Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 29 - Trường tiểu học Sơn Tân

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 29 - Trường tiểu học Sơn Tân

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

 ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch, trôi chảy.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( trả lời các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ.

- Tranh, ảnh sưu tầm về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 29 - Trường tiểu học Sơn Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 29 từ 25 /3 - 29/ 3 / 2013)
NGÀY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ 2
 25/3
Chào cờ
Tập đọc
Địa lí
Toán
Đạo đức
Chào cờ đầu tuần
Đường đi Sa Pa
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung( TT)
Luyện tập chung
Tôn trọng luật giao thông( Tiết 2)
Giáo dục bảo vệ môi trường
Giảm tải bài tập 1`c,d;2,5
Kỹ năng sống
Thứ 3
26/3
Thể dục
Chính tả
Toán
TLV
Giáo viên chuyên soạn giảng
Nghe- viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Ôn luyện
Giảm tải bài tập 2,3
Thứ 4
27/3
Tập đọc
TV( TC)
Toán
LTVC
Lịch sử
Trăng ơi .từ đâu đến?
Luyện đọc
Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Du lịch – thám hiểm
Quang Trung đại phá quân Thanh ( năm 1789)
Giảm tải bài tập 3,4
 Giáo dục môi trường
Thứ 5
28/3
Thể dục
LTVC
Toán
Kể chuyện
Âm nhạc
Giáo viên chuyên soạn giảng
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
Luyện tập
Đôi cánh của ngựa trắng
Giáo viên chuyên soạn giảng
Kỹ năng sống
Giảm tải bài tập 2
Thứ 6
29/3
Toán
TLV
TV( TC)
HĐGD
SHTT
Luyện tập chung
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
Luyện viết
Hội vui học tập
Tổng kết tuần 29
Giảm tải bài tập 1,3
Ngày soạn : 23 / 3 / 2013
Ngày dạy : 25 / 3 / 2013
Thứ hai ngày 25 tháng 03 năm 2013
TIẾT 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
***************************
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
 ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( trả lời các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ.
- Tranh, ảnh sưu tầm về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa. 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động: 
2.Bài mới: ( 35 phút )
a)Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
GV giới thiệu chủ điểm Khám phá thế 
giới và tranh minh họa chủ điểm.
Giới thiệu bài đọc: Sa Pa – một huyện 
thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa. 
b) Dạy bài mới:
*Hoạt động1: Luyện đọc
- Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài 
tập đọc
- Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc 
theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp.
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh minh họa; giúp HS hiểu các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên ; lưu ý HS nghỉ hơi đúng trong câu sau để không gây mơ hồ về nghĩa: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô / tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. 
- Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn 
bài
- Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
GV đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng diệu kì 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
1/ Mỗi đọan trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy? 
- Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa?
-HS đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa: 
- HS đọc thầm đoạn 3, nói điều các em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa: 
Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ
2/ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 
3/ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà kì diệu của thiên nhiên”? 
* Em hãy nêu ý chính của bài văn ?
- 2HS nêu lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng 
đoạn văn
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. 
- Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 
đoạn văn
- GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Xe chúng tôi lao chênh vênh  lướt thướt liễu rủ) 
- GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
- GV sửa lỗi cho các em
- Bước 3: Học thuộc lòng đoạn văn 
- GV yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng đoạn văn Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa  đến hết. 
4.Củng cố: ( 3 phút )
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? 
- HS nêu lại.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trăng ơi  từ đâu đến? 
- HS xem tranh minh họa chủ điểm
- HS nghe 
- HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  lướt thướt liễu rủ (phong cảnh đường lên Sa Pa).
+ Đoạn 2: tiếp theo  trong sương núi tím nhạt (phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa). 
+ Đoạn 3: còn lại (cảnh đẹp Sa Pa). 
- Lượt đọc thứ 1:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc.
+ HS nhận xét cách đọc của bạn.
- Lượt đọc thứ 2:
+ HS đọc thầm phần chú giải.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đoạn 1, nói điều 
em hình dung được khi đọc đoạn 1: 
Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 
*Đoạn 1: Phong cảnh đường lên Sa Pa.
*Đoạn 2: Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa.
*Đoạn 3: Cảnh đẹp Sa Pa.
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt. 
* Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm. 
Mỗi HS nêu 1 chi tiết riêng các em cảm nhận được. Dự kiến:
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời. 
+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Những con ngựa nhiều màu sắc khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. 
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Sương núi tím nhạt.
+ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn. 
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. 
* Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
- HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- HS đọc trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp.
- HS nhẩm HTL 2 đoạn văn.
- HS thi đọc thuộc lòng. 
- HS nêu: Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
TIẾT 3: ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HUẾ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp voiứ nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch .
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
Người dân ở duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK (GV có thể làm phiếu luyện tập để kiểm tra kiến thức).
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: (30phút )
- Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.
- Yêu cầu HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế?
- Xác định xem thành phố của em đang sống?
- Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?
- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông?
- Quan sát lược đồ, ảnh và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?
- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV chốt: chính các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan và du lịch.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).
+ GV  ...  tăng cường)
LUYỆN VIẾT
I MỤC TIÊU:	
- Viết được một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây mà em quan sát kĩ.
- Viết được một đoạn văn kết bài bộc lộ ý nghĩ ( hoặc câu tóm tắt, bình luận, hay chốt lại) về bộ phận đã miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG:
Bút dạ, giấy thảo luận nhóm, bảng phụ, phiếu bài tập 
III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, hỏi- đáp, đàm thoại , phiếu bài tập,trình bày
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: Hát tập thể
2.Bài cũ :
 Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi
-Đọan văn miêu tả đồ vật có những nội dung gì?
- -Đọan văn miêu tả đồ vật có những nội dung gì?
- Giáo viên nhận xét
3. Luyện viết:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Luyện viết:
Bài tập 1( phiếu bài tập)
- Treo bảng phụ đề bài
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên gợi ý và hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu
- Thu bài của học sinh và đọc các bài hay , sủa chữa các lỗi mà học sinh mắc phải.
- Giáo viên đọc doạn văn miêu tả mẫu để học sinh tham khảo
Bài tập 2(Phương pháp vấn đáp, giảng giải, .......)
- Treo bảng phụ đề bài
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài:các em phải xác định và làm đúng theo yêu cầu của đề bài. 
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
- HS nhận xét bài làm của các bạn
- GV nhận xét , tuyên dương
Hát tập thể
- 2 học sinh trả lời 
- HS đọc yêu cầu
- Hs đọc đề bài
Lắng nghe
- Học sinh làm bài vào phiếu
- Hs đọc đề bài
-1 học sinh lên bảng làm bài
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Học sinh đọc bài làm của mình
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những em học tốt. Phê bình những em không chú ý, không phát biểu
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HỘI VUI HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về tất cả các môn học, tìm hiểu thêm các kiến thức trên các lĩnh vực khác thông qua “ thi rung chuông vàng”
- Rèn luyện tinh thần tự tin; kĩ năng lăng nghe tích cực; kĩ năng nhận thức
- HS biết cách chơi và luật chơi trò chơi
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi.
- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giảm bớt những mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh.
II QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG:
Quy mô: tổ chức theo quy mô nhóm lớp
Địa điểm: Tại phòng học của lớp
Thời điểm: Tiết hoạt động giáo dục
Thời lượng : 40 phút
III.NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG
1 Nội dung: Thực hiện theo chủ điểm tháng 3, tuần 29
2 Hình thức: Giao lưu tổ chức theo qui mô lớp
3 Phương pháp: Hoạt động giao lưu, trò chơi, .
III CHUẨN BỊ:
-Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi
- Trò chơi: Luật chơi, cách tiến hành..
- Các câu hỏi 
- Bảng con; phấn. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
HĐ 1: Khởi động: (3’)
Hỏi: Nêu lại chủ đề của tháng 3; qua các tiết hoạt động vừa rồi em có suy nghĩ gì?
GV cùng HS nhận xét.
HĐ 2: Tổ chức “ rung chuông vàng”: ( 25- 28’)
Dẫn chương trình: Hoàng, Lệ
Câu 1: ( TV) Những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta là chim gì?
 Đáp án: Chim Lạc, chim Hồng.
Câu 2: ( TV) Danh hiệu nhà nước tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động gọi là gì?
Đáp án: Anh hùng lao động.
Câu 3: ( Toán) Phân số không thể rút gọn được nữa gọi là gì?
Đáp án: Phân số tối giản.
Câu 4: ( Toán) Tìm chữ số thích hợp điền vào ô trống để được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 . 75
Đáp án: Số 0 hoặc số 6
Câu 5: ( Khoa học) Loài hoa gì khi nở luôn hướng về phía Mặt trời?
Đáp án: Hoa hướng dương.
Câu 6: ( Lịch sử) Tác phẩm văn học: “ Bình Ngô đại cáo” là của tác giả nào?
A. Lê Thánh Tông B. Nguyễn Mộng Tuân
C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Húc
Đáp án: C. Nguyễn Trãi
Câu 7: ( Địa lí) Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a, Dân tộc Khơ-me; Gia – rai; Chăm ; Hoa.
b, Dân tộc Thái; Kinh; Khơ-me; Chăm.
c, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Tày.
d, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa.
Đáp án: d, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa.
Câu 8: ( Câu đố) Tháng ba có một ngày vui
Của bà của mẹ mọi người hân hoan.
Bố tặng mẹ hoa trên bàn,
Em mang điểm tốt, điều ngoan tặng bà.
Ngày nào em có đoán ra.
 ( là ngày nào?)
Đáp án: Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Câu 9: ( Đố vui) Một mình mà những hai đầu 
Bẻ ra, da thịt một màu trắng nguyên
Thân dài sao gọi là viên.
 ( Đố là gì?)
Đáp án: Viên phấn
Câu 10: ( TV) Viết họ và tên thầy Hiệu Trưởng cảu trường( đúng chính tả)
Đáp án: Nguyễn Văn Giàu 
Câu 11: ( TV) Tìm chủ ngữ trong câu sau:
Giữa sân trường, học sinh đang thi rung chuông vàng.
Đáp án: Học sinh
Câu 12: ( Câu đố) Tuổi chưa tròn mười bảy
Tóc chưa chấm ngang vai.
Một thiếu nữ mảnh mai
 Nhưng hiên ngang bất khuất.
Cả nước đều quen biết
Tên chị, nữ anh hùng.
 ( là ai?)
Đáp án: Chị Võ Thị Sáu
Câu 13: ( Toán) Viết công thức tính diện tích của hình bình hành.
 Đáp án: S= a X h
Câu 14: ( Toán) Tìm một phân số lớn hơn và bé hơn 
Đáp án: phân số hoặc ; ; 
Câu 15: ( TV) Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Do từ loại nào sau đây tạo thành:
Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.
Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
Đáp án: D. Tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
Câu 16: ( TV) Ai là tác giả của bài: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Đáp án: Phạm Tiến Duật
Câu 17: ( Khoa học) Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Tăng nhiệt độ.
Tăng thời gian chiếu sáng.
Tăng khí ô-xi.
Đáp án: B. Tăng thời gian chiếu sáng.
Câu 18; ( Lịch sử) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm nào?
A. Năm 1867 B. Năm 1786 C. Năm 1678 D. Năm 1768
Đáp án: B. Năm 1786 
Câu 19: ( Địa lí) Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
A, Đồng bằng có nhiều cồn cát B, Các dãy núi lan sát ra biển.
C, Đồng bằng có nhiều đầm, phá. D, Đồng bằng nằm ở ven biển.
Đáp án: B, Các dãy núi lan sát ra biển.
Câu 20: ( Toán vui) Ếch Xanh đang sống dưới một cái giếng sâu 50 m, Một hôm chú ta đột nhiên chú ta muốn ra khỏi cái giếng tối tăm của mình để đi ngao du thiên hạ. Nghĩ là làm, chú quyết định nhảy lên trên ngay. Mỗi lần nhảy, ếch chỉ tiến được 2 m. Vậy cần nhảy bao nhiêu lần thì ếch Xanh mới ra được khỏi miệng giếng nhỉ?
Đáp án: Không lên được.
HĐ 3: Kết thúc: ( 3-5’)
- Nhận xét tiết học ; tuyên dương HS có thành tích tốt.
- Dặn ôn tập chuẩn bị thi và chuẩn bị tháng sau.
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
TIẾT 5: SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 29
I. MỤC ĐÍCH: 
- Đánh giá các hoạt động tuần 29 phổ biến các hoạt động tuần 30 
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần tới
 - Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
Đánh giá hoạt động tuần qua.
- GV yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
Phổ biến kế hoạch tuần 30.
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập.
- Về lao động.
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
- Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó : phụ trách học tập , phụ trách lao động , báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-----------------------------------------------------------
NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN MÔN
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 29 SEQAP.doc