Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Con sẻ.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu của bài.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

Luyện đọc

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới, khó trong bài.

-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

* Tìm hiểu bài

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2010
Sáng Tập đọc
Đường đi Sa Pa
 (Phan Hách)
I. Mục tiêu
- Đọc đúng và trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng. 
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài. 
 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
II. chuẩn bị
- GV: Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa.
 Bảng phụ ghi đoạn: “Xe chúng tôi leo chênh vênhlướt thướt liễu rủ.”
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp hát
- Kiểm tra 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Con sẻ.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- HS đọc bài theo trình tự:
HS1: Xe chúng tôi lướt thướt liễu rủ.
HS2: Buổi chiều sương núi tím nhạt.
HS3: Hôm sauđất nước ta.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới, khó trong bài.
- HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc câu hỏi 1. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, nói cho nhau nghe về những gì mình hình dung ra.
- Gọi HS phát biểu. Nghe và nhận xét ý kiến của HS.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu. Sau mỗi lần HS phát biểu, HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời đầy đủ.
+ Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa?
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu:
Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa.
Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
- Kết luận, ghi ý chính của từng đoạn.
+ Những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt ta thật sinh động và hấp dẫn. Điều đó thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả? (HS giỏi).
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến - Nhận xét.
+ Vì sao tác giả gọi “Sa Pa là món quà tặng diệu kỳ của tự nhiên?” (HS khá, giỏi).
+ Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
+ Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
+ Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- Em hãy nêu ý chính của bài văn?
- HS nêu.
- Kết luận, ghi ý chính của bài.
*Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
c. HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối cả bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Đọc bài, tìm cách đọc (như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Theo dõi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc diễn cảm.
- 3 đến 4 HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng đoạn 3.
- HS nhẩm học thuộc lòng.
- 2HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 HS đọc thuộc lòng.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng đoạn 3 và chuẩn bị bài “Trăng ơi . từ đâu đến?”
*******************************************************************
Chiều Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Ôn tập về tỉ số của hai số, củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán: tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó, viết tỉ số.
- Tích cực tự giác học tập.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ chép đề toán bài tập 2 (149)	
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS làm lại bài tập 2, tiết trước
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Phát triển bài
- Cả lớp hát
- 2 em làm, các em khác nhận xét.
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu đề bài, nêu yêu cầu của bài, làm bài vào nháp
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài
- HS lớp làm nháp.
- 2 HS làm bảng
 - HS lớp nhận xét.
- GV chữa bài
 a) a = 3, b = 4, tỉ số = 
 b) = 
 c) = = 3 
 d) = = 
- Củng cố tỉ số của 2 số.
Bài 2
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa chung.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của đề.
- 3 HS làm bảng, lớp làm vở.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và giải.
Bài 4
Cho HS nêu yêu cầu bài toán và giải.
- GV củng cố về dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- HS đọc đề, phân tích đề, xác định dạng toán. 
Bài giải
Số thứ nhất là:
1080: (1+7) = 135
Số thứ hai là:
1080 – 135 = 945
 Đáp số: số thứ 1 : 135;
 số thứ 2 : 945.
- HS đọc yêu cầu, xác định dạng toán và nêu các bước giải.
+ Các bước giải:
 - Vẽ sơ đồ.
 - Tìm chiều rộng hình chữ nhật: 
125 : (2 + 3) = 50 (m).
 - Tìm chiều dài hình chữ nhật:
125 – 50 = 75(m).
- GV chấm một số bài.
- GV chữa bài.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
****************************************
Chính tả
Nghe - viết: ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4?
I. Mục tiêu
- Nghe- viết chính xác, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4?
- Viết đúng tên riêng nước ngoài. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch 
- Rèn HS tính cẩn thận, kiên trì.	
II. chuẩn bị
 	- GV: Bài tập 2a viết vào bảng phụ.
Giấy khổ to viết sẵn bài tập 3 (đủ dùng theo nhóm 4 HS).
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp hát
- Kiểm tra HS đọc và viết các từ ngữ cần chú ý của tiết chính tả trước.
- 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho 2 HS viết các từ ngữ có âm đầu s, x.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Phát triển bài
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc bài văn, sau đó gọi 1 HS đọc lại.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại bài, trả lời, nhận xét.
+ Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
+ Đầu tiên người ta cho rằng người ả Rập đã nghĩ ra các chữ số.
+ Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
+ Người nghĩ ra các chữ số là một nhà thiên văn học người ấn Độ.
+ Mẩu chuyện có nội dung là gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ: ả - Rập, Bát - đa, ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
- HS viết bài, đổi chéo, soát lỗi.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Viết bài.
- Soát lỗi.
* Chấm và chữa bài
- Chấm 8- 10 bài, chữa những lỗi phổ biến.
- HS đổi vở soát lỗi cho bạn.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
-Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS làm bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS dưới lớp đọc những tiếng có nghĩa sau khi thêm dấu thanh. GV ghi nhanh lên bảng.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Yêu cầu HS đặt câu với 1 trong các từ trên.
- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- 4 HS tạo thành một nhóm cùng đọc truyện, thảo luận và tìm từ vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm đọc câu chuyện đã hoàn chỉnh, yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án: Nghếch mắt - châu Mỹ - kết thúc - nghệt mặt - trầm trồ - trí nhớ.
- Yêu cầu HS đọc thầm truyện và trả lời câu hỏi: Truyện đáng cười ở điểm nào?
- Đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi- nhận xét.
4. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Dặn HS về nhà đặt câu với mỗi từ tìm được ở BT2 vào vở, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
*******************************************
Khoa học
Thực vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu
- Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật. Biết những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
- Làm thí nghiệm, quan sát, phân tích và trình bày.
- Yêu thích tìm hiểu khoa học.
II. chuẩn bị
- GV: Hình trang 114, 115.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch. Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nội dung bài học giờ trước.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- Cả lớp hát
- 2 HS nêu.
- GV nêu vấn đề: Thực vật cần gì để sống?
- GV chia nhóm và kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- GV cho HS đọc các mục Quan sát.
- HS báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình. 
- HS đọc SGK.
- Cho HS làm thí nghiệm như hình 4 SGK. GV kiểm tra.
- Cho đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm.
- GV kết luận.
* Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm.
- HS nêu công việc đã làm.
 - Cho HS làm phiếu học tập.
Các yếu tố mà cây được cung cấp
ánh sáng
Không khí
Nước
Chất khoáng
có trong đất
Dự đoán
kết quả
Cây 1
Cây 2
Cây 3
Cây 4
Cây 5
+ Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
+ Những cây khác sẽ như thế nào?
+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- GV chốt bài.
4. Củng cố 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn dò	
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời câu hỏi - nhận xét.
- HS đọc mục Bạn cần biết
******************************************************************
Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010
Toán
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu 
- Biết cách giải bài toán dạng: tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
- Phát triển ... các câu dùng để yêu cầu, đề nghị
+ Theo dõi, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 3
+ Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của 2 bạn Hùng và Hoa?
" Hùng và Hoa đều có yêu cầu như nhau là muốn mượn bơm, muốn nhờ bác Hai bơm xe cho mình, nhưng cách nói của 2 bạn khác hẳn nhau. Hùng nói cộc lốc, trống không, thể hiện thái độ thiếu tôn trọng với người lớn khiến bác Hai phật ý, không cho mượn bơm và cũng không bơm hộ. Hoa lễ phép chào hỏi, thể hiện sự kính trọng với người lớn, lời nói nhẹ nhàng khiến bác Hai hài lòng và tự nguyện bơm xe cho 2 bạn.
Bài 4
+ Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
+ Tại sao cần phải lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
" Ghi nhớ (SGK).
* Phần luyện tập
Bài 1
- Gợi ý: Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của câu khiến sẽ biết mình chọn cách nói nào.
Bài 2: (Tương tự bài tập 1).
Ví dụ: b, Bác ơi, mấy giờ rồi ạ!
 c, Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi!
 d, Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ!
