1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
+HS 1: Đọc khổ thơ em thích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
* Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
+HS 2: Đọc khổ thơ em thích.
* Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
Em muốn sống an toàn là chủ đề cuộc thi mà thiếu nhi cả nước đã hào hứng tham gia. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. Bài đọc Vẽ về cuộc sống an toàn hôm nay chúng ta học giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin.
b). Luyện đọc:
a). Cho HS đọc.
-Cho HS đọc nối tiếp.
-Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc, chữ số, tên viết tắt:
UNICEF (u-ni-xép)
GV: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc.
50.000 (năm mươi nghìn).
b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ:
-Cho HS quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh trong SGK đã phóng to).
-Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-GV có thể nhắc lại nghĩa của các từ.
-Cho HS luyện đọc: GV đưa bản phụ đã viết câu cần luyện. Có thể chọn câu:
UNICEF Việt Nam và báo thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”.
c). GV đọc diễn cảm toàn bài.
Cần đọc với giọng vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng ở những từ ngữ nâng cao, đông đảo, 50.000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ.
c). Tìm hiểu bài:
* Đọc từ đầu đến khích lệ
+Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
TUẦN 24 Thứ 2 TẬP ĐỌC VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I.MỤC TIÊU : 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép). Biết đọc đúng bản tin – giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ nhanh. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài. 3. Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. II. CHUẨN BỊ : -Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông. -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +HS 1: Đọc khổ thơ em thích trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. * Em hiểu như thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ” ? +HS 2: Đọc khổ thơ em thích. * Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ? 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Em muốn sống an toàn là chủ đề cuộc thi mà thiếu nhi cả nước đã hào hứng tham gia. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. Bài đọc Vẽ về cuộc sống an toàn hôm nay chúng ta học giúp các em hiểu thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin. b). Luyện đọc: a). Cho HS đọc. -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc, chữ số, tên viết tắt: UNICEF (u-ni-xép) GV: UNICEF là tên viết tắt của Quỹ bảo trợ Nhi đồng của Liên hợp quốc. 50.000 (năm mươi nghìn). b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ: -Cho HS quan sát tranh trong SGK (hoặc tranh trong SGK đã phóng to). -Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -GV có thể nhắc lại nghĩa của các từ. -Cho HS luyện đọc: GV đưa bản phụ đã viết câu cần luyện. Có thể chọn câu: UNICEF Việt Nam và báo thiếu niên Tiền phong / vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề / “Em muốn sống an toàn”. c). GV đọc diễn cảm toàn bài. Cần đọc với giọng vui, rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng ở những từ ngữ nâng cao, đông đảo, 50.000, 4 tháng, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ. c). Tìm hiểu bài: * Đọc từ đầu đến khích lệ +Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ? * Đọc từ Chỉ cần điểm giải ba. -Cho HS đọc thành tiếng. +Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ? +Những nhận thức nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? +Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì? d). Luyện đọc lại: -Cho HS đọc tiếp nối. -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc từ Được phát động Kiên Giang. -Cho HS thi. -GV nhận xét và khen nhựng HS đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin trên. * Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường điệu con theo. Những em bé cả lúc ngũ cũng nằm trên lưng mẹ. Vì vậy, có thể nói các em lớn trên lưng mẹ. * Là tình yêu của mẹ đối với con, đối với cách mạng. -HS lắng nghe. -HS nối tiếp đọc bài (2 lần). -HS đọc đồng thanh. -HS đọc. -HS quan sát tranh. -1 HS đọc chú giải. -2 HS giải nghĩa từ. -HS luyện đọc câu khó. -Từng cặp HS luyện đọc. -1 HS đọc cả bài. -HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Chủ đề cuộc thi là Em muốn sống an toàn. -Thiếu nhi cả nước hào hứng tham dự cuộc thi. Chỉ trong 4 tháng đã có 50.000 bức tranh của thiếu nhi cả nước gửi về Ban Tổ chức. -HS đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. -Chỉ qua tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú. Cụ thể tên một số tranh. +Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất. +Gia đình em được bảo vệ an toàn. +Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường. +Chở 3 người là không được. -Phòng tranh trưng bày là “phòng tranh đẹp: màu sắc bất ngờ”. -Có tác dụng gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. -Giúp người đọc nắm nhanh thông tin. -4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn. -HS luyện đọc đoạn. -Một số HS thi đọc đoạn. -Lớp nhận xét. ĐẠO ĐỨC GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG I.MỤC TIÊU : - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nắm được một số việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng. - Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. II. CHUẨN BỊ : -SGK Đạo đức 4. -Phiếu điều tra (theo bài tập 4) -Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học *Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36) . -GV mời đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra. -GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương. *Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/36) -GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng? a/. Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ lợi ích của mình. b/. Chỉ cần giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương mình. c/. Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm riêng của các chú công an. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Ý kiến a là đúng +Ý kiến b, c là sai * Kết luận chung : -GV mời 1- 2 HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/35. 4.Củng cố - Dặn dò: -HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng -Chuẩn bị bài tiết sau. -Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương. -Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: +Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân. +Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp. -HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1-bài 3. -HS trình bày ý kiến của mình. -HS giải thích. -HS đọc. -HS cả lớp. TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : Giúp HS: - Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng phân số với số tự nhiên. II. CHUẨN BỊ : III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 115. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng các phân số. b).Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -GV yêu cầu HS tự Làm bài. -GV yêu cầu HS đọc kết quả bài làm của mình. -GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 -GV cho HS nêu yêu cầu của bài. * Các phân số trong bài là các phân số cùng mẫu số hay khác mẫu số ? * Vậy để thực hiện phép cộng các phân số này chúng ta làm như thế nào ? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài HS trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV nhắc lại: Mỗi phân số có nhiều cách rút gọn, tuy nhiênm trong bài tập này chúng ta rút gọn để thực hiện phép cộng các phân số, vì thế trước khi rút gọn chúng ta nên thử nhẩm để chọn cách rút gọn có kết quả là hai phân số có cùng mẫu số. -GV nhận xét bài làm của HS. Bài 4 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. * Muốn biết số đội viên tham gia cả hai hoạt động bằng bao nhiêu phần đội viên chi đội ta làm như thế nào ? -GV yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt Tập hát : số đội viên Đá bóng : số đội viên Tập hát và đá bóng: số đội viên ? -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -HS làm bài vào VBT. -1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Thực hiện phép cộng các phân số. -Là các phân số khác mẫu số. -Chúng ta phải quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện phép tính cộng. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Có thể trình bày như sau: a). + . Rút gọn hai phân số ta có: = = ; = = Vậy + = + = = -HS theo dõi GV chữa bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -Yêu cầu rút gọn rồi tính. -HS nghe giảng, sau đó làm bài. Có thể trình bày như sau: a). + Rút gọn các phân số đã cho, ta có: = = ; = = Vậy + = + = = * Cũng có thể làm bước rút gọn ra giấy nháp và chỉ viết vào vở như sau: b). + = + = = -1 HS đọc đề bài trước lớp. -1 HS tóm tắt bằng lời trước lớp. -Thực hiện phép cộng: + -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là: + = (số đội viên chi đội) Đáp số: số đội viên -HS cả lớp. CHÍNH TẢ (Nghe – Viết) HOẠ SĨ TÔ NGỌC VÂN PHÂN BIỆT tr / ch , DẤU HỎI / DẤU NGÃ I.MỤC TIÊU : 1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. 2. Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã. II. CHUẨN BỊ ... gủ mấy giờ ? * Vậy ngày là mấy giờ ? 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -HS cả lớp cùng làm bài. -1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. -HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Thực hiện quy đồng mẫu số các phân số rồi thực hiện phép trừ. Có thể trình bày bài như sau: b). - = - = d). - = - = -Một số HS nêu ý kiến trước lớp. + 2 = (Vì 8 : 4 = 2) +HS thực hiện: 2 – = - = -HS cả lớp làm bài vào VBT, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và kiểm tra lại bài làm của bạn và của mình. -Rút gọn phân số rồi tính. -HS lắng nghe. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm bài vào VBT. Có thể trình bày bài như sau: a). b). c). d). - -HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -1 HS đọc đề bài trước lớp. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Thời gian ngủ của bạn Nam trong một ngày là: - = (ngày) Đáp số: ngày. -Theo dõi bài chữa của GV. -Là thời gian 1 ngày chia thành 8 phần bằng nhau thì thời gian ngủ của bạn Nam chiếm 3 phần như thế. -Một ngày có 24 giờ. -Một phần là 24 : 8 = 3 (giờ). -Một ngày bạn Nam ngủ 3 x 3 = 9 (giờ). - ngày là 9 giờ. -HS cả lớp. KHOA HỌC ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tt) I.MỤC TIÊU : Giúp HS : -Nêu được vai trò của ánh sáng : + Đối với sự sống của con người: có thức, ăn sưởi ấm, sức khoẻ. + Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù. - Nêu được ví dụ chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người, động vật và ứng dụng kiến thức đó trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ : -Các hình minh hoạ SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Bài cũ : -GV gọi HS trả lời câu hỏi của bài trước. -GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới. -GTB -Ghi tựa. * Hoạt động 1:Vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người. -Cho HS hoạt động nhóm +Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? +Tìm những ví dụ chứng tỏ ánh sáng có vai trò rất quang trọng đối với sự sống của con người. -GV nhận xét -GV giảng : Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bao gồm nhiều loại tia sáng khác nhau. Trong đó có một loại tia sáng giúp cho cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, giúp true em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một luợng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu. +Vậy cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh nắng Mặt Trời ? +Vậy ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người ? -Con người sẽ không sống được nếu như không có ánh sáng. Còn động vật thì sao ? Các em cùng tìm hiểu tiếp bài. * Hoạt động 2:Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật. -Thảo luận nhóm : +Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì ? +Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm. Một số động vật kiếm ăn vào ban ngày ? +Em có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài động vật đó ? +Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng ? -GV nhận xét, kết luận. -Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn, nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. Aùnh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật. Trong thực tế người ta áp dụng nhu cầu về ánh sáng khác nhau của động vật để có những biện pháp kĩ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng. 4.Cũng cố, dặn dò. +Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người? + Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật? -GV nhận xét tiết học. -Học bài và chuan bị bài sau. -HS thực hiện yêu cầu của GV. -HS lắng nghe. -Nhắc lại bài. - Hoạt động nhóm – Đại diện báo cáo. +Aùnh sáng giúp ta nhìn thấy mọi vật, phân biệt được màu sắc, phân biệt kẻ thù, phân biệt được các loại thức ăn, nước uống, nhìn thấy được các hình ảnh của cuộc sống +Aùnh sáng còn giúp cho con người khoẻ mạnh, có thức ăn, sưởi ấm cho cơ thể -Lắng nghe. +Nếu không có ánh sáng Mặt Trời thì Trái Đất sẽ tối đen như mực. Con người sẽ không nhìn thấy được mọi vật, không tìm được thức ăn, nước uống, động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết. +Aùnh sáng tác động lean mỗi chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Nó giúp cho chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên. -Lắng nghe. + Chim, hổ, báo, hươu, nai, mèo, chó, Những con vật đó cần ánh sáng để di cư đi nơi khác để tránh rét, tránh nóng, tìm thức ăn, nước uống, chạy trốn kẻ thù. +Động vật kiếm ăn vào ban ngày : gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, voi, khỉ, +Động vật kiếm ăn vào ban đêm : sư tử, chó sói, mèo, chuột, +Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau, có loài cần ánh sáng, có loài ưa bóng tối. +Trong chăn nuơi người ta dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng. -Lắng nghe. -HS tự nêu. -HS lắng nghe về nhà thực hiện. KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA ( tiết1 ) I.MỤC TIÊU : -HS biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa. -Làm được một số công việc chăm sóc cây rau, hoa: tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. -Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa. II. CHUẨN BỊ : -Vật liệu và dụng cụ: +Vườn đã trồng rau hoa ở bài học trước (hoặc cây trồng trong chậu, bầu đất). +Đất cho vào chậu và một ít phân vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục. +Dầm xới, hoặc cuốc. +Bình tưới nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Chăm sóc cây rau, hoa và nêu mục tiêu bài học. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành thao tác kỹ thuật chăm sóc cây. * Tưới nước cho cây: -GV hỏi: +Tại sao phải tưới nước cho cây? +Ở gia đình em thường tưới nước cho nhau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? Người ta tưới nước cho rau, hoa bằng cách nào? -GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát (để cho nước đỡ bay hơi) -GV làm mẫu cách tưới nước. * Tỉa cây: -GV hướng dẫn cách tỉa cây và chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu, -Hỏi: +Thế nào là tỉa cây? +Tỉa cây nhằm mục đích gì? -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 và nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2a, 2b. * Làm cỏ: -GV gợi ý để HS nêu tên những cây thường mọc trên các luống trồng rau, hoa hoặc chậu cây.Làm cỏ là loại bỏ cỏ dại trên đất trồng rau, hoa Hỏi: +Em hãy nêu tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? +Tại sao phải chọn những ngày nắng để làm cỏ? -GV kết luận: trên luống trồng rau hay có cỏ dại, cỏ dại hút tranh chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho rau và hoa. -GV hỏi :Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau và hoa bằng cách nào ? Làm cỏ bằng dụng cụ gì ? -GV nhận xét và hướng dẫn cách nhổ cỏ bằng cuốc hoặc dầm xới và lưu ý HS: +Cỏ thường có thân ngầm vì vậy khi làm cỏ phải dùng dầm xới. +Nhổ nhẹ nhàng để tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc. +Cỏ làm xong phải để gọn vào 1 chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt, không vứt cỏ bừa bãi trên mặt luống. * Vun xới đất cho rau, hoa: -Hỏi: Theo em vun xới đất cho cây rau, hoa có tác dụng gì? -Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì? -GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý: +Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. +Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. -HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập HS đ ba -Thiếu nước cây bị khô héo hoặc chết. -HS quan sát hình 1 SGK trả lời . -HS lắng nghe. -HS theo dõi và thực hành. -HS theo dõi. -Loại bỏ bớt một số cây -Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng. -HS quan sát và nêu:H.2a cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. H.2b giữa các cây có khoảng cách thích hợp nên cây phát triển tốt, củ to hơn. -Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất. -Cỏ mau khô. -HS nghe. -Nhổ cỏ, bằng cuốc hoặc dầm xới. -HS lắng nghe. -Làm cho đất tơi xốp, có nhiều không khí. -Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triền mạnh. -Cả lớp. SINH HOẠT CUỐI TUẦN
Tài liệu đính kèm: