1-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì.
2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: Kể tên các bài đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. VD : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình.
( HS KG nêu tên bài theo hệ thống).
Tuần 10 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007. Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 96). 1-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. - Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì. 2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu : A.Kiểm tra: Kể tên các bài đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. VD : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình.... ( HS KG nêu tên bài theo hệ thống). B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng. GV tổ chức cho HS bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong thời gian khoảng 2-3 phút, đọc bài theo yêu cầu của phiếu, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : Ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. GV cho HS đọc các thông tin cần nhớ lại trong bài tập, thực hành trong vở bài tập, báo cáo kết quả. GV ghi lại trên bảng lớp thành hệ thống các bài theo chương trình đã học. Bài 3: Xác định giọng đọc trong các đoạn văn của các bài tập đọc đã học: + Giọng thiết tha, trìu mến: + Giọng thảm thiết: + Giọng mạnh mẽ, răn đe: GV cho HS đọc minh hoạ qua các đoạn văn của bài đọc cụ thể. HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học HS thực hiện yêu cầu của GV, đọc bài và trả lời câu hỏi. VD : Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. - Dế Mèn là một nhân vật giàu lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực và bảo vệ chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh. HS nghe, nhận xét, đánh giá cách đọc của bạn. HS làm bài trong VBT, chữa bài. Tên bài Tác giả Nội dung Nhân vật Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Ca ngợi Dế Mèn giàu lòng nghĩa hiệp... Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện ...... ......... ............. ........... HS thảo luận lại về cách đọc đoạn trong từng bài, nhóm các đoạn bài đọc theo cùng một giọng đọc. -...Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình... -...đoạn chị Nhà Trò kể về nỗi bất hạnh của mình ... -...đoạn Dế Mèn lên tiếng bênh vực Nhà Trò, nẹt trị bọn nhện.... C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục :Thương người như thể thương thân. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp). Tiết 3: Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 4: Toán Luyện tập (SGK tr 55) 1.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học về góc bẹt, góc nhọn, góc tù, góc vuông, đường cao của hình tam giác. - Rèn kĩ năng nhận biết góc, vẽ hình. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, tính chính xác, cẩn thận. 2. Chuẩn bị : Bảng kẻ sẵn hình bài 1, 2 SGK/tr 55. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: (kết hợp luyện tập). HS thực hành, nêu cách làm. B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : GV tổ chức cho HS thực hành, lần lượt chữa từng bài tập. Bài 1 : Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình sau: ( GV đưa bảng phụ có sẵn hình vẽ, cho HS vừa đọc tên góc, vừa chỉ trên bảng). - Lập bảng so sánh về độ lớn của các góc vừa nêu? ( HS KG). Bài 2 : Kết hợp làm cùng bài tập 1 nhưng dưới hình thức trắc nghiệm nhanh. GV cho HS chỉ lại đườngcao AB trên bảng sau khi đã trả lời song câu hỏi. Bài 3 : Vẽ hình vuông có cạnh AB = 3 cm. GV cho HS vẽ trong vở, vẽ lại trên bảng, nêu các bước vẽ. Bài 4 : Thực hành tương tự như bài 3. * GV mở rộng lí thuyết về trung điểm của đoạn thẳng : Trung điểm của đoạn thẳng là điểm ở giữa, chia đoạn thẳng làm hai phần bằng nhau. GV cho nhiều HS chỉ và đọc tên hình. - Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song là gì? HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS thực hành nhận biết theo hướngdẫn của GV. VD : Hình a: A Góc vuông BAC M Góc nhọn ABM, MBC, MCB, C