Bài 3
+ Theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
+ Tiểu kết câu trả lời đúng.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm
- GV nhận xét chốt kết quả đúng 
4. Củng cố 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn dò	
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
+ 1 số HS đọc kết quả bài tập 4.
+ Lớp nhận xét.
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Dùng bút chì gạch chân các câu dùng để yêu cầu, đề nghị.
+ Một số HS nêu, lớp nhận xét.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
- Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. 
- Nào để bác bơm cho.
+ Bạn Hùng nói trống không, yêu cầu bất lịch sự với bác Hai. Bạn Hoa yêu cầu lịch sự với bác Hai.
+ Lịch sự khi yêu cầu, đề nghị là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe có cách xưng hô phù hợp.
+ Để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm cho mình.
+ 2 HS nhắc lại.
+ Một số HS đặt câu.
+ HS nêu yêu cầu và bài tập.
+ Thảo luận nhóm đôi.
+ Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
 c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
+ 2 HS nêu yêu cầu của bài tập trước lớp.
+ Thảo luận theo bàn.
+ Đại diện các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
a) Lan ơi, cho tớ về với! " Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô: Lan, tớ, với, ơi thể hiện quan hệ thân mật.
- Cho đi nhờ một cái! " Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
b) Chiều nay chị đón em nhé! " Câu lịch sự vì có lời xưng hô “chị”– “em”, có từ “nhé” thể hiện sự thân mật.
- Chiều nay, chị phải đón em đấy! " Câu khô khan, mệnh lệnh, chưa lịch sự.
+ HS nêu yêu cầu. Tự làm bài.
+ HS nối tiếp nêu, HS khác nhận xét.
******************************************
Thể dục
Môn thể thao tự chọn - nhảy dây
 I. Mục tiêu
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng nội dung ôn tập và mới học.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Chuẩn bị
- GV: Địa điểm, phương tiện.
- HS: Trang phục tập luyện.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Phần mở đầu: (5 – 7 phút).
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
B. Phần cơ bản: (18 – 22 phút).
a) Môn tự chọn: Học ném bóng.
- Ôn một số động tác bổ trợ:
+ GV nêu tên động tác, làm mẫu.
+ GV quan sát và sửa sai cho HS.
- Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị ngắm đích, ném:
+ GV tập hợp HS theo 4 – 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
+ Nêu tên động tác, làm mẫu.
- Tập phối hợp: Cầm bóng, đứng chuẩn bị, lấy đà, ném (tập mô phỏng động tác). Tập có ném bóng vào đích.
- GV vừa điều khiển, vừa quan sát, sửa sai cho HS.
b) Nhảy dây.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thi vô địch tổ tập luyện.
C. Phần kết thúc: (5 – 7 phút).
- Gv + HS hệ thống bài.
- Nhận xét đánh giá tiết học, giao bài tập về nhà.
- HS tập hợp theo đội hình hàng ngang.
x x x x x
x x x x x
 ( X )
- Khởi động các khớp.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
+ HS tập theo 2- 4 hàng dọc theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS quan sát theo dõi GV tập.
+ HS tập đồng loạt theo lệnh thống nhất.
+ Tập từng đợt theo những em đứng đầu mỗi hàng dọc.
+ HS tập cá nhân theo đội hình hàng ngang. Cán sự lớp điều khiển.
+ HS thi theo đội hình hàng ngang. Kết thúc cuộc thi có phân thắng bại.
- HS tập một số động tác hồi tĩnh.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
*******************************************************************
Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
 	- Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó
- Rèn kĩ năng giải bài toán: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó và tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Có ý thức làm bài.
II.Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 1 (152)
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 1 em làm lại bài 4 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá cùng HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Phát triển bài
- Cả lớp hát
- Thực hiện, các em khác nhận xét.
Bài 1
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc đề - nêu yêu cầu và làm bài.
- GV chữa.
- HS đọc đề - nêu yêu cầu của bài.
- HS làm nháp - điền đáp số vào chỗ trống.
- 1 HS làm bảng.
Hiệu hai số
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
Bài 2
 GV hướng dẫn HS giải bài theo các bước sau:
- Xác định tỉ số.
