Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa .

- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành .

 - Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 - Tranh , ảnh đền thờ Tô Hiến Thành .

 - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .

 

doc 39 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1022Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân An Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC Môn:Tập đọc 
 Ngày dạy:	 Tuần: 04
	 Tiết: 7
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa .
- Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành .
	- Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
	- Tranh , ảnh đền thờ Tô Hiến Thành .
	- Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
GV đọc mẫu
- Hướng dẫn phân đoạn : 3 đoạn .
+ Đoạn 1 : Từ đầu  Lý Cao Tông .
+ Đoạn 2 : Tiếp theo  Tô Hiến Thành được .
+ Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Đọc diễn cảm cả bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
HTTC: Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn 1 .
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua .
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất . Oâng cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cẩn lên làm vua .
- Đọc đoạn 2 .
- Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông .
- Đọc đoạn 3 .
- Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá .
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành , tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử , còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông , lại được tiến cử .
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình 
- Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân , cho nước .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Đoạn này kể chuyện gì ?
- Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
- Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Một hôm  Trần Trung Tá .
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
. Củng cố :
- Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
 Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH Môn: Chính tả
 Ngày dạy:	 	 Tuần: 04
	 Tiết: 4
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài viết “ Truyện cổ nước mình ” .
- Nghe – viết lại đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” . Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/ăng .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b .
	- Vở BT Tiếng Việt 4 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu của bài .
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài “Truyện cổ nước mình” .
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ .
- Đọc thầm lại bài thơ cần viết , chú ý những từ ngữ dễ viết sai chính tả . 
- Gấp SGK , nhớ lại đoạn thơ , tự viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát , những chữ cần viết hoa , những chữ dễ viết sai .
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
- Nhận xét chung .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Đọc đoạn văn , làm bài vào vở 
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm 
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
- Bài 2 : ( chọn 2a )
+ Phát phiếu khổ to cho một số em .
Củng cố :
- Giáo dục HS yêu thích truyện cổ tích VN .
 Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà đọc lại những đoạn văn trong BT2a . Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 	 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY Môn: L T & C
 Ngày dạy:	 Tuần: 04
	 Tiết: 7
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau .
	- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy ; tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản ; tập đặt câu với các từ đó .
	- Yêu thích vẻ phong phú của từ Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Từ điển tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ .
	- Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ : ngay ngắn – ngay thẳng .
	- Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1 , 2 .
	- Vở BT Tiếng Việt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm được cách cấu tạo của từ phức trong tiếng Việt .
HTTC: Hoạt động lớp .
- 1 em đọc nội dung BT và gợi ý . cả lớp đọc thầm lại .
- 1 em đọc câu thơ thứ nhất . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét .
- 1 em đọc khổ thơ tiếp theo . Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ , nêu nhận xét .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Giúp HS kết luận :
+ Các từ phức truyện cổ , ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành .
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu lặp lại nhau tạo thành .
- Giúp HS kết luận : 
+ Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa tạo thành .
+ Ba từ phức chầm chậm , cheo leo , se sẽ do những tiếng có vần hoặc cả âm và vần lặp lại nhau tạo thành .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi phân tích các ví dụ :
+ Các tiếng tình , thương , mến đứng độc lập đều có nghĩa . Ghép chúng lại với nhau , chúng bổ sung nghĩa cho nhau .
+ Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu .
+ Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại vần .
+ Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu và vần .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- 1 em đọc yêu cầu bài tập .
- Đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , trao đổi theo nhóm .
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm , kết luân nhóm thắng cuộc .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
- Bài 1 : Nhắc HS :
+ Chú ý những chữ in nghiêng , những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm .
+ Muốn làm đúng BT , cần xác định các tiếng trong các từ phức có nghĩa hay không . Nếu cả hai tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép , mặc dù chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần .
+ SGK đã gợi ý : những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa – gợi ý này giúp ta dễ dàng nhận ra từ ghép .
- Bài 2 : 
+ Phát phiếu cho các nhóm thi làm bài . Nhắc HS có thể tra từ điển nếu không tự nghĩ ra từ .
. Củng cố : 
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân AN Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH Môn: Kể chuyện
 Ngày dạy:	 Tuần: 04
	 Tiết:4
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu truyện , trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính , có khí phách cao đẹp , thà chết trên giàn lửa thiêu , không chịu khuất phục cường quyền .
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa , trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện ; kể lại được truyện , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt một cách tự nhiên . Chăm chú lắng nghe thầy cô kể chuyện , nhớ chuyện . Theo dõi bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
	- Học tập tấm gương cao đẹp của nhà thơ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa truyện trong SGK .
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể 
HTTC: Hoạt động cá nhân .
- Lắng nghe .
- Đọc phần chú thích cuối truyện .
- Đọc thầm yêu cầu 1 .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : GV kể chuyện .
- Kể lần 1 .
- Kể lần 2 , minh họa tranh .
- Kể lần 3 ( nếu cần ) .
MT : Giúp HS kể được truyện , nêu được ý nghĩa truyện .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc các câu hỏi a ,  ... hơi và yêu cầu 2 đội dán bảng danh sách của mình ở bảng . Đội nào ghi được nhiều món ăn hơn là thắng .
MT : Giúp HS kể được tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật , vừa cung cấp đạm thực vật . Giải thích được tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật .
HTTC: Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi ở HĐ1 và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật , vừa chứa đạm thực vật .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo yêu cầu của Phiếu học tập :
+ Đọc các thông tin sau :
1. Thịt : Có nhiều chất đạm quý không thay thế được ở tỉ lệ cân đối . Đặc biệt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ . Tuy nhiên , trong thịt lại có nhiều chất béo . Trong quá trình tiêu hóa , chất béo này tạo ra nhiều chất độc . 
2. Cá : Dễ tiêu , có nhiều chất đạm quý . Chất béo của cá không gây xơ vữa động mạch .
3. Đậu : Các loại đậu vừa giàu đạm , dễ tiêu ; vừa giàu chất béo có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch .
4. Vừng , lạc : Cho nhiều chất béo , chất đạm .
+ Trả lời các câu hỏi sau :
a) Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hay đạm thực vật ?
b) Trong nhóm đạm động vật , tại sao chúng ta nên ăn cá ?
- Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong Phiếu học tập .
- Đọc mục “Bạn cần biết” SGK .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật .
- Đặt vấn đề : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , phát phiếu học tập cho mỗi nhóm để giải quyết câu hỏi trên .
- Kết luận : 
+ Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau . Aên kết hợp cả 2 loại đạm sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau , giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn . Nên ăn từ 1/3 đến ½ lượng đạm động vật .
+ Nên ăn thịt ở mức độ vừa phải . Nên ăn cá vì đạm cá dễ tiêu . Mỗi tuần , nên ăn tối thiểu 3 bữa cá .
Củng cố : 
	- Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng , đảm bảo tốt về sức khỏe .
 Dặn dò :
Nhận xét tiết học
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
NƯỚC ÂU LẠC	Môn: Lịch sử
 Ngày dạy:	Tuần: 04
	 Tiết: 
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Nước Aâu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang . Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc , tên vua , nơi kinh đô đóng . Sự phát triển về quân sự của nước Aâu Lạc . Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Aâu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà .
	- Trình bày được các sự kiện ở thời kì này .
	- Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình SGK phóng to .
	- Phiếu học tập .
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về đời sống của người Aâu Viêt .
HTTC: Hoạt động cá nhân .
- Điền dấu X vào ô trống sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Aâu Việt :
+ Sống cùng trên một địa bàn . c
+ Đều biết chế tạo đồ đồng . c
+ Đều biết rèn sắt . c
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi . c
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau . c
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : 
- Phát phiếu học tập cho HS .
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm các bài tập trên phiếu .
- Hướng dẫn kết luận : Cuộc sống của người Aâu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và học sống hòa hợp với nhau .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về quân sự của người Âu Việt .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Aâu Lạc .
- Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa .
Hoạt động 2 : 
- Đặt câu hỏi cho cả lớp : So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Aâu Lạc .
MT : Giúp HS kể lại được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà .
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK đoạn : Từ năm 207 TCN  phương bắc .
- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Aâu Lạc 
Hoạt động 3 : 
- Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận : 
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN , nước Aâu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
Củng cố :
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà .
 Dặn dò : 
Nhận xét tiết học
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN 	 Môn: Địa lí 
 Ngày dạy:	 Tuần: 04
	 Tiết: 3
I. MỤC TIÊU :
	- HS biết : Dựa vào tranh , ảnh để tìm ra kiến thức . 
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn . Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân . Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người .
	- Tự hào về kinh tế của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
	GD BVMT: Sự thích nghi cải tạo môi trường của con người ở miền núi và vùng trung du: Trồng trọt trên đất dốc, Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh một số mặt hàng thủ công , khai thác khoáng sản .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Quan sát hình 1 trả lời các câu hỏi :
+ Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? ( ở sườn núi )
+ Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? ( giúp cho việc giữ nước , chống xói mòn )
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang ?
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : 
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung mục 1 cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
- Yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
( Hoàng Liên Sơn )
MT : Giúp HS nêu được một số sản phẩm của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
HTTC: Hoạt động nhóm 
- Dựa vào tranh , ảnh , vốn hiểu biết thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn .
+ Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
+ Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung .
Hoạt động 2 : 
HD thảo luận.
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
HTTC: Hoạt động cá nhân .
- Quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK để trả lời các câu hỏi : 
+ Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn .
+ Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay , khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
- Vài em trả lời các câu hỏi trên .
+ Nghề nông , nghề thủ công và khai thác khoáng sản . Trong đó , nghề nông là nghề chính .
Hoạt động 3 : 
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Tổng kết bài : Tổng kết lại những nghề nghiệp của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và hỏi HS :
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là nghề chính ?
Củng cố :
	- Giáo dục HS tự hào về kinh tế của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 Dặn dò : 
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN
Trường Tiểu Học Tân An Hội A
Lớp:4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tt) Môn: Đạo đức 
 Ngày dạy:	 Tuần: 04
	 Tiết: 4
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn .
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập .
	- Giấy khổ to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG HỌC
MT : Giúp HS giải quyết đúng các tình huống qua thảo luận .
HTTC: Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét , bổ sung .
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận .
- Kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống :
a) Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại .
b) Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng .
c) Nói bạn thông cảm , vì làm như vậy là không trung thực trong học tập .
MT : Giúp HS rút ra được bài học qua việc trình bày các tư liệu .
HTTC: Hoạt động lớp .
- Vài em trình bày , giới thiệu .
- Thảo luận lớp : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó ?
Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được .
- Kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó .
MT : Giúp HS trình bày được các tiểu phẩm đã chuẩn bị .
HTTC: Hoạt động nhóm .
- Vài nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị .
- Cả lớp thảo luận :
+ Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem ?
+ Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
Hoạt động 3 : Trình bày tiểu phẩm .
Nhận xét chung .
Củng cố : 
	- Giáo dục HS biết quý trọng , học tập những tấm gương vượt khó .
Dặn dò : 
Nhận xét tiết học
HIỆU TRƯỞNG KT NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 day du cac mon tuan 4.doc