A.Ổn định:
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ghi nhớ về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập(Tiết 2)
2.Giảng bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2 (Bài tập 3- SGK trang 4)
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/.Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng.
c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
TUẦN 2 Tiết 2 Bài 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I.MỤC TIÊU: - Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực. - Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A.Ổn định: - Yêu cầu quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu ghi nhớ về trung thực trong học tập. - GV nhận xét. C.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập(Tiết 2) 2.Giảng bài: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2 (Bài tập 3- SGK trang 4) - GV chia lớp thành 3 nhóm: ịNhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra? ịNhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi? ịNhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? - GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại. b/.Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng. c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4) - GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày. - GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. * Bài tập 5- SGK trang 4 : Bỏ D.Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS nêu lại ghi nhớ chung. - Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : Vượt khó trong học tập. - Nhận xét` tiết học. - Cả lớp thực hiện. - 2 HS nêu. - HS nghe. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp góp ý trao đổi. - HS kể trước lớp. - Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe. - Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghĩ của mình trước lớp . - 2 HS nêu. - Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện. TUẦN 2 Bài 3 TIẾT 2 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ(TIẾP THEO) I.MỤC TIÊU: -HS biết được trình tự các bước sử dụng bản đồ. -Xác định được 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây theo qui ước trên bản đồ. -Tìm 1 số đối tượng địa lý dựa vào bản chú giải của bản đồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ địa lý tự nhiên VN. -Bản đồ hành chánh VN. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ - Bản đồ là gì? - Kể 1 vài đối tượng được thể hiện trên bản đồ? 3.Bài mới: a.Giới thiệu : Cách sử dụng bản đồ. b. Giảng bài: *Thực hành theo nhóm : - Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì? + Đọc tên bản đồ để biết thể hiện nội dung gì? + Xem bảng chú giải để biết ký hiệu đối tượng địa lý. + Tìm đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu. - HS các nhóm làm bài tập (SGK) +Nhóm I : bài a (2 ý) +Nhóm II : bài b – ý 1, 2. +Nhóm III : bài b – ý 3. * GV nhận xét đưa ra kết luận : +Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Campu chia. + Biển nước ta là 1 phần của biển Đông. + Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa. + Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo 4.Củng cố : - Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng. - Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng. - Chỉ vị trí TP em đang ở. - Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở. - GV hướng dẫn hs cách chỉ bản đồ (SGK/16) 5.Dặn dò : - HS đọc ghi nhớ. - Xem các phần lịch sử và địa lý riêng biệt. - HS trả lời. - HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ. - HS các nhóm lần lượt trả lời. - HS khác nhận xét. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng. -HS chú ý lắng nghe. -1 HS lên chỉ. -1 HS -1 HS -1 HS đọc - HS cả lớp. TUẦN 2 Tiết 3: Bài 3 QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH” I.MỤC TIÊU : - Củng cố nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, động tác quay phải, quay trái đúng kỹ thuật, đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh. - Trò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”. Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : - Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi. III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP : Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 .Phần mở đầu: - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. - Khởi động: Đứng tại chỗ hát và vỗ tay, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2 , 1-2 - Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”. 2. Phần cơ bản: a) Đội hình đội ngũ - Ôn quay phải , quay trái , dàn hàng , dồn hàng + GV điều khiển cho HS tập, có nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS + Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét sửa chữa những sai sót cho HS các tổ . + Tập hợp lớp sau đó cho các tổ thi đua trình diễn nội dung đội hình đội ngũ. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa những sai sót biểu dương các tổ thi đua tập tốt. + GV điều khiển cho cả lớp tập lại để củng cố. b) Trò chơi : “Thi xếp hàng nhanh” - GV nêu tên trò chơi -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. - Cho một tổ HS chơi thử, sau đó cả lớp chơi thử . -Tổ chức cho HS chơi chính thức có thi đua. GV quan sát, nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc: - Cho HS làm động tác thả lỏng. - GV cùng học sinh hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà. - GV hô giải tán. 7 phút 2 phút 2 phút 3 phút 22 phút 12 phút 2 lần 2 lần 2 lần 10 phút 1 lần 6 phút 2 phút 2 phút 2 phút - Nhận lớp ====== ====== ====== 5GV - HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang nghe giới thiệu. ========== ========== ========== ========== 5GV - Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. ] ] 5GV ] ] ========== ========== ========== ========== 5GV ==========5 = = = = = = 5 - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ==== ==== ==== ==== 5GV - HS hô “khoẻ”. TUẦN 2 TIẾT 2 : BÀI 2 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I/ MỤC TIÊU: - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kỹ thuật. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh quy trình cắt vải theo đường vạch dấu. - Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và cắt dài khoảng 7- 8 cm theo đường vạch dấu thẳng. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: - Một mảnh vải có kích thước 15cm x 30cm. - Kéo cắt vải - Phấn vạch trên vải, thước may (hoặc thước kẻ ) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Ổn định: - Nhắc nhở HS giữ trật tự chuẩn bị sách vở ĐDHT. B. Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS đọc ghi nhớ bài 1. - Kiểm tra dụng cụ học tập C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Cắt vải theo đường vạch dấu . - GV ghi tưạ lên bảng. 2. Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV treo vật mẫu lên bảng, hướng dẫn HS quan sát. - Yêu cầu HS nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. + Hãy nêu tác dụng của đường vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch dấu? - GV nhận xét kết luận: Vạch dấu là công việc được thực hiện trước khi cắt, khâu, may một sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu cắt, may, có thể vạch dấu đường thẳng, cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch . * Hoạt động2: GV Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật * Vạch dấu trên vải: - GV hướng dẫn HS quan sát H1a,1b SGK/9 nêu cách vạch dấu đường thẳng, cong trên vải. - GV đính vải lên bảng và gọi HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu hai điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối hai điểm. - Gọi HS vạch dấu đường cong. - GV HD HS một số điểm cần lưu ý : * Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải, vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng. Đặt thước đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt, vạch dấu đường cong cũng phải vuốt thẳng mặt vải. Sau đó vẽ vị trí đã định. * Cắt vải theo đường vạch dấu: - GV hướng dẫn HS quan sát H.2a, 2b SGK/9 + Em hãy nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu? - GV nhận xét, bổ sung và lưu ýcho HS: * Tì kéo lên mặt bàn để cắt cho chuẩn. Mở rộng hai lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải để vải không bị cộm lên. Khi cắt, tay trái cầm vải nâng nhẹ lên để dễ luồn lưỡi kéo. Đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu. Chú ý giữ an toàn, không đùa nghịch khi sử dụng kéo. - Goị HS đọc phần ghi nhớ. * Hoạt động 3: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. - Kiểm tra vật liệu dụng cụ của HS. - GV yêu cầu HS thực hành: Vạch 2 đường dấu thẳng, 2 đường cong dài 15 cm. Các đường cách nhau khoảng 3-4 cm. Cắt theo các đường đó. - Trong khi HS thực hành GV theo dõi, uốn nắn. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá theo tiêu chuẩn SGV/20 - GV nhận xét, đánh giá kết quả theo hai mức. Hoàn thành – Chưa hoàn thành. D Củng cố: + Đọc ghi nhớ SGK/10 E Dặn dò: - Về nhà luyện tập cắt vải theo đường thằng, đường cong. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK/11 để học bài “khâu thường”. - HS cả lớp thực hiện. - 1HS đọc. - Chuẩn bị đồ dùng học tập: - HS lắng nghe. - 1 HS nhắc lại tựa bài. - HS quan sát sản phẩm. - HS nhận xét, trả lời. - HS khác bổ sung. - HS nêu. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe - HS quan sát và nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong. - 1 HS lên vạch dấu mảnh vải - HS khác nhận xét - HS lắng nghe. - HS quan sát và nêu. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc phần ghi nhớ. - Cả lớp chuẩn bị dụng cụ. - HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo yêu cầu của GV. - HS trưng bày sản phẩm - HS tự đánh giá sản phẩm của mình - HS nêu và đọc ghi nhớ. - Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện.
Tài liệu đính kèm: