Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học B Hải Anh

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học B Hải Anh

A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)

Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC

- Hình trang 4, 5 SGK

- Phiếu học tập.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 36 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học B Hải Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1
Ngày soạn: 08/ 8/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
TẬP ĐỌC
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Soạn chi tiết
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Soạn chi tiết
KHOA HỌC
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
(Chuẩn KTKN: 90 ; SGK: 4)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN)
Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC 
- Hình trang 4, 5 SGK 
- Phiếu học tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I / Mở đầu:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập.
II / Bài mới 
1 / giới thiệu bài: 
 - GVgiới thiệu và ghi tựa bài 
2 / Bài giảng 
 Hoạt động 1: Động não.
+ Mục tiêu: HS nêu tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình.
Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống.
- GV ghi tất cả các ý kiến đó lên bảng. 
- Rút ra nhận xét chung kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 
+ Mục tiêu: Phân biệt yếu tố con người sinh vật cần, yếu tố chỉ có con người cần.
- Cách tiến hành: 
Bước 1: GV phát phiếu học tập 
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết qủa làm việc với phiếu học tập.
Bước 3: 
 Dựa vào kết quả làm việc P.H.Tập trả lời 
- Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống? 
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người còn cần những gì ? 
Hoạt động 3: Trò chơi
- Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
+ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học
- Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức thành 3 đội chơi 
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi 
Bước 3: Tiến hành chơi 
- HS. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC 
 - 2 HS nhắc lại 
- Lần lượt từng HS nới một ý ngắn gọn (ăn, uống,
 quần, áo )
- Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp.
Phiếu học tập
Hãy đánh dấu và các cột tương ứng với những yếu tố cho sự sống con người, động vật, thực vật:
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động
vật
Thực vật
Nhiệt độ 
+
+
+
Không khí 
+
+
+
Nước 
+
+
+
Ánh sáng 
+
+
+
Nhà ở 
+
- Lớp bổ sung sửa chữa bài 
- Cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, để duy trì sự sống.
- (HS khá, giỏi) 
- Con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá xã hội.
- Cả lớp chia nhóm tiến hành chơi.
D. VẬN DỤNG - DẶN DÒ:
- Con người chúng ta cần gì để duy trì sự sống ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem tiếp bài sau.
-------------------------------------------------
Ngày dạy: Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (T2)
(Chuẩn KTKN Tr 57)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân (chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết so sánh xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 1000 000.
- Bài tập cần làm: Bài 1 cột 1. Bài 2a. Bài 3 dòng 1&2. Bài 4b.
II. Phương tiện dạy - học: 
- GV: Bảng phụ.
- HS: Xem trước bài trong sách.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ: Sửa bài tập luyện thêm.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
Cho các chữ số 1,4,7,9. Viết số lớn nhất và số bé nhất có 4 chữ số trên.
a) 9741 ; b) 1479 
- Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề.
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Luyện tính nhẩm.
- Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản bằng trò chơi: “ Tính nhẩm truyền”.
VD: GV viết các phép tính lên bảng, sau đó gọi HS đầu tiên tính nhẩm và cứ thế gọi tiếp bạn khác với các phép tính nối tiếp.
7000 + 3000 8000 - 2000 6000: 2
4000 x 2 11000 x 3 42000: 7
- GV tuyên dương những bạn trả lời nhanh, đúng.
HĐ2: Thực hành
- GV cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1,2,3 và 4.
Bài 1: - Yêu cầu HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- Gọi lần lượt 2 em lên bảng thực hiện.
- Sửa bài, yêu cầu HS đổi vở chấm đúng/sai theo đáp án sau:
7000 + 2000 = 9000 8000: 2 = 4000
9000 – 3000 = 6000 3000 x 2 = 6000
Bài 2: - Yêu cầu HS làm vào vở.
Đáp án:
-
+
-
+
 4637 7035 5916 6471 
 8245 2316 2358 518
 12882 4719 8274 5953
Bài 3:- Gọi 2 em nêu cách so sánh. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Đáp án:
 4327 > 3742 28676 = 28676
 5870 < 5890 97321 < 97400
Bài 4: Yêu cầu HS tự làm bài.
Đáp án:
 b) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
 92678, 82697, 79862, 62978.
Bài 5 & những phần còn lại của các bài trên dành cho HS khá giỏi: 
Đáp án:
Loại hàng
Giá tiền
Số Lượng
Thành tiền
Bát
2500đ/1 cái
5 cái
12500đ
Đường
6400đ/ 1 kg
2 kg
12800đ
Thịt
35000đ/ 1 kg
2 kg
70000đ
Tổng
95000đ
- Yêu cầu HS trả vở và sửa bài.
Giải
Sốtiền mua bát:
2500 x 5 = 12 500 (đồng).
Số tiền mua đường:
6 400 x 2 = 12 800 (đồng).
Số tiền mua thịt:
35 000 x 2 = 70 000 (đồng).
Số tiền bác Lan mua hết tất cả:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đồng).
Số tiền bác Lan còn lại:
100 000 – 95 300 = 4 700 (đồng).
 Đáp số: 4 700 đồng.
 - Theo dõi, lắng nghe.
-Vài em nhắc lại đề.
-Theo dõi.
- Cả lớp cùng chơi.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Thực hiện cá nhân.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở chấm đúng / sai.
- Thực hiện làm bài, rồi lần lượt lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- 2 em nêu: So sánh từng hàng chữ số từ cao xuống thấp, từ lớn đến bé.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
- Thực hiện làm bài, 2 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
4.Vận dụng:
- Chấm một số bài, nhận xét . Nhấn mạnh một số bài HS hay sai..
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(Chuẩn KTKN: Tr 105 ; SGK: 3)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN) 
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong thời kì dựng nước và giử nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC 
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I / Mở đầu:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập.
II / Bài mới 
1 / Giới thiệu bài: 
 - GVgiới thiệu và ghi tựa bài 
2 / Bài giảng 
 Hoạt động 1: Làm viêc cả lớp.
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta các cư dân ở mỗi vùng (dựa và bản đồ)
- Gọi HS trình bày lại (vị trí, dân cư)
- GV nhận xét 
- Hãy xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh mà em đang sống.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 
- GV phát cho mỗi nhóm 1tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ Quốc, một lịch sử VN. 
Hoạt động 3:
- Làm việc cả lớp 
- GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
- GV kết luận 
Hoạt động 4:
- Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn cách học, các em cần tập quan sát sư vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lí, mạnh dạng nêu thắc mắc đặt câu hỏi tìm câu trả lời 
- Vậy môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết gì ?
- GV rút ra nội dung bài học như SGK.
 - 2 HS nhắc lại 
 - HS quan sát bản đồ và lắng nghe.
- Vị trí: VN có phần đất liền, các hải đảo, vùng biển, hìmh chữ S, phía bắc giáp với Trung Quốc .
- Dân cư có 54 dân tộc 
- 2 em lên xác định (tỉnh Nam Định)
- Cả lớp nhận xét 
- Lớp chia thành 4 nhóm 
- Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp.
- HS phát biểu ý kiến 
- HS lắng nghe 
- Về thiên nhiên và con người Việt Nam biết ông cha ta có những công lao to lớn. 
D. VẬN DỤNG – DẶN DÒ:
- Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi mà em ở.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem tiếp bài sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
(Theo CKTKN Tr 6)
I. MỤC TIÊU.
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh). Nội dung ghi nhớ.
- Điền được các bộ phận cấu tao của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC.
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, bộ chữ cái ghép tiếng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm 
* Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng.
* Cách tiến hành:
1, Phần Nhận xét:
- Yêu cầu 1: Hs đếm sốtiếng trong câu tục ngữ.
- Tất cả HS đếm thầm.
Kết quả: câu 1: 6 tiếng ; câu 2: 8 tiếng.
- 1 hoặc 2 HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp đếm thành tiếng, vừa đếm, vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn.
- Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng “bầu” ghi kết quả vào bảng.
- Tất cả HS đánh vần thầm.
- Một HS làm mẫu: đánh vầøn thành tiếng.
- Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi kết quả đánh vần vào giấy nháp: bờ-âu-bâu-huyền-bầu
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng “bầu”
- Cả lớp suy nghĩ để trả lời. Trao đổi theo cặp.
 ...  tính cách từng đứa cháu: Ni-ki-ta ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, Gô-sa láu cá. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.
+ Đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu.
+ Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu.
* Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn.
* Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn.
* Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ cả đến những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánhvụn trên bàn cho chim ăn.
Bài tập 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2.
Gợi ý: 
+ Nếu bạn nhỏ quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy, hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa,mặc em bé khóc.
Yêu cầu từng nhóm bàn kể.
- Gọi 1 số em kể trước lớp.
- GV và cả lớp nghe và nhận xét xem ai kể đúng yêu cầu của đề, giọng kể hay,
 4. Vận dụng:	- 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài 2 vào vở. Chuẩn bị: “Kể lại hành động của nhân vật”.
- 1 em đọc BT1, lớp theo dõi.
- 1 em kể (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể). Lớp lắng nghe.
- HS thực hiện làm bài.
- Theo dõi.
- Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án.
- 1 em đọc. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu -> Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở, giúp đỡ nhà Trò.
Mẹ con bà goá giàu lòng nhân hậu -> cho bà lão ăn in, ngủ trong nhà, hỏi bà lão cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người bị nạn lụt.
- Dựa vào BT2, HS trả lời theo ý hiểu của mình, mời bạn nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
-1 em đọc, lớp theo dõi.
- Từng cặp 2 em trao đổi.
- 1 vài em nêu trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc yêu cầu BT2, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Từng nhóm kể chuyện theo gợi ý.
-3-4 em kể.
- Theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài.
ĐỊA LÍ
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
(Chuẩn KTKN Tr 105)
A. MỤC TIÊU: (Theo chuẩn KTKN) 
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất theo một tỉ lệ nhất nhất định. 
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ. 
- HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC 
- Một số loại bản đồ, thế giới, châu lục, VN.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
I/ Kiểm tra 
- Đồ dùng sách vở
II / Bài mới 
1 Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
2 / Bài giảng
a / Bản đồ:
 Hoạt động 1:làm viêc cả lớp 
 Bước 1: 
- GV treo các loại bản đồ lên bảng.
- Yêu cầu HSđọc tên các bản đồ trên bảng?
- Nêu phạm vi lảnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ?
Bước 2: 
- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất
 định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
Bước 1: Quan sát hình 1,2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng tranh
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi sau 
+ Ngày nay muốn vẽ được bản đồ người ta thường làm như thế nào?
- Tại sao vẽ về VN mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Đia lí tự nhiên trên tường?
Bước 2:
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
b / Một số yếu tố của bản đồ
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: GV yêu câu HS đọc SGK, quan sátbản đồ thảo luận gợi ý sau: 
- Tên bản đồ cho ta biết điều gì? 
- Trên bản đồ người ta quy định như thế nào?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? 
Bước 2: 
- GV nhận xét kết luận. 
- HS nhắc lại 
- HS quan sát.
- 1 -2 em đọc nội dung bản đồ 
- Bản đồ thế giới: thể hiện toàn bộ bề mặt 
trái đất.
- Bản đồ châu lục:thể hiện một bộ phận của trái đất và các châu lục.
- Bản đồ VN:thể hiện nước VN 
- Một vài HS nhắc lại.
- 1- 2 em chỉ.
- Người ta thường dùng ảnh chụp nghiên cứu lại vị trí đối tượng cần thể hiện tính toán và các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ.
- (HS khá, giỏi) 
- Vì hai bảng đồ này vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ khác nhau.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp
- Cho biết khu vực thông tin thể hiện 
- Phía trên Bắc, dưới Nam,phải đông,trái Tây
- (HS khá, giỏi).
- Bản đồ nhỏ hơn kích thước thực bao nhiêu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung 
D. VẬN DỤNG - DẶN DÒ:
- Bản đồ là gì? Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau.
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Phương tiện dạy - học: 
GV: một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: (1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu, ). 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ: Kiểm tra sự Phương tiện dạy - học của HS.
3.Bài mới	: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a) Vải:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải và nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận:
 - Vải gồm nhiều loại như vải sợi bông, vải sợi pha, xa tanh, lụa tơ tằm, vải lanh, vải sợi tổng hợp với các màu sắc, hoa văn rất phong phú.
 - Vải là vật liệu chính để may, khâu, thêu thành quần áo, chăn màn, nệm,và nhiều sản phẩm khác cần thiết cho con người.
- GV hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu.
b) Chỉ:
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK.
- GV giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu.
Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của vải.
* GV kết luận:
 - Chỉ khâu, chỉ thêu được làm từ các nguyên liệu như sợi bông, sợi lanh, sợi hoá học, tơ,.. và được nhuộm thành nhiều màu hoặc để trắng.
 - Chỉ khâu thường được quấn quanh lõi tròn bằng gỗ, nhựa hoặc bìa cứng, còn chỉ thêu thường được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
GV hướng dẫn HS quan sát H2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
- GV sử dụng 2 loại kéo để cho HS quan sát và bổ sung thêm về đặc điểm, hình dáng của 2 loại kéo.
- Giới thiệu thêm: Kéo cắt chỉ tức là kéo bấm trong bộ dụng cụ khâu, thêu, may.
Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần vặn chặt vừa phải, nếu vặn quá chặt hoặc quá lỏng đều không cắt được vải.
- Yêu cầu HS quan sát H3 và nêu cách cầm kéo.
- GV chỉ định 1-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải.
* GV chốt ý:
 - Khi cắt tay phải cầm kéo, tay trái giữ vải. Đưa vải vào một nửa lưỡi kéo để cắt. Lưỡi kéo nhọn, nhỏ ở phía dưới để luồn xuống dưới mặt vải khi cắt.
 - Chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng kéo và không dùng kéo cắt vải để cắt những vật cứng hoặc kim loại.
HĐ 3: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và vật dụng khác.
- Yêu cầu HS quan sát H6 SGK. Kêu tên và nêu tác dụng những dụng cụ trong hình.	
- GV nghe và chốt ý:
 +Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải.
 +Thước dây: được làm bằng vải tráng nhựa, dài 150cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể.
 + Khung thêu cầm tay: gồm 2 khung tròn lồng vào nhau. Khung tròn to có vít để điều chỉnh. Khung thêu có tác dụng giữ cho mặt vải căng khi thêu.
 + Khuy cài, khuy bấm: dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
 + Phấn may dùng để vạch dấu trên vải.
- HS đọc sách và nêu đặc điểm của vải, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và 1-2HS nhắc lại.
Theo dõi.
HS cả lớp đọc thầm nội dung b và trả lời câu hỏi:
 + Hình 1a loại chỉ khâu, may.
+ Hình 1b loại chỉ thêu.
Lần lượt nhắc lại theo bàn.
- Vài em nhắc lại.
HS quan sát và nêu đặc điểm cấu tạo của kéo:
+ Kéo dùng trong may, khâu, thêu gồm 2 loại kéo: kéo cắt chỉ và kéo cắt vải.
 + Kéo cắt vải gồm 2 bộ phận chính là lưỡi kéo và tay cầm. Giữa tay cầm và lưỡi kéo có chốt (ốc vít) để bắt chéo 2 lưỡi kéo.
- Lắng nghe.
- Quan sát và 1-2 em thực hành cầm kéo cắt vải, HS khác quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
-Một vài em nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng: Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị: “Tiết 2”.
PhÇn ký duyƯt cđa BGH
DuyƯt ngµy th¸ng 8 n¨m 2011
Trần Thị Nhung
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA DAI CUONG T1.doc