Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học dạy 32

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học dạy 32

TUẦN 32

Thứ hai ngày tháng năm 2013

 Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT)

I. Mục tiêu:

1.KT,KN : Giúp HS:

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số (tích không quá 6 chữ số)

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

2.TĐ : Rèn tính cẩn thận khi làm bài

II. Chuẩn bị:

- Bảng nhóm

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần học dạy 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày tháng năm 2013
 Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu: 
1.KT,KN : Giúp HS:
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số (tích không quá 6 chữ số)
- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên.
2.TĐ : Rèn tính cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KT bài cũ: (4-5’)
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (28-30’)
Bài 1(dòng 1,2): Gọi HS nêu yc bài
- GV chốt kết quả đúng
Bài 2: Gọi HS nêu yc bài
- Yêu cầu tự làm bài, phát bảng nhóm cho 2 em.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4 (cột 1):
- Gọi HS nhắc lại quy tắc nhân (chia) nhẩm với 10, 100,...và nhân nhẩm với 11, so sánh số tự nhiên.
- Gọi HS nhận xét, giải thích.
* NDMR: YC HS khs giỏi làm bài 5 
- Gọi HS đọc đề toán
HDHS cách làm
- Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- HS chữa bài tiết trước
-Bài 1(dòng 1,2): 1 em nêu yêu cầu của bài 
+ HS làm bài vào vở, 1 số em lên bảng làm đặt tính rồi tính. 
+ Lớp nhận xét
Bài 2: 
- 1 em nêu yêu cầu của bài 
+ 2 em nhắc lại cách tìm thừa số và số bị chia chưa biết.
+ HS tự làm bài vào vở, 2 em làm bảng nhóm:
a) 40 x X = 1400 
 X = 1400 : 40 
 X = 35 
 b) X : 13 = 205
 X = 205 x 13
 X = 2665
+ Lớp nhận xét bài bảng nhóm
Bài 4 (cột 1):
+ 1 số em nêu:
+ HS tự làm bài, 3 em lên bảng làm
 13500 = 135 x 100 
 26 x 11 > 280
 1600 : 10 < 1006
 Bài 5:
- Đọc đề, tìm hiểu đề 
+ HS tự làm bài và chữa bài
Giải:
 Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi quãng đường dài 180 km là:
 180 : 12 = 15 ( lít)
 Số tiền phải mua xăng là:
 7500 x 15 = 112500 (đồng)
 Đáp số: 112500 đồng
- HS nhận xét bài làm của bạn
Tập đọc: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục tiêu:
1.KT,KN :
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu nội dung: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
2.TĐ : Luôn sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KT Bài cũ: (4-5’)
- Gọi 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi :
+ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao ?
+ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
B. Bài mới:
1. GT bài : (1’)
* Giới thiệu chủ điểm "Tình yêu và cuộc sống", bài đọc "Vương quốc vắng nụ cười"
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. (22’)
a. Luyện đọc. 
- Chia đoạn :
+ Đ1: "Từ đầu... cười cợt"
+ Đ2: "Tiếp... không vào"
+ Đ 3: Còn lại.
- HD đọc từ khó : Kinh khủng, rầu rĩ, sỏi đá lạo xạo...
- Cho HS quan sát tranh, giúp HS hiểu từ ngữ chú giải.
- GV đọc diễn cảm.
b. Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn chán ?
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán đến như vậy ?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
- Kết quả ra sao ?
- Điều gì bất ngờ xáy ra ở phần cuối đoạn này ?
- Thái độ của nhà vua khi nghe tin đó ?
c. HD đọc diễn cảm (8-9’)
- Gọi 4 em đọc phân vai
- HD luyện đọc và thi đọc đoạn cuối.
- Nhận xét khen những nhóm đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: CB bài Ngắm trăng- Không đề.
- 2 HS thực hiện.
- Lắng nghe
- Đánh dấu.
- Đọc nối tiếp 2 lượt.
- Luyện đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- Nhóm đôi luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lắng nghe
- Đọc thầm Đ1.
- Mặt trời không muốn dậy.....trên mái nhà.
- Vì cư dân ở đó không biết cười.
- vua cử một đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
- Đọc Đ2.
- Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội....triều đình ảo não.
- Đọc thầm Đ3.
- Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
- Phấn khởi ra lệnh cho viên thị vệ dẫn vào.
- 4 HS đọc.
- Theo dõi tìm giọng đọc đúng.
- Thi đọc.
Đạo đức : THỰC HÀNH
 I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
 - Cư xử nói năng lịch sự với mọi người.
 - Nói năng lịch sự với mọi người thông qua mọi hoạt động,mọi lúc,mọi nơi.
 - GD học sinh nói lời hay, ý đẹp.
II/Chuẩn bị: * Phiếu thảo luận+ Đội kịch : Tiểu phẩm, đồ dùng sắm vai. III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ :
B. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Thảo luận, sắm vai .
GV kết luận :
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến:
Cho HS nêu cách giải quyết các tình huống.
GV chốt ý đúng.
*Trò chơi: 
Nêu những biểu hiện cư xử nói năng lịch sự với người khác .
 +GV nêu luật chơi và cách chơi
 - HS khác nhận xét bổ sung. 
+Gv kết luận: Đối với tất cả mọi người,chúng ta cần phải cư xử nói năng lịch sự . Như vậy mới là con ngoan, trò giỏi.
 C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
Về nhà: Điều tra các tệ nạn xã hội ở địa phương em .
- Tìm hiểu một số biểu hiện chưa tích cực 
- Câu hỏi bài bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (sgk )
+Cho học sinh diễn tiểu phẩm: Khi khách đến nhà chơi,em và mọi người sẽ làm gì ?
*Từng nhóm lên diễn lại tình huống xảy ra với gia đình mình(có tr/hợp nên và không )
*Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 giải quyết các tình huống sau:
+Em cùng người thân lên xe buýt, lúc ấy xe rất đông người. Em nhìn thấy một cụ già đang loay hoay tìm chỗ ngồi. Lúc ấy em sẽ làm gì?
+Nhân ngày 8/3, em muốn mang hoa đến chúc mừng bà. Em sẽ ứng xử như thế nào?
* HS tham gia chơi.
* Liên hệ thực tế : Giáo dục cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực .
- hs ghi chép trong sổ nhận xét cá nhân .
____________________________________________________________
Thứ ba ngày tháng năm 2013
Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu: 
1.KT,KN : Giúp HS
 - Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.
 - Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên.
 - Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
2.TĐ : Rèn tính cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (4-5’)
- Gọi 2 em giải lại bài 1,2 
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hướng dẫn luyện tập : (28-30’)
Bài 1a: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD trình bày bài toán tính giá trị biểu thức có chứa 2 chữ
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài 2: Goi HS nêu yc bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Gọi 1 em đọc đề
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Gợi ý HS làm
- Nhận xét, chữa bài
Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
C. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học
- 2 em lên bảng làm.
-Bài 1a: 1 em nêu.
- 1 số em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 a) Với m = 952; n = 28 thì: 
 m + n = 952 + 28 = 980 
 m – n = 952 – 28 = 924
 m x n = 952 x 28 = 26656 
 m : n = 952 : 28 = 34 