- Vẽ sơ đồ.
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm mỗi số.
- GV chữa bài 
- HS làm bài.
Bài giải
 Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai.
Số thứ hai là: 738 : (10 - 1) = 82
Số thứ nhất là: 82 x 10 = 820
Đáp số : 820 và 82
Bài 3: (tương tự bài 2)
- GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước:
- Tìm số túi gạo cả 2 loại.
- Tìm số gạo trong mỗi túi.
- Tìm số gạo mỗi loại.
- GV chữa bài.
- HS làm bài, chữa bài.
Bài giải
Số túi gạo của cả hai loại gạo là:
10 + 12 = 22 (túi)
Số gạo trong mỗi túi là:
220 : 22 = 10 (kg)
Số gạo nếp là:
10 x 10 = 100 (kg)
Số gạo tẻ là:
220 – 100 = 120 (kg)
Đáp số: gạo nếp: 100 kg
 gạo tẻ: 120 kg 
Bài 4
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ.
- Giải bài tập.
- GV chữa bài.
- HS đọc đề - phân tích đề - vẽ sơ đồ.
- HS làm vở.
- 1 HS làm bảng.
Đáp số: Đoạn đường đầu 315m
 đoạn đường sau 525m.
4. Củng cố 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn dò	
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 ***************************************
 Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
- Lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật.
- Yêu quý các con vật.
II. chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to và bút dạ.
- HS: chuẩn bị tranh minh hoạ về một con vật mà mình yêu thích
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc tin và tóm tắt tin các em đã đọc trên báo Nhi đồng hoặc Thiếu niên tiền phong.
- Cả lớp hát
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài.
b. Phát triển bài
* Hướng dẫn nhận xét 
- HS lắng nghe.
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài văn “con mèo hung” và các yêu cầu. 
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Bài văn có mấy đoạn?
+ Bài văn có 4 đoạn.
+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả.
Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo.
Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo.
+ Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu con vật định tả.
+ Thân bài: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó.
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ về con vật.
- GV kết luận
* Ghi nhớ: SGK
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
 * Luyện tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Gọi HS dùng tranh minh hoạ giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn ý tả.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau giới thiệu.
- Yêu cầu HS lập dàn ý.
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- Gợi ý:
+ Dàn ý cần cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật.
Các em có thể tham khảo bài văn Con mèo hung của Hoàng Đức Hải.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng. Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa dàn ý cho một số HS.
- Chữa bài.
- Cho điểm một số HS viết tốt.
4. Củng cố 
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn dò	
- Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 ***********************************************
Sinh hoạt
Kiểm điểm hoạt động trong tuần
I. mục tiêu 
- HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp.
- Đề ra phương hướng tuần 30.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
II. chuẩn bị 
- GV: Phương hướng tuần 30
- HS : Báo cáo các hoạt động trong tuần 
III. các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần 
3. GV tổng kết nhắc nhở 
* Ưu điểm 
- Hầu hết các em thực hiện nề nếp tốt 
- Trang phục gọn gàng 
* Nhược điểm 
- Vẫn còn hiện tượng HS vi phạm nội quy của lớp, của trường.
* Tuyên dương 
- GV tuyên dương các em đạt kết quả tốt trong tuần. 
* Nhắc nhở 
- GV nhắc nhở các em còn mắc lỗi trong tuần.
4. Phương hướng tuần 30
- Khắc phục các khuyết điểm. 
- Tiếp tục duy trì nề nếp tốt. 
- Phát động thi đua chào mừng ngày Giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Đẩy mạnh phong trào rèn chữ đẹp và phát âm chuẩn.
- Nêu cao ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
5. Sinh hoạt văn nghệ 
- Cả lớp hát
a. Tổ trưởng báo cáo các mặt:
+ Vệ sinh 
+ Học bài và làm bài tập trước khi tới lớp 
+ Nói chuyện 
+ Khăn quàng 
+ 3 không 
+ Đi học muộn 
+ Điểm giỏi 
+ Điểm kém 
b. Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Hát bài hát HS yêu thích

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc