thực trong học tập.
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
* Biết trung thực trong học tập.
* Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
 Tranh Trung thực trong học tập 
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài mới: Kiểm tra SGK của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( trang 3, Sgk)
- GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
a) Mượn tranh, ảnh của bạn cho cô giáo xem.
b) Nói dối cô là có sưu tầm và để quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau.
- GV hỏi; Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- GV chia nhóm 4 
- GV kết luận 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động2: Làm việc cá nhân (BT!,Sgk)
- GV nêu yêu cầu BT
- GV kết luận
*Hoạt động3: Thảo luận nhóm (BT2,Sgk)
- GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: 
.Tán thành 
.Phân vân
.Không tán thành
- GV yêu cầu các nhóm HS có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận
4. Củng cố :
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
5. Dặn dò :
 - GV nhận xét giờ học
- HS xem tranh Sgk và đọc nội dung tình huống 
- HS liệt kê các cách giải quyết.
- HS lựa chọn
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp trao đổi, bổ sung
- 2 HS đọc
- HS làm việc cá nhân
- HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
 Tiết2: 
Toán
 Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp )
I.Mục tiêu
 Giúp HS: 
 -Ôn tập về 4 phép tính đã học tong phạm vi 100 000
 -Ôn tập vế so sánh các số đến 100 000.
 -Ôn tập về thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
 -Luyện tập về bài toán thống kê số liệu.
 -Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II.Đồ dùng dạy học 
- GV: Kẻ sẵn bảng phụ số liệu BT5
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài cũ: Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông.
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS ôn tập 
Bài 1. GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp.
- GV nhận xét 
Bài 2. Yêu cầu HS lên bảng làm
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn 
-Yêu cầu HS nêu cách đặt và thực hiện phép tính.
Bài 3. GV hỏi:
+ BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nh ... là gì?
- GV kết luận.
*Hoạt động2: Trò chơi Ghép chữ vào sơ đồ
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu:
+ Thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
+ Hoàn thành sơ đồ và cử đại diện trình bày từng nội dung của sơ đồ.
- GV nhận xét sơ đồ và khả năng trình bày của từng nhóm, 
* Hoạt động3: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
- GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ.
- Gọi HS lên trình bày sản phẩm của mình.
- GV nhận xét.
4. Củng cố:
- Quá trình trao đổi chất gọi là gì?
5. Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn CB cho giờ sau.
- HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá
- Quan sát tranh, thảo luậncặp đôi.
- HSTL
- 2 HS nhắc lại KL
- 2 HS đọc
- TLCH
- Nhận đồ dùng HT
- Thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
- 3 HS diện lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
- HS tự vẽ sơ đồ theo nhóm bàn, từng cặp lên trình bày.
- 2 HS trả lời.
 Tiết 5 :
Mĩ thuật: GV chuyên dạy
àààààààààààààààààààààààààààààààààààààà
 Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007
Tiết1: 
Toán
 Luyện tập
I Mục tiêu
 Giúp HS: 
 - Củng cố về BT có chứa 1 chữ, làm quen với các BT có chứa 1 chữ có phép tính nhân.
 - Củng cố cách đọc và tính giá trị của BT.
 - Củng cố bài toán về thống kê số liệu.
 - Giáo dục ý thức chăm chỉ HT.
II.Đồ dùng dạy học
 -GV: chép sẵn bảng phụ BT 1a, 1b.
 -HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Bài cũ: Thế nào là giá trị của biểu thức?
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1. BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo bảng phụ chép sẵn BT1a và yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của BT nào?
+ Làm thế nào để tính được giá trị của BT 
6 Í a với a=5?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV chữa bài phần a, b và yêu cầu HS làm tiếp phần c, d.
Bài 2.Yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn HS thực hiện 
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3.GV kẻ bảng như Sgk, yêu cầu HS đọc bảng số và cho biết cột thứ 3 trong bảng cho biết gì?
+ BT đầu tiên trong bài là gì?
+ Bài mẫu cho giá trị của BT là bao nhiêu?
+ Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của BT cùng dòng với 8 Í c lại là 40?
- GV hướng dẫn HS điền
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4. GV yêu cầu HS nhắc lại chu vi hình vuông.
+ Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu?
- GV giới thiệu : Gọi chu vi hình vuông là p. Ta có: P=a x4
- GV yêu cầu HS đọc BT4, sau đó làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố:
- Nêu cách tính chu vi hình vuông.
5. Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học 
- 1 HS nêu
- HS nêu yêu cầu BT
- 1 HS đọc 
- HSTL
- HS nêu
- Lớp làm nháp, 2 HS lên bảng
* Kết quả: a) 30; 42; 60.b) 9 ; 6 ; 3 . 
 c) 106; 82; 156. d) 79; 60; 7
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS đọc, 4 HS lên bảng làm lớp , lớp làm vở.
* Kết quả: a) 56; b) 123; c) 137; d) 74.
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc và TL
- Lớp làm vở, 3 HS lên bảng.
* Kết quả: 28; 167; 32.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nhắc lại 
- HSTL
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
* Kết quả: 12; 20; 32.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS nêu.
Tiết 2 : 
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I.Mục tiêu
 - Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện.
 - Biết nhân vật trong truyện là người hay con vật , đồ vật được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
 - Biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể truyện đơn giản.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của thày
1. ổn định:
2. Bài cũ: Thế nào là nhân vật trong chuyện?
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b.Tìm hiểu VD
Bài1. Gọi HS đọc yêu cầu
+ Các em vừa học những câu chuyện nào?
- GV chia nhóm 4, phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm hoàn thành BT
- Gọi 2 nhóm dán bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Nhân vật trong chuyện có thể là ai?
- GV giảng
Bài2. GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
- Gọi HS TLCH
- GV nhận xét đén khi có câu TL đúng.
+ Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
- GV giảng
c.Ghi nhớ
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD
d. Luyện tập
Bài1.Gọi HS đọc nội dung
+ Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào?
+ Nhìn vào tranh em thấy ba anh em có gì khác nhau?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và TLCH:
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào đâu mà bà nhận xét như vậy?
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà không?Vì sao?
- GV giảng
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS thảo luận về tình huống và TLCH:
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- GV kết luận về hướng kể chuyện .
- GV chia lớp thành 2 nhóm 
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố:
- Thế nào là nhân vật trong chuyện?
5. Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn VN viết lại câu chuyện vào vở.
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc
- HSTL
- Làm việc theo nhóm
- Dán phiếu, nhận xét ,bổ sung
- Người, vật
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm bàn
- 2 HS nối tiếp TL
- HSTL
- 2 HS đọc
- HS lấy VD
- 1 HS đọc 
- Ni – ka – ta; Gô - sa; Chi - ôm – ca và bà ngoại.
- HS quan sát tranh và nêu..
- Nhận xét, bổ xung
- HS đọc chuyện
- 2 HS thảo luận và TL
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận và Tl
- HS suy nghĩ và làm bài độc lập
- HS tham gia thi kể chuyện.
Tiết 3 :
Địa lí
 Làm quen với bản đồ
I.Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
 - Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
 - Một số I tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ,
 -Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: BĐ hành chính VN, BĐ thế giới, BĐ Tự nhiên VN.
 - HS: que chỉ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung giờ học
* Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- GV treo BĐ ( Thế giới, châu lục, VN,)
- GV yêu cầu HS đọc tên các BĐ trên bảng
- Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi BĐ
- GV sửa chữa và hoàn thiện câu TL
- GV kết luận ( như Sgk ).
* Hoạt động2:Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc Sgk và TLCH:
+ Ngày nay muốn vẽ BĐ chúng ta thường phải làm như thế nào?
+Tại sao cùng vẽ về VN mà BĐ hình 3 trong Sgk lại nhỏ hơn BĐ Địa lí tự nhiên VN treo tường?
- GV sửa chữa câu TL cho HS
* Hoạt động3: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm đọc Sgk, quan sát BĐ trên bảng và TLCH:
+ Tên BĐ cho ta biết điều gì?
+ Trên BĐ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T)như thế nào?
+ Chỉ các hướng B, N, Đ, T trên BĐ (hình3)?
+ Tỉ lệ BĐ cho em biết điều gì?
+ Đọc tỉ lệ BĐ ở H2 và cho biết 1 cm trên BĐ ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế?
Bảng chú giảI ở H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu của BĐ được dùng để làm gì?
- GV giải thích thêm về tỉ lệ của BĐ
- GV kết luận ( như Sgk)
* Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số kí hiệu BĐ
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về BĐ, một số yêú tố của BĐ
+ BĐ dùng để làm gì?
- GV giải thích từ “ Lược đồ”
4. Củng cố:
- Bản đồ dùng để làm gì?
5. Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn CB cho giờ sau.
1. Bản đồ
- HS quan sát
- 3 HS đọc
- 2 HS nêu
- HS đọc KL Sgk
2. Một số yếu tố của bản đồ
- HS đọc Sgk và TL
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên bảng chỉ bản đồ.
- Nhận xét, đánh giá
- 2 HS chỉ bảng
- HSTL
- HS đọc KL Sgk
- HS quan sát bảng chú giảI H3 và vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí : núi, sông, thủ đô
- HS hoạt động nhóm đôI : ! em đố, 1 em vẽ kí hiệu. 
- HS nêu.
Tiết 4 : 
 Kĩ thuật
 Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu	
I.Mục tiêu
 - HS biếtđược đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quản, những vật liệu,dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ ).
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu
- HS: kim, chỉ, vảI, kéo,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS 
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung giờ học
*Hoạt động1:GV Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu cắt, khâu, thêu
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung a ( Sgk ), kết hợp quan sát vải, nhận xét về đặc điểm của vải
- GV nhận xét câu TL của HS và kết luận 
- GV hướng dẫn HS chọn loại vải để học thêu
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và TLCH theo H1(Sgk)
- GV hướng dẫn một số mẫu chỉ minh hoạ 
- GV kết luận nội dung b
*Hoạt động2:GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo 
- GVhướng dẫn HS QS H2(SGK) TLCH: + Đặc điểm, cấu tạo của kéo cắt vải?
+ So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
- GV bổ sung và giới thiệu thêm về kéo cắt chỉ, lưu ý khi sử dụng.
- Hướng dẫn HS quan sát H3, TLCH
+ Nêu cách cầm kéo?
*Hoạt động3: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác
- GV hướng dẫn HS quan sát H1(Sgk)
+ Nêu tên và tác dụng của các vật liệu và dụng cụ trong H6?
- GV tóm tắt câu TL của HS và KL
4. Củng cố:
- Nêu các vật dụng, cắt, khâu, thêu.
5. Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Dăn CB cho giờ sau. 
- 2 HS đọc
- HSTL
- HS chọn vải.
- 1 HS đọc
- HS quan sát.
- HS so sánh 
- HS quan sát 
- 2 HS nêu cách cầm kéo
- HS quan sát
- HSTL.
- HS nêu
Tiết 5: 
Sinh hoạt lớp
Đánh giá hoạt động tuần1
I.Mục tiêu
 - GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần1
 - Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
 - Giáo dục cho Hs ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao.
II. Chuẩn bị
 - GV: Nội dung sinh hoạt
 - HS: ý kiến phát biểu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. GV đánh giá ưu điểm của lớp.
- Đi học tương đối đều, khăn quàng guốc dép đầy đủ, duy trì hát đầu giờ 1, 3 nghiêm túc.
- Chuẩn bị sách vở đầy đủ, CB đồ dùng tốt.
- Bước đầu có ý thức học tập 
 2. Đánh giá nhược điểm
- Một số nề nếp còn chệch choạc : Giờ truy bài còn chưa nghiêm túc, một số em ăn mặc chưa gọn gàng, vệ sinh lớp học còn chậm và bẩn,
- Trong lớp các em chưa hăng hái phát biểu ý kiến.
 3. HS phát biểu ý kiến
 4.GV nêu phương hướng tuần 2
 5. Bình bầu cá nhân xuất sắc
- Bầu theo tổ
- Bầu theo lớp
ààààààààààààààààààààààààààààààààààààààà

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4 tuan 1gui cho Van.doc