+ HS nhận xét, chữa bài.
- Bài 2: 1 em nêu
+ HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
- HS làm bài, 1 số em làm bảng nhóm.
- Nhận xét bài ở bảng nhóm, sau đó lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
- Bài 4: HS đọc đề, tìm hiểu đề.
+ Trung bình cộng.
+ HS làm vào vở, 1 em lên bảng giải
Giải:
 Số mét vải tuần sau bán được là:
 319 + 76 = 395 (m)
 Số ngày của 2 tuần là:
 7 x 2 = 14 (ngày)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là :
 ( 319 + 395 ) : 14 = 51 (m)
 Đáp số: 51 m
-Bài 5: HS đọc đề, phân tích đề
Giải:
 Số tiền mẹ mua bánh là:
24000 x 2 = 48000 (đồng)
 Số tiền mẹ mua sữa là:
9800 x 6 = 58800 (đồng)
Số tiền mẹ mua cả bánh và sữa là:
48000 + 58800 = 106800 (đồng)
 Số tiền mẹ có lúc đầu là :
 106800 + 93200 = 200000 (đồng)
 Đáp số: 200000 đồng
Tập đọc: NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I. Mục tiêu :
1.KT,KN :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Hiểu ND (hai bài thơ ngắn): nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ; thuộc một trong hai bài thơ.
2.TĐ : Giáo dục kính yêu Bác Hồ.
* THMT; Giúp hs cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với MT thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa bài đọc.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KT bài cũ : (4-5’)
- Gọi HS đọc bài Vương quốc vắng nụ cười và trả lời câu hỏi : 
B. Bài mới: (30-32’)
 GT bài : * Giới thiệu bài - Ghi đề
Bài 1: NGẮM TRĂNG
a) Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm bài thơ, nêu xuất xứ bài thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài thơ.
b) Tìm hiểu bài:
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào ?
+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó của Bác Hồ với trăng ?
+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác ?
* Qua bài thơ này em có NX gì về cuộc sống của Bác với môi trường thiên nhiên ?
- NX, chốt lại : BH là người rất yêu thiên nhiên, cuộc sống của Bác luôn gắn bó với MT.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- Hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng.
Bài 2: KHÔNG ĐỀ
a) Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gọi 1 em đọc chú giải.
b) Tìm hiểu bài:
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?
+ Tìm những hình ảnh nào nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác ?
+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác ?
* Qua bài thơ này em có NX gì về cuộc sống của Bác  ?
- NX, chốt lại : BH là người rất yêu thiên nhiên, cs của Bác luôn gắn bó với MT, với trẻ thơ.
c) HD đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- Hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, ghi điểm
C. Củng cố, dặn dò: (2-3’)
- Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về Bác ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị: Vương quốc vắng nụ cười (tt).
- 2 em đọc.
- HS đọc nhiều lần.
- Qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù (của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc)
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khen cửa ngắm nhà thơ.
- Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn.
- Trả lời.
- lớp nx, bổ sung.
- 10 - 12 em tham gia thi.
- 5 em đọc tiếp nối. 
- Sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp rất gian khổ. Những từ ngữ: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa ; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
- TL.
- TL.
- Một số HS thi đọc.
- Bác luôn lạc quan, yêu đời, cả trong hoàn cảnh tù đày hay kháng  ... ái có nghĩa là số bạn gái là 3 phần bằng nhau thì số bạn trai chiếm 2 phần như thế. Tổng số bạn trai và bạn gái là 5 phần. Tỷ số chính là phân số. Mẫu số là 3 tương ứng với số phần chỉ số bạn gái. Tử số là 2 tương ứng với số phần chỉ số bạn trai.
Ví dụ 2: Tỷ số giữa số bạn gái và số bạn trai là 
 Để giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa thực tiễn của tỷ số , tôi sẽ hướng dẫn cho học sinh hiểu tỷ số giữa số bạn gái so với số bạn trai là . Số bạn gái bằng số bạn trai có nghĩa là số bạn trai là 2 phần bằng nhau thì số bạn gái là 3 phần như thế. Tỷ số chính là phân số . Mẫu số là 2 tương ứng với số phần chỉ số bạn trai. Tử số là 3 tương ứng với số phần chỉ số bạn gái. Tổng số bạn trai và bạn gái là 5 phần bằng nhau.
* Như vậy: Tỷ số là một phân số biểu thị mối quan hệ giữa đại lượng này so với đại lượng kia.
 2. Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số: 
 Bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số ở lớp 4 có hai dạng cơ bản là: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó. Ngoài ra còn có một số dạng bài khác cũng liên quan đến tỷ số.
 a) Dạng toán cơ bản: Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
 Để giải được những bài toán ở dạng này, học sinh phải xác định được tổng hoặc hiệu của hai số và tỷ số của hai số. Tỷ số của hai số có thể là phân số, cũng có khi ở dạng lời văn.
* Trường hợp 1: Tỷ số dưới dạng phân số.
 Ví dụ 1: Tỷ số dưới dạng phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số.
 Bài toán: Hiệu của hai số là 85 .Tỷ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
-HDHS: Đọc kỹ đề bài, xác định yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm.
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
 + Bài toán cho biết gì ? ( Bài toán cho biết hiệu của hai số là 85 . Tỷ số của hai số đó là phân số )
 + Bài toán hỏi gì? ( Tìm hai số đó)
 + Bài toán này thuộc dạng toán nào ? ( Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó ).
 + Hiệu của hai số phải tìm là bao nhiêu ? (Hiệu của hai số là 85 ). 
 + Tỷ số của hai số đó là bao nhiêu ? (Tỷ số giữa hai số là ) .
 + Hai số phải tìm là hai số nào? ( Hai số phải tìm là số lớn và số bé )
- Hướng dẫn học sinh hiểu mối quan hệ giữa tỷ số với hai số phải tìm:
 Tỷ số của hai số là cho biết số nào tương ứng với mẫu số, số nào tương ứng với tử số? ( Tỷ số của hai số là cho biết mẫu số là 8 tương ứng với số lớn, tử số là 3 tương ứng với số bé.)
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ : Khi vẽ sơ đồ lưu ý cho học sinh biểu thị các phần bằng nhau bằng những đoạn thẳng bằng nhau và biểu thị các dữ kiện của bài toán trên sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khi trình bày bài giải, các câu trả lời phải tương ứng với các phép tính. Các chữ số, các dấu của phép tính, tên đơn vị phải viết rõ ràng, đầy đủ.
 Bài giải.
Vẽ sơ đồ và giải. ? 
 ?
85
Theo sơ đồ : Hiệu số phần bằng nhau là:
 8 – 3 = 5(phần).
 Số bé là:
 85 : 5 x 3 = 51.
 Số lớn là:
 51 + 85 = 136.
 Đáp số: Số bé : 51 
 Số lớn : 136
 Nhận xét: Qua việc hướng dẫn học sinh giải bài toán ở ví dụ trên, tôi đã rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
Đọc kỹ đầu bài .
Xác định yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm.
Xác định hai số cần tìm.
Xác định mối quan hệ giữa tỷ số với hai số cần tìm.
Vẽ sơ đồ và trình bày bài giải.
Ví dụ 2: Tỷ số dưới dạng phân số có tử số lớn hơn mẫu số.
 Bài toán: Hai kho chứa 125 tấn thóc,trong đó số thóc kho thứ nhất bằng số thóc kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
 - HDHS phân tích bài toán:
 + Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết tổng số thóc ở hai kho là 125 tấn)
 + Bài toán hỏi gì? (Bài toán hỏi mỗi kho chúa bao nhiêu tấn thóc)
 + Bài toán này thuộc dạng toán nào? ( Bài toán này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó).
 + Hai số phải tìm là hai số nào? (Là số thóc ở kho thứ nhất và số thóc ở kho thứ hai)
 - HDHS hiểu mối quan hệ giữa tỷ số với số thóc ở hai kho.
 Số thóc ở kho thứ nhất bằng số thóc ở kho thứ hai có nghĩa là: Số thóc ở kho thứ hai là 2 phần bằng nhau thì số thóc ở kho thứ nhất là 3 phần như thế. Mẫu số là 2 tương ứng với số thóc ở kho thứ hai. Tử số là 3 tương ứng với số thóc ở kho thứ nhất
 - HD HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
 Bài giải.
Ta có sơ đồ: ? tấn
 Kho 1: 
 ? tấn 125 tấn
 Kho 2:
 Theo sơ đồ : Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 2 = 5 (phần).
 Số thóc ở kho thứ nhất là:
 125 : 5 x 3 = 75 (tấn).
 Số thóc ở kho thứ hai là :
 125 – 75 = 50 (tấn).
 Đáp số: Kho 1: 75 tấn thóc.
 Kho 2: 50 tấn thóc.
 Nhận xét: Với bài toán có tỷ số dưới dạng phân số mà tử số lớn hơn mẫu số, tôi cũng rèn cho học sinh các kỹ năng giải như các bài toán có tỷ số là phân số mà tử số bé hơn mẫu số.
 * Trường hợp 2: Tỷ số dưới dạng lời văn.
 Khi hướng dẫn học sinh giải các bài toán ở dạng này, tôi cũng rèn cho học sinh những kỹ năng đọc kỹ đề bài và phân tích bài toán như những bài ở trường hợp 1, song tôi phải lưu ý cho học sinh kỹ năng xác định tỷ số và mối quan hệ giữa tỷ số với các đại lượng đã cho trong bài toán. Tỷ số dưới dạng lời văn được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau: 
Ví dụ 1: Tổng của hai số bằng 1080. Tìm hai số đó, biết rằng số thứ nhất gấp 7 lần số thứ hai.( Bài 3 trang 149 SGK 4)
 HD HS xác định tỷ số:số thứ nhất gấp 7 lần số thứ hai ,tôi đã hướng dẫn học sinh hiểu là: Số thứ nhất gấp 7 lần số thứ hai, hay số thứ hai bằng số thứ nhất.
 Hai số cần tìm là số thứ nhất và số thứ hai
 Số thứ nhất tương ứng với 7 phần bằng nhau, số thứ hai tương ứng với 1 phần như thế.
Bài toán này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Tổng của hai số là 1080. Tỷ số giữa hai số là
Đến đây học sinh giải bài toán tương tự như cách giải bài toán ở trường hợp 1.
 * Lưu ý: Ở ví dụ trên, tỷ số của hai số ẩn dưới dạng gấp một số lên nhiều lần.
Ví dụ 2: Tổng hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn giảm đi 5 lần thì được số bé.
HD HS xác định tỷ số: Số lớn giảm đi 5 lần thì được số bé có nghĩa là số lớn gấp 5 lần số bé. Hay số bé bằng số lớn.
Hai số cần tìm ở đây là số lớn và số bé. Số lớn tương ứng với 5 phần bằng nhau thì số bé tương ứng với 1 phần như thế.
Bài toán này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Tổng của hai số là 72. Tỷ số giữa hai số là . Học sinh giải bài toán tương tự cách giải bài toán ở trường hợp 1.
 * Lưu ý: Ở ví dụ trên, tỷ số của hai số ẩn dưới dạng giảm một số đi nhiều lần.
Ví dụ 3: Tổng số tuổi của Tuấn, bố Tuấn hiện nay là 48 tuổi. Biết tuổi của Tuấn được bao nhiêu ngày thì tuổi của bố được bấy nhiêu tuần. Tính tuổi của mỗi người. (Bài soạn toán 4)
HD HS xác định tỷ số:
1 tuần có 7 ngày nên tuổi bố Tuấn gấp 7 lần tuổi Tuấn. 
Hay tuổi của Tuấn bằng tuổi của bố Tuấn.
Hai số cần tìm ở đây là tuổi của Tuấn và tuổi của bố Tuấn. Tuổi của bố Tuấn tương ứng với 7 phần bằng nhau. Tuổi của Tuấn tương ứng với 1 phần như thế.
Bài toán này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Tổng số tuổi của hai người là 48 tuổi . Tỷ số giữa số tuổi của hai người là .
Đến đây học sinh giải bài toán tương tự cách giải bài toán ở truờng hợp 1.
 * Lưu ý: Ở ví dụ trên tỷ số ẩn dưới dạng mối quan hệ giữa ngày và tuần.
Ví dụ 4: Tổng của hai số là 1281. Thương của hai số là 6. Tìm hai số đó.
 HD HS xác định tỷ số: Thương của hai số chính là kết quả của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai. Có nghĩa là số thứ nhất gấp 6 lần số thứ hai. Hay số thứ hai bằng số thứ nhất.
Hai số cần tìm ở đây là số thứ nhất và số thứ hai. Số thứ nhất tương ứng với 6 phần bằng nhau, số thứ hai tương ứng với 1 phần như thế.
Bài này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó. Tổng hai số là 1281. Tỷ số của hai số là . Đến đây học sinh giải bài toán tương tự như cách giải bài toán ở trường hợp 1.
* Lưu ý: Ở ví dụ trên, tỷ số của hai số ẩn dưới dạng là thương của hai số. 
Ví dụ 5: Tổng của hai số là 407. Biết của số thứ nhất thì bằng của số thứ hai. Tìm hai số đó.
HD HS xác định tỷ số: của số thứ nhất thì bằng của số thứ hai. Có nghĩa là số thứ nhất là 4 phần bằng nhau, thì số thứ hai là 7 phần như thế. Hay số thứ nhất bằng 
số thứ hai. 
Hai số cần tìm ở đây là số thứ nhất và số thứ hai. Số thứ hai tương ứng với 7 phần bằng nhau, số thứ nhất tương ứng với 4 phần như thế. 
Bài này thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số. Tổng của hai số là 407. Tỷ số giữa hai số là. Đến đây học sinh giải bài toán tương tự như ví dụ trên.
 * Lưu ý: Ở ví dụ trên, tỷ số của hai số ẩn dưới dạng mẫu số của 2 phân số.
 Nhận xét: Khi giải các bài toán dạng: “Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỷ số của hai số đó” HS thường lúng túng trong việc xác định tỷ số của hai số và mối quan hệ giữa các đại lượng liên quan đến tỷ số. Chính vì thế GV cần rèn cho hs kỹ năng xác định tỷ số nhất là những bài toán cho biết tỷ số dưới dạng lời văn. Sau khi xác định được tổng, hoặc hiệu và tỷ số của hai số, học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng rồi giải bài toán theo các bước sau:
 + Tìm tổng hoặc hiệu số phần bằng nhau của hai số 
 + Tìm giá trị của mỗi phần
 + Tìm mỗi số phải tìm. 
II. Kết quả khảo sát sau khi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy:
 Từ khi áp dụng biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số cho học sinh, tôi thấy đa số các em xác định các yếu tố đã cho, các yếu tố phải tìm và 
đặc biệt học sinh biết xác định tỷ số của hai số mặc dù bài toán cho biết tỷ số dưới nhiều hình thức khác nhau. “ Tỷ số là phân số, hoặc tỷ số dưới dạng lời văn”. Các em biết phân tích bài toán, nhận dạng bài toán và lựa chọn cách giải phù hợp. Các em biết vận dụng linh hoạt cách giải bằng phương pháp tỷ số để giải các bài toán có liên quan đến tỷ số.
C/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Để rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn liên quan đến tỷ số cho học sinh, giáo viên cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
Đọc kỹ đầu bài.
Xác định yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm,
Xác định tỷ số và mối quan hệ giữa hai đại lượng liên quan đến tỷ số.
Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán.
Lựa chọn cách giải bài toán.
Rèn kỹ năng trình bày bài giải.
 - Cần rèn cho học sinh biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học để học sinh giải các bài toán một cách hợp lý và đạt kết quả cao nhất.
 Trên đây là những kinh nghiệm của tôi, đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy và đã có hiệu quả. Tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu.
 Thị Trấn, ngày 30 tháng 4 năm 2010.
 Người viết.
 Hoàng Thị Gái

Tài liệu đính kèm:

  • docGALop 4Tuan 32.doc