Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 4 đến tuần 6

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 4 đến tuần 6

THỨ HAI NGÀY 14/09/8008

(T7)Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

-Hiểu ND: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( trả lời được các câu hỏi SGK )

- Giáo dục đức tính cương trực, thanh liêm .

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh học bài đọc SGK.

- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 73 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 4 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG
TUẦN:4
Từ ngày 14 / 09 /2009 đến ngày 118/09 /2009
Thứ
ngày
Tiết
TT
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
14/09
01
02
03
04
05
04
07
07
16
04
SHTT
Tập đọc
Khoa học
Toán 
Đạo đức
Một người chính trực 
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên 
Vượt khó trong học tập (T2)
Ba
15
01
02
03
04
05
04
07
04
17
04
Lịch sử
LT&C
Chính tả
Toán
Kĩ thuật
Nước Âu Lạc 
Từ ghép và từ láy 
( Nhớ-v ) Truyện cổ nước mình 
Luyện tập
Khâu thường 
Tư
16
01
02
03
04
05
07
08
07
18
04
Thể dục
Tập đọc
TLV
Toán
Âm nhạc 
Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại- TC “ Thi xếp hàng 
Tre Việt Nam
Cốt truyện
Yến, tạ, tấn 
Học hát bài Bạn ơi lắng nghe 
Năm
17
01
02
03
04
05
08
19
04
04
08
Thể dục
Toán
Địa lý
Mĩ thuật 
LT & câu
Đội hình đội ngũ- TC “ Bỏ khăn “
Bảng đơn vị đo khối lượng 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
Vẽ trang trí : Họa tiết trang trí dân tộc
Luyện tập về từ ghép và từ láy 
Sáu
18
01
02
03
04
05
08
20
08
04
04
Khoa học
Toán
TLV
Kể chuyện
SHL
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
Giây, thế kỷ 
Luyện tập xât dựng cốt chuyện 
Một nhà thơ chân chính .
THỨ HAI NGÀY 14/09/8008
(T7)Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
-Hiểu ND: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.( trả lời được các câu hỏi SGK )
- Giáo dục đức tính cương trực, thanh liêm .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh học bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổn định lớp : Hát 
2. KT bài cũ: 
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và trả lời câu hỏi trong SGK gắn với ND đoạn đọc.
- GV nhận xét, cho điểm .
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Một người chính trực.
a.Luyện đọc :
- Một HS đọc bài.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
+Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
+Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc đoạn, GV HD luyện đọc lại những từ khó, câu khó . 
+Kết hợp giải nghĩa từ: HS đọc chú giải cuối bài : chính trực, di chiếu, Thái tử, Thái hậu,
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 b. Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông
+Đoạn này kể chuyện gì ?
+Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? 
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi :
+Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
+ Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông 
+Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
+Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
- 1 HS khá đọc cả bài - Lớp tìm NDC của bài 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu“Một hôm ..thần xin cử Trần Trung Tá.”
-Từng cặp HS luyện đọc thi đọc diễn cảm .
-Một vài HS thi đọc diễn cảm: 
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nêu tên bài học ? Nêu ND chính của bài ?
- Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? 
- Về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau : Tre Việt Nam .
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài 
- HS nhắc lại tên bài .
- Lớp đọc thầm 
-Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
- HS phát âm : di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu
Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc/ nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến thành được .
- HS chú ý nghe .
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi .
(Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua )
(Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.)
- Hs đọc đoạn 2.
(Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. )
- HS đọc đoạn 3 trả lời :
(Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.)
(Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. )
(Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.)
(Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước.)
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn 
- HS chú ý nghe 
- Từng cặp HS thi đọc. 
- Lớp bình chọn những cặp HS đọc tốt .
(T7) Khoa học
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I-MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh :
-Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng .
-Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói :cần ăn đủ nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường,nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối .
- Biết vận dụng vào cuộc sống . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 16,17 SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KT bài cũ:
-Thiếu vi-ta-min ta sẽ như thế nào? Thiều chất khoáng ta sẽ như thế nào?
-Thiếu xơ và nước ta sẽ như thế nào? Mỗi ngày ta cần uống bao nhiêu nứơc?
2. Bài mới:
- Giới thiệu:“Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn”
HĐ1:Giải thích về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món 
-Thảo luận nhóm: Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
-Gv đưa ra các câu hỏi phụ:
+Nhắc lại tên thức ăn các em thường ăn.
+Nếu ngày nào cũng ăn cùng 1 món em thấy thế nào? 
+Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không? 
+Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau quả?
+Điều gì xảy ra nếu ta ăn cơm với thịt mà không có rau,?
* GV Kết luận:
Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. Aên phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn không những đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng mà còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
HĐ 2:Làm việc với SGK, Tìm hiểu tháp dinh dưỡng.
-Yêu cầu hs nghiên cứu tháp dinh dưỡng.
-Cho hs làm việc theo cặp dựa vào tháp dinh dưỡng.
-Nhịn vào tháp dinh dưỡng chỉ nhóm thức ăn nào cần ăn nhiều, vừa, và ít ?
* GV Kết luận:
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Các thức ăn có nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối
3. Củng cố- Dặn dò:
- Có những nhóm thức ăn nào ? Nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa phải hoặc ăn có mức độ? Thức ăn nào chỉ ăn ít hoặc ăn hạn chế ?
 - Vì sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?
-Chuẩn bị bài sau:Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm động vật, 
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời 
- HS nhắc lại tên bài 
-HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm nhận xét, bổ xung.
- HS làm việc theo cặp 
- Đại diện nhóm trình bày 
(T16) Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU:
-Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Thực hiện các BT1( cột 1), BT2(a,c) BT3 (a)
- Giáo dục tính cẩn thận, ý thức ham mê học toán .
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Bảng phụ, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTbài cũ: Viết số dưới dạng tổng 
7 873 =. . . ; 4 738 = . . . ; 43 275 = . . . ; 10 837 = . . .
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
- Giới thiệu: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
* HD HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
-Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau:100 và 99
+ số 100 có mấy chữ số?
+ Số 99 có mấy chữ số?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
-Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
+ GV nêu ví dụ: 25136 và 23894
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
Cho HS so sánh từng cặp số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải như SGK và kết luận 23894 > 25136
*GV kết luận: Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
-GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét : 
+Trong dãy số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Số đứng trước như thế nào so với số đứng sau ?
 +Trên tia số : Số ở gần gốc 0 hơn thì thế nào so với số xa gốc 0 ? nêu VD ?
Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
-GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK.
+Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo th ... có màu xanh.
+Nhóm 4: Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông, suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm nên đây là nơi có nhiều rừng thông nhất Tây Nguyên.
-HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi
HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
Thứ sáu ngày 02/10/2009
(T12) Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I-MỤC TIÊU:Sau bài này học sinh biết:
-Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
- Biết cách phòng bệnh cho bản thân 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hinh trang 26; 27 SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1.Ổn đinh lớp : 
2. KT bài cũ:
-Có những cách bảo quản thức ăn nào ?
3.Bài mới
-Giới thiệu:“Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng”
HĐ1:Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
-Cho hs làm việc nhóm, các nhóm quan sát hình trang 26 về các bệnh, thảo luận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
* GV Kết luận:
-Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
-Nếu thiếu I-ốt, cơ thể sẽ chậm phát triển, kém thông minh,dễ bị bướu cổ.
HĐ 2:Thảo luận về cách phàng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
-Ngoài các bệnh trên, em còn biết bệnh gì do thiếu dinh dưỡng?
-Làm sao ta nhận ra các bệnh đó?
* GV Kết luận:
-Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A.
+Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B.
+Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
-Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưatrẻ đến bệnh viện để khám và chữa bệnh.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ? Để phòng một số bệnh do thiếu dinh dưỡng ta làm như thế nào?
-Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi .
- HS nhắc lại tên bài 
-Quan sát và thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
-HS thảo luận nhóm đôi 
-Đại diện nhóm trình bày
(T30) Toán
 PHÉP TRỪ
I - MỤC TIÊU : Giúp HS:
-Biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lược và không liên tiếp.
- Giáo dục tính cẩn thận, ham mê học tập .
II-.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KT bài cũ: Đặt tính rồi tính 
4682+2305 ; 2968+6524 
5247+2741 ; 3917+5267 .
GV nhận xét
2.Bài mới:
-Giới thiệu: Phép trừ
*Củng cố kĩ thuật làm tính trừ
-GV ghi phép tính:
-Yêu cầu HS đặt tính & tính vào bảng con, 1 HS lên bảng lớp để thực hiện.
-Trong phép tính này, số 865237 được gọi là gì, số 450237 được gọi là gì, số còn lại được gọi là gì?
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính trừ?
-Vài HS nhắc lại cách đặt tính & cách thực hiện phép tính
-Củng cố cách trừ có nhớ : GV đưa tiếp ví dụ: yêu cầu HS thực hiện
+Yêu cầu HS nêu tên gọi của các thành phần
-GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên.
-GV chốt lại vừa ghi lại cách làm (chú ý dùng phấn màu ở những hàng có nhớ)
-Để thực hiện được phép tính trừ, ta phải tiến hành những bước nào?
-GV chốt lại
* Thực hành
Bài tập 1:cho hs xác định yêu cầu , làm bài vào bảng lớp , bảng con
- Nhận xét ; Lưu ý cách đặt tính 
Bài tập 2:Cho hs xác định yêu cầu, làm bài vào vở, bảng lớp.
- Cho HS đăït tính tính nháp, ghi kết quả 
Bài 3: HS đọc đề, phân tích đề toán và giải vào vở ,bảng lớp
3.Củng cố - Dặn dò: 
-Nêu cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ sô?
-Về làm bài vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp 
- HS nhắc lại tên bài 
a, 865279-450237= ?
 865279
 - 450237
 415042
(Cách đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu - & kẻ gạch ngang.
Cách tính: trừ theo thứ tự từ phải sang trái.)
b, 647235 - 285749
 647235
 - 285749
 361304
(Phép trừ ở ví dụ trên không có nhớ, phép trừ ở ví dụ dưới có nhơ)
(Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính trừ và trừ từ phải sang trái.) 
1.Đặt tinh rồi tính:
a, 987864 969696 b. 839084 628450
 - 783251 - 656565 - 246937 - 35813
 204613 313131 592147 592637
2.Tính :
a)48600 - 9455 =39145 ; b)80000 – 48765 =31235 
3. Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh là:
1730 – 1315 = 415( km )
 Đáp số : 415km
(T12) Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN.
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới để kể lại cốt truyện(BT1). 
- Phát phát triển ý nêu dưới 2-3 trnh để tạo thành 2-3 đoạn văn kể truyện(BT2).
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài mới: 
-Giới thiệu: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Dựa vào tranh kể lại cốt chuyện. 
-GV cho hs quan sát 6 tranh trong SGK.
-GV nêu một số câu hỏi gợi ý:
 +Truyện có mấy nhân vật?
 +Nội dung truyện nói về điều gì? 
-Cho HS thi kể chuyện. 
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. 
-GV gợi ý: Quan sát tranh cho biết nhân vật trong tranh đang làm gì, đang nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. 
-GV hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1 theo câu hỏi trong phần a và b. 
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 
*Thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện: 
Các em làm việc cá nhân. 
-Sau phát biểu của HS, GV dán bảng các phiếu về nội dung chính của từng đoạn văn theo mẫu sau: 
Đoạn 
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu vàng, bạc hay sắt
1
2
3
4
5
6
-HS thi kể chuyện theo cặp (nhóm), phát triển ý, xây dựng đoạn văn. 
-Đại diện nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện. 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nêu ý nghĩa của câu chuyện Ba lưỡi rìu ?
-Về viết lại thành một đoạn văn kể chuyện. Chuẩn bị bài sau : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- HS nhắc lại tên bài 
-HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh, đọc phần lời dưới tranh, trả lời câu hỏi 
+ Có 2 nhân vật 
+ Nói về lòng trung thực của chàng tiều phu
-HS kể chuyện và HS khác nhận xét. 
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS trả lời theo từng câu hỏi của giáo viên. 
-HS phát biểu ý kiến. 
-HS thi kể chuyện. 
 (T12 ) Luyện từ & câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Biết thêm nghĩa một số từ về chủ điểm Trung thực-Tự trọng(BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “Trung”theo hai nhóm nghĩa (BT3)và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4). 
- Giáo dục lòng trugn thực .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
	HOẠT ĐỘNG CỦA HS	
1. KT bài cũ: 
-Ganh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì ?
-Viết 1 danh từ riêng, 1 danh từ chung .
-GV nhận xét
2.Bài mới: 
- Giới thiệu:Mở rộng vốn từ Trung thực-Tự trọng
* Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau
-HS làm bài vào vở, bảng lớp 
-Nhận xét 
Bài tập 2 : Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau 
- Cho HS làm bài vào vở, trả lời miệng
-Cả lớp nhận xét. 
Bài tập 3: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng trung :
 - Nhận xét 
Bài tập4:Đặt câu với một từ đã cho trong bài tập 3:
-HS suy nghĩ, đặt câu
-Cho HS lên bảng đặc câu
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu một số từ về Lòng tự trong- Trung thực?
-GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
- 3 HS thực hiện yêu cầu 
- HS nhắc lại tên bài 
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở, 1 em lên bảng điền 
+ Thứ tự các từ cần điền là : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào .
-HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm cá nhân, và trả lời miệng. 
+ Một lòng 1 dạ gắn bó  : trung thành 
+ Trước sau như một không gì  : Trung kiên
+ Một lòng một dạ gì việc nghĩa : trung nghĩa 
+ Ăn ở nhận hậu, thành thật .. : trung hậu .
+ Ngay thẳng, thật thà là : trung thực 
-HS đọc yêu cầu và làm bài theo mẫu.
a) Trung có nghĩa là “ở giữa” : trung thu, trung bình, trung tâm
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
-HS đọc yêu cầu BT- Lên bảng đặt câu .
VD :Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp .
- Thiếu nhi ai cũng thích trung thu .
- Phụ nử Việt Nam rất trung hậu 
SINH HOẠT TẬP THỂ.
I/ ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH:
Duy trì được sĩ số ,nề nếp.
Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Thực hiện đúng giờ giấc.
Đảm bảo tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Còn nhièu học sinh đọc viết yếu chậm tiến bộ.
Một số em còn thiếu dụng cụ học tập.
Mọt số em ý thức hộc tập chưa cao.
Tuyên truyền phòng bệnh cúm A H1 N1
II/ PHƯƠNG HƯỚNG :
Tiếp tục duy trí sĩ số.
Duy trì việc phụ đạo hs đọc ,viết yếu.
Giáo dục an toan giao thông.
3/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
-Tận dụng thời gian đầu giờ, giữa giờ, cuối buổi rèn cho HS đọc, viết, làm toán 

Tài liệu đính kèm:

  • docT4-T6.doc