Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Từ đơn - Từ phức
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT 1.
- Từ điển TV.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN : 03 (TỪ 10 / 09 .ĐẾN 15 / 09 NĂM 2012) Thứ ngày Thời gian Tiết Môn Tên bài dạy Đồ dùng 2 10/09 Sáng Họp công đoàn + SHCM Chiều Góp ý quy chế nội bộ, chuyên môn, ĐHCB, ĐHCĐ 3 11/09 Sáng Họp, đăng kí thi đua cá nhân, giới thiệu BCH Chi Uỷ 2012 – 2015 Chiều Nghỉ 4 12/09 Sáng Nghỉ (Đ/c Oanh dạy) Chiều 1 LT - Câu Töø ñôn, töø phöùc Bảng phụ 2 Kể chuyện Keå chuyeän ñaõ nghe, ñaõ ñoïc 3 TL – Văn Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 4 Khoa học Vai troø cuûa chaát ñaïm, chaát beùo 5 13/09 Sáng 1 Toán Luyện tập Bảng phụ 2 Tập đọc Ngöôøi aên xin Tranh SGK 3 Chính tả (Ng-V): Chaùu nghe caâu chuyeän cuûa baø 4 Địa lí Moät soá daân toäc ôû Hoaøng Lieân Sôn Tranh, ảnh Chiều 1 L. Toán Luyện tập dãy số tự nhiên 2 L. T Việt Luyện đọc hiểu 6 14/09 Sáng 1 Toán Dãy số tự nhiên Bảng hàng, lớp 2 LT - Câu MRVT : Nhân hậu – Đoàn kết Bảng phụ 3 TL - Văn Viết thư 4 Kĩ thuật Cắt theo đường vạch dấu Bộ đồ dùng Chiều GV chuyên dạy 7 15/09 Sáng 1 Toán Viết số tự nhiên trong hệ thập phân Bảng phụ 2 Lịch sử Nước Văn Lang Tranh 3 Khoa học Vai trò của Vi-ta-min, Chất khoáng Hình SGK 4 L. Viết Bài 3 Chiều Họp phụ huynh .. Chiều. Thứ 4 ngày 12 tháng 09 năm 2012 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Từ đơn - Từ phức I. MỤC TIÊU : - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ và nội dung BT 1. - Từ điển TV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định - Nhắc nhơ HS giữ trật tự để chuẩn bị học bài. 2. Kiểm tra bài cũ. - HS nêu ghi nhớ ở tiết trước. - HS đọc đoạn văn viết ở BT 2. - GV nhận xét chung. 3. Bài mới. A. Giới thiệu bài. - GV đưa ra từ : học, học tập, liên hợp quốc. - Em có nhận xét gì về số lượng tiếng của 3 từ trên. - Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ từ 1 tiếng (từ đơn), từ gồm nhiều tiếng (từ phức) - GV ghi tựa. B. Tìm hiểu phần nhận xét. - Gọi HS đọc đoạn văn trên bảng phụ. + Câu văn có bao nhiêu từ ? + Em có nhận xét gì về các từ trong câu trên ? * Bài 1: Hoạt động nhóm 6. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Phát giấy và bút lông cho các nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận . - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. * GV chốt lời giải đúng; như SGV/79. * Bài 2 : Hoạt động cá nhân. - Từ gồm có mấy tiếng ? vậy tiếng dùng để làm gì ? - Từ dùng để làm gì? - Vậy thế nào là từ đơn, từ phức. C. Phần ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm từ đơn, từ phức. D. Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1: Hoạt động cá nhân. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét, bổ sung. * Bài 2: Hoạt động nhóm 2 - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV giới thiệu với HS: Từ điển là sách tập hợp các từ TV. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ; có thể là từ đơn hoặc từ phức. - HS dựa vào từ điển để tìm các từ theo yêu cầu. * Bài 3 : Hoạt động cá nhân. - HS đọc nội dung BT. - Yêu cầu HS tự đặt câu. - Gọi HS đọc câu mình đặt. - GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò. + Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ? + Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ? - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ : nhân hậu - đoàn kết - GV nhận xét tiết học. - HS cả lớp lắng nghe thực hiện. - 1 HS nêu. - 2 HS thực hiện. - HS nghe - HS theo dõi. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. - HS lần lượt nêu. - 1 HS đọc. - Nhận đồ dùng học tập. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu. - 2 nhóm lên dán phiếu và trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS nghe. - HS lần lượt nêu.. - HS khác nhận xét. - 1 HS đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từ mình tìm được. - 1 HS đọc. - HS tự làm bài. 1 HS làm ở bảng lớp. - HS khác nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc - Thảo luận trong nhóm - HS trong nhóm nối tiếp nhau tìm từ ghi vào phiếu. - Các nhóm dán phiếu và trình bày. - HS các nhóm khác nhận xét. - 1 HS đọc, đặt câu vào vở. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. Tiết 2: KỂ CHUYỆN: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu ( theo gợi ý SGK ). - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể . - HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số truyện viết về lòng nhân hậu (GV và HS sưu tầm ): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười,truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 4. - Bảng lớp viết đề bài. - Bảng phụ viết gợi ý 3 trongSGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS Khởi động: Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét Dạy bài mới: * Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Mỗi em theo lời dặn của cô chắc đều đã chuẩn bị một câu chuyện mình đã nghe từ ai đó hoặc đã đọc ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Trong tiết học này, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó. Qua tiết học, các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất, ai kể chuyện hấp dẫn nhất. GV mời một số HS giới thiệu những truyện các em đã mang đến lớp. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ, hay ai đó kể lại) được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu. GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm,Các em nhỏ và cụ già, Dế Mèn bênh vực kẻ yếu...) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK sẽ được tính điểm cao hơn GV yêu cầu HS đọc gợi ý 3 GV đưa bảng phụ viết sẵn dàn bài kể chuyện , nhắc HS: -Trước khi kể các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (tên truyện, em đã nghe câu chuyện này từ ai hoặc đã đọc được câu chuyện này ở đâu?) - Kể chuyện phải có đầu, có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Với những truyện khá dài mà HS không có khả năng kể gọn lại,cô cho phép các em chỉ kể 1, 2 đoạn- chọn đoạn có sự kiện , ý nghĩa (dành thời gian cho các bạn khác được kể). Nếu bạn tò mò muốn nhe tiếp câu chuyện, các em có thể hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc. b.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: GV đưa bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện,viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để HS nhớ khi nhận xét, bình chọn. GV nhận xét, khen ngợi HS GV nhận xét – khen ngợi 4 Củng cố, dặn dò: - Những chuyện kể hôm nay theo đề tài nào ? - Nhận xét tiết học . Biểu dương những em chăm chú nghe bạn kể nên nhận xét chính xác , biết đặc câu hỏi thú vị . - Gv nhắc nhở các em khi kể chuyện cần chú ý nét mặt , điệu bộ , giọng kể cho phù hợp nội dung GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân,xem trước tranh minh hoạ và bài tập ở tiết KC tuần 4. - HS kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. - HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3- 4 trong SGK - Cả lớp theo dõi sách giáo khoa. HS đọc thầm lại gợi ý 1 Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3 - HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp - Nói ý nghĩa câu chuyện của mình, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn sau: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu truyện của người kể - Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất - Các em chú ý nghiêm túc tiếp thu bài học . Tiết 3: TẬP LÀM VĂN : Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật I. MỤC TIÊU: - Biết được hai cách kể lại lời nói , ý nghĩa của nhân vật tác dụng của nó : nói lên tính cách nhân vật t và ý nghĩa câu chuyện.( ND Ghi nhớ). - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.( BT mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét.. - Bài tập 3 phần nh:ận xét viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì? 2) Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật? - Gọi HS hãy tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Người ăn xin? - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy – học bài mới: + Giới thiệu bài Hỏi: Những yếu tố nào tạo nên một nhân vật trong truyện? . + Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gv đưa bảng phụ để HS đối chiếu. Gọi HS đọc lại. - Nhận xét, tuyên dương những HS tìm đúng các câu văn. Bài 2 - Hỏi: + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé? Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng. - Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận cặp đôi câu hỏi: Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau? - Nhận xét, kết luận và viết câu trả lời vào cạnh lời dẫn. Hỏi: + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì? + Có những cách nào để kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật? + Hoạt động 2: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ trang 32 SGK. - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. + Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc nội dung. - Yêu cầu HS tự làm. - Hỏi: Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? - Kết luận: Khi dùng lời dẫn trực tiếp các em có thể đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép. Còn khi dùng lời dẫn gián tiếp không dùng dấu ngoặc kép hay dấu gạch ngang đầu dòng nhưng đằng trước nó có thể có hoặc thêm vào các từ rằng, là và dấu hai chấm. Bài 2 : Gọi HS đọc nội dung. - Phát giấy và b ... i thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) GV chốt GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị và hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? GV kết luận : Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân . Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Đọc số – Viết số Bài tập 2: Viết mỗi số dưới dạng tổng Lưu ý: Trường hợp số có chứa chữ số 0 có thể viết như sau: 18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4 Bài tập 3: - Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng . 4. Củng cố Dặn dò: Thế nào là hệ thập phân? Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số? - Gọi vài em nêu lại nhận xét cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân . - Để viết được các số tự nhiên người ta sữ dụng mấy kí hiệu ? Trò chơi : Ai nhanh - GV phổ biến luật chơi về cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân - GV nhận xét cuộc chơi sau 3 lượt . Chuẩn bị bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên Làm bài 2, 3 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. HS làm bài tập Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Vài HS nhắc lại 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. HS nêu ví du Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể. HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài - Học sinh đọc phần nhận xét trong sách giáo khoa . Cả lớp cùng tham gia , gv đọc số , hs viết vào bảng con .. Tiết 2 : LỊCH SỬ : Nước Văn Lang I MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ : + Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời . + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu ; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật, HS khá, giỏi : + Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang : Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, + Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay : đua thuyền, đấu vật, + Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình trong SGK phóng to - Phiếu học tập - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ . - Bảng thống kê ( chưa điền ) Sản xuất Ăn Mặc & trang điểm Ở Lễ hội Lúa Khoai Cây ăn quả Ươm tơ dệt vải Đúc đồng: giáo mác, mũi tên , rìu , lưỡi cày Nặn đồ đất Đóng thuyền Cơm, xôi Bánh chưng, bánh giầy Uống rượu Mắm Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức , búi tóc hoặc cạo trọc đầu . - Nhà sàn - Quây quần thành làng Vui chơi, nhảy múa Đua thuyền Đấu vật III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 - Khởi động: 2- Kiểm tra bài cũ: 3 - Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . - Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên ( CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN . Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung ) Hùng Vương Lạc hầu , Lạc tướng , Lạc dân, ô tì Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân - GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . - GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân - Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? - GV kết luận . 4. Củng cố – dặn dò : - Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và khu vực nào trên đất nước ta? - Dựa vào bài học , em hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt ( bằng lời nói , bằng đoạn văn ngắn , bằng hình vẽ) - Hiện nay ở địa phương em còn tồn tại đến ngày nay những tục lệ nào của người Lạc Việt ? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài “Nước Âu Lạc” - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai cấp, tầng lớp sao cho phù hợp - HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên . - HS trả lời , HS khác bổ sung . - HS trả lời. - Cả lớp cùng nhận xét. Tiết 3 : KHOA HỌC : Vai trò của Vi-ta-min. Chất khoáng I. MỤC TIÊU: - Kể tên những thức ăn chức nhiều vi-ta-min ( cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,) , chất khoáng ( thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẫm,..) và chất xơ ( các loại rau). - Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể : Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh . + Chất khoáng tham gi xây dựng cơ thể tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. + Chất sơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK. - Giấy khổ lớn, bảng phụ. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Khởi động: 2/Bài cũ: - Nêu lại ghi nhớ và trò của chất đạm – béo? - Nêu thức ăn mà em biết và nêu nguồn gốc của thức ăn đó? - HS trả lời 3/ Bài mới: - HS nhắc lại tựa bài và viết vào vở. Hoạt động 1: Trò chỏi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Mục tiêu - Kể tên một số thức ăn chứa nhiều Vitamin chất khoáng và chất xơ. - Nhận ra nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có bảng phụ Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trên Bước 3: Trình bày GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước Mục tiêu: - Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ và nước. Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận về vai trò của vitamin - Các nhóm bàn luận, ghi vào bảng phụ, nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng là thắng cuộc. - Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình và tự đánh giá trên cơ sở so sánh với nhóm bạn - HS thảo luận và chốt ý. GV đặt câu hỏi: - Kể tên một số Vitamin mà em biết. Nêu vai trò. - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đ/v cơ thể. Bước 2: Thảo luận về vai trò chất khoáng GV đặt câu hỏi: - Kể tên một số chất khoáng mà em biết, nêu vai trò. - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đ/v cơ thể. Bước 3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước. GV đặt câu hỏi: - Tại sao hằng ngày chúng phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ? - Hằng ngày chúng ta uống khoảng bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước? HS thảo luận nhóm đôi, rút ra kết luận: Vitamin không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay c/c năng lượng cho cơ thể hoạt động nhưng rất cần cho hoạt động sống của cơ thể, nếu thiếu sẽ bị bệnh HS thảo luận nhóm đôi, rút ra kết luận: - Một số chất khoáng như sắt, canxi tham gia vào việc xây dựng cơ thể, một số chất khoáng khác cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển các hoạt động sống. Nếu thiếu sẽ bị bệnh. - HS thảo luận tự do và nêu lên câu trả lời. - HS khác bổ sung, nhận xét Kết luận: - Chất xơ cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. - Hằng ngày cần uống khoảng 2l nước 4/ Củng cố - dặn dò : - Em hãy nêu vai trò của vi-ta-min , chất khoáng , chất xơ đối với cơ thể . - Kể tên những loại thức ăn có chứa chất xơ . - Nếu cơ thể thiếu nước thì điều gì sẽ xảy ra ? - Giáo dục hs cần ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh , phát triển tốt - Nhận xét tiết học. - HS đọc ghi nhớ. - HS đọc + Chất xơ đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa qua việc tạo thành phân , giúp cơ thể thải được chất cặn bã ra ngoài + Chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước . + Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể . Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa , chất độc hại ra khõi cơ thể . Vì vậy ta cần uống đủ nước Học sinh phát biểu và tự rút ra bài học , ghi vào vở . . Tiết 4 : LUYỆN VIẾT : Bài 3 I. Mục tiêu: - HS Viết đúng khoảng cách, độ cao, cỡ chữ như bài mẫu. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viêt và tính kiên nhẫn trong đời sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Chữ mẫu - Vở luyện viết III. Hoạt động dạy - học: ND - TL Giáo viên Học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: (3’) 2.Bài mới: a)Luyện viết các từ khó (5’) b) Luyện viết vào vở (25’) c) Chấm chữa bài 3. Củng cố - dặn dò (5’) - Y/C HS viết bảng con một số từ khó - GV nhận xét, bổ sung - Giới thiệu bài: - Hướng dẫn HS luyện viết. - GV hướng dẫn HS viết đúng các từ khó ở trong bài. - GV hướng dẫn và viết mẫu. - Y/C HS viết bảng con - GV nhận xét sửa chữa. - Y/C HS nhìn bài viết vào vở - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu - GV thu chấm 1/3 lớp - Nhận xét - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện viết - HS viết bảng con - H S lắng nghe - HS quan sát, theo dỏi - HS viết bảng con - HS viết vào vở - HS viết xong soát lại bài - Nộp bài - HS nghe và thực hiện ..
Tài liệu đính kèm: