Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 01 - Lã Bá Đại

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 01 - Lã Bá Đại

Tiết 17: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Viết và so sánh được các số tự nhiên.

- Bước đầu làm quen dạng x < 5,="" 2="">< x="">< 5="" với="" x="" là="" số="" tự="" nhiên.(="" bài="" 1,="" bài="" 3,="" bài="" 4="">

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy 01 - Lã Bá Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY TREO LỚP 4
Người dạy: Lã Bá Đại
 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 17: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên.( Bài 1, bài 3, bài 4 )-tr22.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm như thế nào?
 - Nhận xét đánh giá.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
- Nêu ý kiến, áp dụng so sánh 3245 và 3542
 Bài 1:
- Yêu cầu của bài tập.
+ Số bé nhất có 1 chữ số ; 2 chữ số ; 
3 chữ số?
+ Số lớn nhất có 1chữ số ; 2 chữ số; 3 chữ số?
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
- 1 h/s đọc - Lớp đọc thầm.
+ 0; 10; 100
+ 9; 99; 999
Bài 2: (có thể giảm)
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số.
- Có bao nhiêu số có 2 chữ số.
- GV nhận xét.
- Có 10 số có 1 chữ số: 0®9
- Có 90 số có 2 chữ số: 10®99
- HS làm bài vào vở.
 Bài 3:
- Bài tập yêu cầu gì?
- Viết số thích hợp vào ô trống ta làm như thế nào?
- Nêu yêu cầu.
- Viết chữ số thích hợp vào o
0
9
 859 67 < 859167
609608 < 60960
 Bài 4:
- Bài y/c gì?
- HD h/s làm bài.
- Tìm số ự nhiên biết x<5
- HS làm bài.
Các số ự nhiên bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4
Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4
 Bài 5:
Tìm số tròn chục x biết:
68 < x < 92
- HD tìm các số tròn chục.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Cách so sánh 2 số tự nhiên? 
- Nhận xét giờ học, dặn về xem lại bài tập đã làm. 
- Nêu yêu cầu.
- Số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90
Vậy x là : 70; 80; 90
_______________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 7: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
- Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ: Ngay ngắn, ngay thẳng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Từ phức và từ đơn khác nhau ở điểm nào?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- Gọi h/s đọc bài.
- Từ nào là từ phức?
- Nêu ý kiến.
- 1 h/s đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài tập.
- Từ phức: Truyện cổ, ông cha, thì thầm, lặng im, chầm chầm, cheo leo, se sẽ.
® Trong những từ phức trên từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Truyện cổ, ông cha, lặng im.
- Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?
- Chầm chầm, se sẽ, thì thầm (âm đầu), cheo leo (âm cuối).
3. Ghi nhớ:
- Có mấy cách chính tạo từ phức? Đó là những cách nào?
- HS nêu ghi nhớ.
4. Luyện tập:
 Bài 1: 
- HD h/s làm bài.
- Cho h/s chữa bài .
 + Từ ghép:
- HS đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- HS theo dõi.
- HS làm bài.
- Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ.
- Dẻo dai, vững chắc, thanh cao.
 + Từ láy:
- Em hiểu từ ghép là những từ như thế nào? Từ thế nào là từ láy?
- Nô nức.
- Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp.
 Bài 2: (Không yêu cầu làm bài 2a)
- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài tập.
 + Từ ghép: Ngay®
- Ngay thẳng, ngay thật, ngay đưng, ngay đơ.
 + Từ phức: Thẳng®
- Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp.
 + Từ láy: Ngay®
 Thẳng
 Thật 
C. Củng cố dặn dò:
- Có mấy cách tạo từ phức? 
- Nhận xét giờ học, về tìm 5 từ láy, 5 từ ghép chỉ màu sắc.
- Ngay ngắn
- Thẳng thắn, thẳng thật.
- Thật thà.
_________________________________
Kể chuyện:
Tiết 4: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. Mục tiêu:
- Nghe-kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh hoạ.
 -	Bảng phụ viết sẵn y/c 1 (a, b, c, d)
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Kể lại 1 câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu?
- Nhận xét cho điểm.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giáo viên kể chuyện:
- GV kể lần 1 + Kết hợp giải nghĩa .
- GV kể lần 2 + Kết hợp giới thiệu. 
3. Hướng dẫn h/s kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:	
- HS kể chuyện.
- HS nghe kể.
- HS nghe kể đọc thầm yêu cầu 1 (a, b, c, d)
- Gọi h/s đọc yêu cầu 1.
- Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ HS đọc các câu hỏi a, b, c, d.
- Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.
- Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
- Nhà vua ra lệnh lùng bắt kỳ được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả bài hát nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
- Trước sự đe doạ của nhà vua thái độ của mọi người ntn?
- Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có 1 nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
- Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
- Vì khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách cuả nhà thơ bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật.
- Tổ chức cho h/s kể chuyện theo nhóm. 
 GV nhắc nhở.
- HS kể nhóm 2, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho h/s kể chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Lớp nhận xét đặt câu hỏi cho bạn.
- GV cho h/s nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn kể lại câu chuyện vừa hoc cho người thân nghe.
- Tìm 1 câu chuyện, được đọc, được nghe về tính trung thực.
- HS chọn người kể hấp dẫn, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
________________________________
Khoa học:
	Tiết 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I. Mục tiêu:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
- Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh và các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu vai trò của các Vi-ta-min, chất khoáng và chất béo?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Mục tiêu: - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
+ Cách tiến hành:
- Nêu tên một số thức ăn mà em thường ăn ?
- HS nêu ý kiến.
- HS tự kể.
- Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy như thế nào?
- Chán ăn, không muốn ăn,...
- Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không?
- Không, 1 loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt cá mà không ăn rau, quả?
- Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng và quá trình tiêu hoá không tốt.
+ Kết luận: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món? 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Mục tiêu: - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đầy đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
- Vài h/s nhắc lại.
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s thảo luận đặt câu hỏi và trả lời.
- GV đánh giá.
- HS thảo luận nhóm 2.
VD : Hãy nói tên nhóm thức ăn ?
 + Kế luận: Những thức ăn nào cần được ăn đầy đủ? Ăn vừa phải, có mức độ, ăn ít và hạn chế. 
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Đi chợ”
 + Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa ăn 1 cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
- Vài h/s nhắc lại.
 + Cách tiến hành:
- Cho h/s viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày.
- GV đánh giá. 
4. Củng cố dặn dò:
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Về thực hiện tốt việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
- Nói với bố mẹ về tháp dinh dưỡng.
- HS chơi theo nhóm ® giới thiệu trước lớp thức ăn, đồ uống lựa chọn cho từng bữa.
- Các nhóm khác nhận xét - bình chọn.
_________________________________________________________________
Người dạy: Lã Bá Đại
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
BUỔI 1: 
Toán:
Tiết 18: YẾN, TẠ, TẤN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki-lô-gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và ki-lô-gam.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.Bài 1, bài 2, bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính)(tr24)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng:
a. Giới thiệu đơn vị yến:
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học?
- ki-lô-gam ; gam.
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam, người ta còn dùng đơn vị yến.
- GV ghi : 1yến = 10kg
- Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg?
- 3®4 h/s đọc
- 2 yến = 20 kg
 3 yến = 30 kg
 7 yến = 70 kg
b. Giới thiệu đơn vị tấn, tạ:
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm kg, hang tấn người ta còn dùng đơn vị đo như tấn, tạ.
 1 tạ = 10 yến ; 1 tạ = 100 kg
 1 tấn = 10 tạ ; 1 tấn = 1000 kg
- HS nhắc lại.
2. Luyện tập:
 Bài 1:
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV cho h/s nhận xét đánh giá.
- HS làm bảng lớp.
 HS nêu miệng.
- Con bò cân nặng 2 tạ.
- Con gà cân nặng 2 kg.
- Con voi cân nặng 2 tấn.
 Bài 2:
BT y/c gì?
- GV cho h/s làm bảng con.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn?
- Cách đổi đơn vị đo khối lượng?
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1 yến = 10 kg
10 kg = 1 yến.
5 yến = 50 kg.
1 yến 7 kg = 17 kg
4 tạ 60 kg = 460 kg
2 tấn 85 kg = 2085 kg
 Bài 3: 
- GV hướng dẫn mẫu:
 18 yến + 26 yến = 44 yến
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS làm vở.
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn : 8 = 64 tấn.
 Bài 4:
- Bài toán cho biết gì? yêu cầu tìm gì? - - Muốn biết cả 2 chuyến chở được bao nhiêu muối cần biết gì?
- Đọc đầu bài.
- Chuyến trước: 3 tấn muối 30 tạ
chuyến sau nhiều hơn 3 tạ ?tạ
 Giải:
- HD h/s làm bài.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta làm như thế nào ?
- Nhận xét giờ học, dặn xem lại bài.
 Số muối chuyến sau chở
 30 + 3 = 33 (tạ)
 Cả 2 chuyến chở
 30 + 33 = 63 (tạ)
 Đáp số: 63 tạ ...  thác khoáng sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh khai thác khoáng sản.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục của một số dân tộc ở HLS ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động1: Hoạt động trồng trọt trên đất dốc.
+ Mục tiêu: HS nắm được nghề nông là chính của người dân Hoàng Liên Sơn và nơi trồng trọt các loại cây trồng của người dân Hoàng Liên Sơn.
+ Cách tiến hành:
- Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn có nghề gì? Nghề nào là chính?
- Ruộng bậc thang được làm ở đâu?
- HS nêu ý kiến.
- Nghề nông nghiệp; thủ công.
Nghề nông nghiệp là chính.
- Ở sườn núi.
- Tại sao phải làm ruộng bậc thang?
- Giúp cho giữ nước và chống xói mòn.
- Người dân Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Trồng lúa, trồng ngô,...
-** Kể những nơi có ruộng bậc thang ở tỉnh em?
- Trồng trọt trên đồi trọc có lợi gì cho môi trường?
 - Ở Trạm Tấu , Mù Căng Chải, Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên,
- Bảo vệ môi trường tự nhiên,...
 + Kết luận: Người dân Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa ở đâu? 
2. Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống.
 + Mục tiêu: Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- HS nêu ‏ý kiến. 
- 2 h/s nhăc lại.
 + Cách tiến hành:
- Cho h/s quan sát tranh ảnh.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.?
- Bàn nghế tre, trúc của người Tày; hàng dệt thêu của người Thái, người Mường.
- Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm?
- Hoa văn thêu cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ...
+ Kết luận: Nghề thủ công của người dân Hoàng Liên Sơn có gì tiêu biểu?
- HS nêu ‏ý kiến.
- 2 h/s nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
+ Mục tiêu: Kể được tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn; quy trình sản xuất ra phân lân.
+ Cách tiến hành:
- Cho h/s quan sát tranh ảnh.
- HS quan sát hình 3.
- Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn?
- Apatít; sắt, quặng thiếc, đồng, chì, kẽm...
- Ở vùng núi Liên Sơn hiện nay có loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất?
- Apatít.(Lào Cai)
- Quặng Apatít dùng để làm gì?
- Để làm phân bón.
- Em hãy mô tả lại đặc điểm của quặng mà em biết?
- Có màu nâu, bột, lẫn đá cục...
- Cho h/s quan sát hình 3 và nêu quy trình sản xuất phân lân.
- HS nêu: Quặng KT ®làm giàu quặng sản xuất ra phân lân ® phân lân
- Ngoài khai thác khoáng sản người dân miền núi còn khai thác những gì?
-** Khai thác lâm sản có tác hại gì tới môi trường?
- Lâm sản.
- Tài nguyên rừng bị cạn kiệt,..
+ Kết luận: Các khoáng sản Hoàng Liên Sơn tập trung nhiều ở đâu? Có vai trò gì? 
4. Củng cố dặn dò:
- Tính trạng khai thác khoáng sản, lâm sản bừa bãi có hai gì đối với môi trường?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s xem trước bài sau, tham gia góp ý gia đình tích cực trồng và bảo vệ rừng ở địa phương. 
- 3® 4 h/s nhắc lại.
______________________________________
Tập làm văn:
Tiết 7: CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1 (phần luyện tập)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Một bức thư gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì?
- GV nhận xét- cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Phần nhận xét:
Bài 1: Gọi h/s nêu yêu cầu của bài.
- HD cho h/s tự làm bài.
- Tìm những sự việc chính trong truyện "Dế Mèn bệnh vực kẻ yếu"
- HS trả lời. 
- 1 h/s đọc yêu cầu
- HS làm bài tập theo nhóm.
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc trên tảng đá.
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khổ bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
+ Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn Nhện.
+ Sự việc 4: Gặp bọn Nhện, Dế Mèn ra oai lên án sự nhẫn tâm của chúng bắt phá vòng vây hãm Nhà Trò.
+ Sự việc 5: Bọn Nhện sợ hãi nghe theo Nhà Trò được tự do.
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- GV đánh giá.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét - bổ sung.
Bài 2: - Gọi h/s nêu yêu cầu. 
- 
- Cốt truyện là gì?
- GV nhận xét.
- 1 h/s nêu miệng
* Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho sự diễn biến của câu truyện.
Bài 3:
+ Gọi h/s đọc yêu cầu của bài.
- Cho h/s làm bài.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét- bổ xung.
- 2 h/s nêu yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ xung.
- Cốt truyện gồm những phần nào?
Gồm 3 phần:
- Mở đầu.
- Diễn biến.
- Kết thúc.
- Tác dụng của từng phần?
+ Mở đầu?
+ Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác.
 + Diễn biến?
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Kết quả?
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở 
đầu và phần chính.
3. Ghi nhớ: 
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Vài h.s đọc ghi nhớ.
4 Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầucủa bài
- Truyện "Cây khế" gồm mấy sự việc chính?
- 1 h/s nêu yêu cầu.
- Gồm 6 sự việc chính.
- Cho h/s tự làm bài. 
- HS thảo luận theo cặp.
Thứ tự đúng của truyện: b ® d® a® c® e® g
Bài 2:- Gọi h/s đọc yêu cầu
GV hướng dẫn hs kể lại truyện "Cây khế"
- Cho h/s tập kể trong nhóm.
- Gọi h/s kể truyện trước lớp.
- GV nhận xét- cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- Cốt truyện là gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn h/s về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 h/s đọc yêu cầu.
- Các nhóm tập kể.
2 h/s kể lại truyện.
DẠY TREO LỚP 4
Người dạy: Nguyễn Thị Nguyệt
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012
BUỔI 2:
Thể dục:
Tiết 8: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “BỎ KHĂN”
I. Mục tiêu:
 - Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. Trò chơi: “Bỏ khăn”
- Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện:
 - Địa điểm : Sân trường, nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: 1 còi, 2 khăn tay.sạch.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Cho h/s khởi động.
5-6’
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
GV+CSL
- Chơi trò “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản :
a. Đội hình đội ngũ :
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 
- Cán sự lớp điều khiển lớp ôn. 
- GV theo dõi sửa sai.
20-23’
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
CSL x x x x x x x x
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
b. Trò chơi “Bỏ khăn”: 
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi. 
 - Tổ chức cho h/s chơi thử 1 lần rồi chơi chính thức.
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
 GV
 - GV theo dõi nhắc nhở các em chơi đảm bảo an toàn.
3. Phần kết thúc:
 - HS chạy thường, thả lỏng. 
 - GV cùng h/s hệ thống lại nội dung giờ học.
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s về ôn lại bài.
5-6’
 x x x x x x x x --->
 x x x x x x x x --->
 x x x x x x x x --->
______________________________________
Mĩ thuật:
Tiết 4: VẼ TRANG TRÍ: CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
I. Mục tiêu: 
- Tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Biết cách chép hoạ tiết dân tộc.
- Chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
* HS khá giỏi: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Các bước chép bài hoạ tiết.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV kiểm tra bài vẽ giờ trước những h/s chưa hoàn thiện.
 B, Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - ghi đầu bài
2. Hoạt Động 1: Quan sát nhận xét.
- Cho h/s quan sát hình ảnh về hoạ tiết dân tộc.
- Các hoạ tiết trang trí những hình gì?
- Hình hoa, lá, các con vật có đặc điểm gì?
- Đường nét, cách sắp xếp các hoạ tiết
trang trí như thế nào?
- Hoạ tiết được trang trí ở đâu?
* GV giảng thêm: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
3. Hoạt Động 2: Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Muốn vẽ được hoạ tiết trang trí ta làm như thế nào?
- Gọi h/s nhắc lại các bước chép một hoạ tiết trang trí dân tộc.
4. Hoạt Động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn hs chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc.
- GV nhắc h/s cách bố cục.
- GV quan sát và hướng dẫn h/s còn lúng túng.
- HS quan sát H1- T11- SGK
- Hình hoa, lá, các con vật.
- Đã được đơn giản và cách điệu
- Đường nét hài hoà, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.
- Đình chùa, lăng, tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo... 
- Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
- Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí chung của các phần hoạ tiết.
- Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng các nét thẳng.
- Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho đúng mẫu.
- Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.
- HS quan sát kỹ hình hoạ tiết trước khi vẽ.
- HS phác hoạ quy trình.
- Hoàn thành bài vẽ.
5. Nhận xét đánh giá:
- Gv hướng dẫn hs nhận xét.
+ Cách vẽ hình 
+ Cách vẽ nét (Mềm mại, sinh động)
+ Cách vẽ màu (Tươi sáng, hài hoà)
- Gv đánh giá, xếp loại chung.
C. Dặn dò: Dặn h/s về nhà chuẩn bị tranh về phong cảnh. 
- GV nhận xét giờ học.
- Hs trưng bày bài vẽ của mình theo nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
* HS khỏ giỏi: Chép được hoạ tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tiết 4: TẬP CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ KHAI GIẢNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện một số độngt ác đội hình đội ngũ.
- Có ý thức tốt trong các buổi hoạt động tập thể.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Tập các nội dung chuẩn bị khai giảng:
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cho h/s tập hợp dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, quay đằng sau.
- GV quan sát. sửa sai cho hs.
- GV hướng dẫn.
3. Hoạt động văn nghệ:
- Cho h/s tập một số bài hát tập thể. 
- GV sửa sai cho h/s.
- GV HD h/s tự tổ chức biểu diễn văn nghệ.
- GV theo dõi nhắc nhở.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn h/s thực hiện tốt các nội dung vừa tập trong các buổi hoạt động tập thể.
- HS tập hợp theo đội hình 3 hàng dọc trên sân trường.
- Lớp trưởng điều khiển lớp tập.
- Lớp trưởng điều khiển lớp di chuyển đội hình.
- HS ôn một số bài múa hát tập thể.
- Tập tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docThứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 lop 4a.doc