AMB. B Góc tù BMC * Kết quả: AB là đường cao của tam giác ABC. HS thực hành trong vở theo cặp. HS chỉ trên hình vã cho trước. HS thực hành vẽ hình:A B + Vẽ cạnh AB = 3cm + Vẽ cạnh BC = 3cm vuông góc với AB. + Vẽ cạnh CD =3cm, vuông góc với cạnh C D BC . Nối hai cạnh AB và CD được hình vuông ABCD HS thực hành như bài tập 3. * Tên các hình chữ nhật là:ABCD, AMND , MNBC. -...không bao giờ cắt nhau (cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba). C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Chiều : Đ/C Phương dạy Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007 Sáng: Tiết 1: Chính tả (Nghe – viết) Ôn tập (tiết 2-SGK tr 96) 1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Lời hứa. - Rèn kĩ năng thực hành , phân tích nội dung bài viết, ôn lại kiến thức luyện từ và câu về dấu ngoặc kép, cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, học tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 3/tr 97. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập). B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết SGK/tr96, kết hợp làm bài tập 2 SGK/tr97. - Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả? - Vì sao trời đã tối mà em không về? - Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì? - Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? - Vì sao? (HS KG). GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ – SGK/tr 96). VD :- Trung sĩ là từ chỉ người như thế nào: GV đọc cho HS viết bài : mỗi cụm từ ngữ, hoặc bộ phận câu đọc hai lần. - GV đọc cho HS soát lỗi. GV chấm 7- 8 bài. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 3 Bài 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu. GV cho HS thực hành theo mẫu trong VBT, chữa bài trên bảng phụ. GV cho HS nêu ví dụ: HSKG nêu nhiều ví dụ hơn HS TB – yếu. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả. - ...gác kho đạn. -..em không thể về ví đã hứa không bỏ vị trí gác cho đến khi có người đến thay. - ...báo trước bộ phận sau đó là lời của em bé, hay của bạn em bé. -...không . Vì trong mẩu truyện có hai cuộcđối thoại : em bé với người khách trong công viên ; em bé với các em nhỏ chơi trận giả. HS viết trên bảng con trung sĩ, lính gác, phố đã lên đèn. -..chỉ một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội. HS nghe, viết bài. HS nghe đọc, soát lỗi. HS đổi vở soát lỗi. HS nhắc lại quy tắc viết tên riêng người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài, so sánh hai cách viết , nêu VD minh hoạ. VD : Hoàng Thị Phương Thảo. VD : Pan-tê-lê-ép.... C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài. - Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiết 3). Tiết 2: Toán Luyện tập chung (SGK/tr 56). 1.Mục tiêu: - Củng cố, ôn tập kiến thức toán học về cộng, trừ các số có nhiều chữ số, tính chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. - Rèn kĩ năng thực hành tính, vận dụng tính nhanh, giải toán có lời văn. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị : Kẻ sẵn hình bài 3 SGK/tr56 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập). B. Luyện tập: a, GV nêu yêu cầu giờ học b, Nội dung chính: HĐ 1 : GV tổ chức cho HS làm bài tập: GV tổ chức cho HS thực hành khoảng 15 phút, GV giúp đỡ HS yếu, chữa bài theo đối tượng. HĐ 2 : Tổ chức chữa bài. Bài 1: Đặt tính rồi tính: GV cho HS nêu những điều cần chú ý khi đặt tính, cách thực hiện phép cộng, phép trừ. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. GV cho HS chữa bài, nêu cách làm. (Không bắt buộc với HS yếu. HS yếu có thể tính theo cách thông thường). Bài 3 : GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài trên bảng phụ theo các nội dung. - Hình vuông BIHC có cạnh bằng bao nhiêu cm? - Cạnh DH vuông góc với cạnh nào? -Tính chu vi hình chữ nhật AIHD? GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật. Bài 4 : GV cho HS đọc, phân tích đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Để tìm hai cạnh của hình chữ nhật , phải giải bài toán thuộc dạng toán nào? GV cho HS nhắc lại cách giải bài toán, cách tính diện tích hình chữ nhật. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc, xác định yêu cầu đề bài, thực hành, chữa bài. Bài 1 : * đặt tính cộng : đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho hàng thẳng hàng, cột thẳng cột. * tính theo thứ tự từ trái qua phải. .....a, dòng 1: 647096 ; b, dòng 2 : 342507 VD : 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989 = 7000 + 989 = 7989 -...3cm. - Cạnh DH vuông góc với cạnh AD, BC, IH. Chu vi hình chữ nhật AIHD là : ( 6 + 3) x 2 = 18(cm). -...nửa chu vi HCN : 16cm ; chiều dài hơn chiều rộng : 4cm. -...tính diện tích HCN. -..tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số. S = a x b ( a, b là số đo hai cạnh của hình chữ nhật), (a, b cùng đơn vị đo). * Đáp số : 60 cm 2 C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa kì 1. Tiết3: Luỵên từ và câu. Ôn tập (tiết 3-SGK tr/87). 1.Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1 với chủ điểm Măng mọc thẳng. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm, hệ thống hoá các bài đã học theo chủ điểm, ghi nhớ nội dung , nhân vật, giọng đọc các bài đọc là truyện kể trong chủ điểm. - Giáo dục ý thức ôn tập tự giác, tích cực. 2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc và nội dung câu hỏi của bài. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra: Kết hợp ôn tập. B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : - Nêu tên các bài đọc thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng? GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng. GV tổ chức cho HS bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong thời gian khoảng 2-3 phút, đọc bài theo yêu cầu của phiếu, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : Ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng? GV cho HS đọc các thông tin cần nhớ lại trong bài tập, thực hành trong vở bài tập, báo cáo kết quả. GV ghi lại trên bảng lớp thành hệ thống các bài theo chương trình đã học. GV cho HS đọc minh hoạ qua các bài đọc cụ thể, đọc, nhận xét cách đọc, thi đọc phân vai những bài đọc là truyện kể. HS kể tên các bài đọc. HSKG kể tên bài đọc theo hệ thống. - Một người chính trực, Tre Việt Nam, Những hạt thóc giống.... HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học. HS thực hiện yêu cầu của GV, đọc bài và trả lời câu hỏi. VD : Bài: Một người chính trực. Nội dung ... bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS thực hành theo yêu cầu của GV, nêu giá trị của a, b, giá trị biểu thức a x b và b x a. a b a x b b x a 4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 = 32 6 7 6 x 7 = 42 7 x 6 = 42 5 4 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 * Kết luận : a x b = b x a - Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. HS thực hành, chữa bài. 4 x 6 = 6 x ..4.. 207 x 7 = ...7..x 207 (dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân). HS nêu lại cách đặt tính, tính. VD : 1357 40263 5 7 6785 281841 HS nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau: VD : 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 (dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, và 2145 = 2100 + 45) a x .1.. =..1..x a = a a x ..0.. = ..0.. x a = 0 HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân. C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học, rèn kĩ năng vẽ hình vuông theo số đo cạnh cho trước. - Chuẩn bị giờ sau : Luyện tập Tiết 3: Khoa học Nước có những tính chất gì? ( SGK/tr 42). 1. Mục tiêu: - HS biết tính chất của nước: nước là một chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, phân tích thí nghiệm, nêu kết luận khoa học từ thực tiễn và qua thí nghiệm. - Giáo dục ý thức học tập, yêu môn học , ý thức bảo vệ nguồn nước. 2.Chuẩn bị : Cốc đựng nước, các loại dụng cụ, vật liệu thí nghiệm có trong bài. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Câu hỏi nội dung bài học tiết trước. B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu chủ đề kiến thức, yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1 : Tìm hiểu : Màu sắc, mùi vị của nước. GV cho HS quan sát hình SGK /tr 42, thảo luận theo cặp, phân biệt hai cốc đựng chất lỏng, nêu cách nhận biết. - Nước có tính chất gì về đặc điểm màu sắc, mùi vị? HĐ2: Thực hành phát hiện hình dạng của nước. GV cho HS thực hành theo nhóm, đổ nước vào các vật dụng có hình dạng khác nhau. - Nhận xét gì về hình dạng của nước? HĐ 3 : Tìm hiểu nước chảy như thế nào? GV cho HS thực hành trên tấm kính lớn, cả lớp cùng quan sát, nhận xét : - Nước chảy như thế nào trên tấm kính? - Nêu nhận xét về hướng chảy của nước? - Nêu ứng dụng của nước về tính chất này? HĐ 4 : Tìm hiểu về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật. GV cho HS thực hành theo nhóm 4 như hướng dẫn SGK, thảo luận về tính thấm và không thấm của nước đối với một số vật. HĐ 5 : Thí nghiệm chứng tỏ nước có thể hoà tan và không hoà tan một số chất . GV cho HS thực hiện thí nghiêm pha nước với một số chất như muối , đường, cát , nhận xét về tính hoà tan và không hoà tan một số chất của nước. - Nêu các tính chất về nước qua bài học? GV chốt kiến thức cần nhớ SGK/tr 43. HS TLCH dựa vào nội dung đã học. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động. HS quan sát hình, thảo luận , TLCH. - Cốc hình 1 đựng nước : trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - Cốc hình 2 là cốc sữa : màu trắng sữa, mùi thơm, vị ngọt. - Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. HS thực hành đổ nước vào chai, ca, lọ.. HS hỏi đáp về hình dạng của nước trong vật chứa nó (hình cái chai, hình cái cốc, hình cái lọ...) - Nước không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó. HS thực hành đổ nước trên tấm kính đặt dốc, nhận xét về dòng chảy của nước. - Nước chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp và lan ra mọi phía. - Lợp mái nhà, làm mái che : dốc và nhẵn... HS thao tác với khăn bông, túi nhựa. * Nhận xét : Nước thấm qua một số vật như khăn bông, vải .. Nước không thấm qua tường nhựa, áo nhựa.. Liên hệ thực tế : Làm áo mưa che mưa, mũ che mưa.... HS thực hành làm thí nghiệm : pha nước với muối, đường, cát... HS quan sát, nhận xét : nước hoà tan muối , đường theo một nồng độ nhất định, nước không hoà tan cát, sỏi... - Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định...SGK / tr 43. HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. C. Củng cố, dặn dò: : - Nêu tính chất của nước và ứng dụng các tính chất đó trong cuộc sống? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Ba thể của nước. Tiết 4: Sinh hoạt Sinh hoạt Đội 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 10, đề ra phương hướng hoạt động tuần 11. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ. 2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Tổ chức luyện tập tốt các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 – 11. - Tổ chức tốt chuyên đề Thi giải toán tuổi thơ cho đội tuyển HSG. - Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội. - Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập , thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. - Tham gia hội giảng đạt kết quả tốt. * Tồn tại: - Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Hiếu, Tạ Ngọc Sơn... - Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả. - Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Vinh, Sơn, Ngọc Long, Lan Hương.. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. - Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11. - Tích cực tham gia hội học, hội giảng. -Thực hiện tốt vệ sinh trờng lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. - Chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra VSCĐ giai đoạn 1 trong toàn trường. - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, tham gia tích cực bồi dưỡng HS khá giỏi. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Chiều : Tiết 1: Toán ** Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Rèn và nâng cao kĩ năng thực hành giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số : đọc, phân tích đề toán, tóm tắt bài toán, giải toán. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Bài ôn tập. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học HS nghe , xác định yêu cầu giờ học HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập. - Nêu cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số? - Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số . HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài. Bài 1 : Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 200, hiệu của chúng bằng 40. - Số tìm được là số chẵn hay số lẻ? Vì sao? GV cho HS làm trong vở, chữa bài, nêu lại cách làm. Bài 2 : a,Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng là 260 ? * Gợi ý (HS TB- yếu). - Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? b, Tìm hai số chẵn có tổng bằng 240 , biết ở giữa chúng còn có 5 số chẵn nữa. ( HS KG làm thêm yêu cầu này). Bài 3 :Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng bằng 80 , hiệu của chúng là số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số? GV cho HS nêu các bước thực hiện yêu cầu bài toán : +Tìm tổng của hai số. + Hiệu của hai số. GV cho HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, giải toán. Bài 4 : Trung bình cộng của ba số là 67 , hiệu của số thứ hai và số thứ nhất bằng hiệu của số thứ bavà số thứ hai và bằng 9 . Tìm 3 số đó biết số thứ ba là số lớn nhất. HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán. - Cách 1 : Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2 Số bé = Số lớn – Hiệu ( hoặc Tổng – Số lớn) - Cách 2 : Số bé = (Tổng – hiệu ) : 2 Số lớn = Số bé + Hiệu (hoặc Tổng – Số bé). HS thực hành đọc, phân tích đề, tóm tắt và giải toán. VD : Bài 1 : ? 40 200 ? Số thứ nhất là : ( 200 + 40) : 2 = 120 Số thứ hai : 120 – 40 = 80 Số tìm được là số chẵn vì chữ số tận cùng là số 0. Bài 2 :a, - Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau 2 đơn vị. b, - Hiệu của hai số cần tìm là 12 (vì giữa chúng còn 5 số chẵn nữa). Cách tìm hai số (tương tự bài 1). Bài 3 : - Tổng của chúng là: 80 x 2= 160 - Hiệu của hai số đó là 10 (số tự nhiên nhỏ nhất có hai chữ số). Cách tìm 2 số...(tương tự bài1). * Kết quả : Số lớn là : 85 ; số bé là :75. HS KG chữa bài. ST1: 9 ST2: 67 x3 =201 ST3: 9 Cách giải toán tương tự với bài toán 1. 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 : Ngoại ngữ ( Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3: Hoạt động tập thể. Vẽ tranh theo chủ đề : Em yêu cô giáo 1. Mục tiêu:- HS biết lựa chọn hình ảnh và vẽ được một bức tranh theo đúng chủ đề : Em yêu cô giáo - Chào mừng ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam. - Rèn kĩ năng thực hành vẽ tranh, tập thể hiện cảm xúc qua tranh vẽ, tô màu theo ý thích tạo thành bức tranh đẹp, sinh động. - Giáo dục tình yêu và lòng kính trọng đối với thầy cô , giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo. 2. Chuẩn bị: Một số tặng phẩm nhỏ cho HS, hoa điểm cho ban giám khảo đánh giá. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể. *Văn nghệ theo chủ đề : Em yêu cô giáo. - Kể tên một số bài hát nói về cô và mẹ? GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. ** Vẽ tranh theo chủ đề : Em yêu cô giáo - Chào mừng ngày 20/11 . GV gợi ý cách tìm chọn nội dung thể hiện đúng chủ đề. - Tranh vẽ tặng ai? - Em định thể hiện nội dung gì? - Hình ảnh nào là chính? - Lời em muốn nói là gì? Đề tặng ở đâu? ** Tổng kết, đánh giá, : GV cùng HS lựa chọn bức vẽ đẹp, trưng bày. HĐ2 : Nhận xét giờ học. HS tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia. HS hát bài hát theo chủ đề, nêu cảm nhận về bài hát đó. - Mẹ và cô. - Ngày đầu tiên đi học. - Những bông hoa, những bài ca..... HS vẽ tranh theo chủ đề, trưng bày, nhận xét, BGK lựa chọn bức vẽ đẹp, trao giải. VD : - Em vẽ tranh tặng thầy cô... - Em đang ôm một bó hoa điểm mời tặng cô, vẽ chân dung cô giáo...l - Kính yêu tặng cô của con! ( Đề tặng ở góc dưới của tranh). HS nhận xét tranh vẽ của bạn về nội dung, cách thể hiện , bố cục tranh, màu sắc.....
Tài liệu đính kèm: