Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 12

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 12

Tập đọc

“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

 Theo Từ điển các nhân vật lịch sử

I. Mục tiêu :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các CH 1,2,4 trong SGK). (HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK)

- Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.Các hoạt động dạy học

1.Ổn định :.

2.Kiểm tra bài cũ : 5p’ Có chí thì nên

- GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời câu hỏi SGK

- GV nhận xét ghi điểm

 

docx 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 11 2011
Ngày dạy:........................ TUẦN 12
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tập đọc
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
 Theo Từ điển các nhân vật lịch sử
I. Mục tiêu :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các CH 1,2,4 trong SGK). (HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK)
- Luôn có ý chí vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học 
1.Ổn định :.......................................
2.Kiểm tra bài cũ : 5p’ Có chí thì nên 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc và trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài: 2p’ Treo tranh giới thiệu 
b. Luyện đọc 10p’
- Gọi 1 HS đọc cả bài
GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc.
Gọi HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài 12p’
F GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 
? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
1.Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?
Đoạn 1 , 2 cho biết gì ?
F GV yêu cầu HS đọc đoạn còn lại 
? Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? 
2. Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
3. Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?( HS khá giỏi)
4. Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Nội dung chính của phần còn lại là gì ?
Nội dung chính của bài là gì ?
d. Đọc diễn cảm 8p’
GV gọi HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bưởi mồ côi cha . . . anh vẫn không nản chí) 
GV sửa lỗi cho các em
HS xem tranh minh hoạ 
- 1 HS khá đọc
- Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS đọc thầm đoạn 1, 2
. . . mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi.....
Đầu tiên, anh làm thư kí cho 1 hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in....
Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí 
Bạch Thái Bưởi là người có chí 
HS đọc thầm đoạn còn lại
Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Ông đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc nơi người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày 1 đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông.... 
Là anh hùng nhưng không phải trên chiến trường mà trên thương trường / Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh . . .
- Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng, biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp phát triển kinh tế Việt Nam . Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh
Sự thành công của Bạch Thái Bưởi
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực , có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ 
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
Tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
4.Củng cố Dặn dò: 3p’
? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 
? Em học gì qua nhân vật Bạch Thái Bưởi 
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Vẽ trứng
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
 I.Mục tiêu
- Biết thực hiện php nhn một số với một tổng , nhn một tổng với một số .
- Áp dụng nhân một số với một tổng , một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh 
* Bài cần làm: Bi 1; Bi 2 a) 1 ý ; b) 1 ý; Bi 3
- Vận dụng tốt vào cuộc sống hàng ngày.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 
III.Các hoạt động dạy – học
1.Ổn định :.......................................
 2.Kiểm tra bài cũ: 5 p’
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập làm thêm của tiết 55 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm HS. 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài: 2p’
b.Nội dung: 10p’
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5.
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức 
-Vậy giá trị của hai biểu thức này như thế nào với nhau ?
- Vậy ta có :4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5.
=> GV chỉ biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) nói : 4 là một số , ( 3 + 5 ) là một tổng . Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng ( 3 + 5 ) 
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng , chúng ta có thể làm thế nào ? 
-GV: gọi số đó là a , tổng là ( b + c ) hãy viết biểu thức a x ( b + c ) 
- Biểu thức a x ( b + c ) có dạng là một số nhân với một tổng , khi thực hiện tính giá trị biểu thức này ta còn có cách nào khác - Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ? 
- Vậy ta có : a x ( b + c ) = a x b + a x c 
-GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng
 c.Luyện tập : 20p’
Bài 1/66:Bài tập yêu cầu gì ? 
-GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc các cột trong bảng 
? Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức nào ? 
-GV yêu cầu HS làm bài 
? Nếu a = 4 , b = 5 , c = 2 thì giá trị của hai biểu thức a x ( b + c) và a x b + a x c như thế nào với nhau ? 
- GV hỏi với hai trường hợp còn lại 
a
b
c
a x ( b + c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x ( 5 + 2 ) = 28
4 x 5 + 4 x 2= 28
3
4
5
3 x ( 4 + 5 ) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x ( 2 + 3 ) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
Bài 2/66: GV yêu cầu HS đọc đề bài câu a 
?Trong hai cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn ? 
b. GV viết lên bảng biểu thức 
 38 x 6 + 38 x 4 
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách .
?Trong hai cách làm trên , cách nào thuận tiện hơn , vì sao ? 
- GV nhận xét ghi điểm 
Bài 3 /67:
- GV yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trong bài 
-GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số . 
Bài 4/67 : *HS kh, giỏi làm thêm BT4
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm nháp 
4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
- Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết qủa lại với nhau . 
-HS viết a x ( b + c ) 
-HS nêu.
-HS viết a x b + a x c 
-HS viết và đọc công thức trên 
-HS nêu như phần bài học trong SGK 
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức...
- HS đọc 
-Biểu thức a x ( b + c ) và a x b + a x c 
-1 HS làm trên bảng , HS cả lớp làm bài vào VBT 
- Thì giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 28. 
- HS trả lời 
 - Tính giá trị của biểu thức theo hai cách 
a. 3 6 x ( 7 + 3 ) = 36 x 10 = 360
36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360
b. 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
5 x 38 + 5 x 62 = 5 x ( 38 + 62 ) =
 5 x 100 = 500
*HS khá, giỏi làm thêm (ý 2 )
a. 270 x ( 2 + 6 ) = 270 x 8 = 2160
270 x 2 + 270 x 6 = 540 + 1620 = 2160.
b.135 x 8 + 135 x 2 = 1 080 + 270 = 1350
135 x 8 + 135 x 2 = 135 ( 8 + 2 ) = 
 = 135 x 10 = 1350
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT
( 3 + 5 ) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
- Hs nêu kết quả : a. 286 ; 3535
 b. 2343 ; 12423.
HS theo dõi nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
-GV yêu cầu HS nêu lại tính chất một nhân với một tổng, một tổng nhân với một số 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Một số nhân với một hiệu
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Lịch sử
CHÙA THỜI LÝ 
 I. Mục tiêu :
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của Đạo Phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. 
- HS khá, giỏi: Mô tả ngôi cùa mà HS biết .
- HS tự hào về trình độ văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, xây dựng thời nhà Lý.
II.Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, tượng Phật A di đà .Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định :.......................................
2.Kiểm tra bài cũ: 5p’ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô?
Sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã làm được những việc gì đưa lại lợi ích cho nhân dân?
GV nhận xét , ghi điểm .
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu:2p’ Cho HS quan sát tranh
b. Nội dung : 30p’
Hoạt động1: Cả lớp, nhóm, cá nhân
Mục tiêu : Biết được những biểu hiện về sự phát triển của Đạo Phật thời Lý.
Bước 1: Yêu cầu HS đọc từ Đạo Phật . . . thịnh đạt 
- Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ?
Vì sao đạo Phật lại phát triển ở nước ta?
Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
ð Kết luận : Tư tưởng của đạo Phật rất phù hợp với tâm lí ngư ... ếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường...Trần Trung Tá. (Kết bài không mở rộng)
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy....Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa!” (Kết bài không mở rộng)
HS đọc yêu cầu của bài
HS lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng cho một trong hai truyện trên, làm vào vở 
HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
Truyện Một người chính trực
 (thêm đoạn sau): Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: người chính trực làm việc gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
(thêm đoạn sau): An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. 
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra TLV viết trong tiết TLV tới
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LUYỆNTẬP
I. Mục tiêu :
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số .
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số cĩ hai chữ số 
* Bài tập cần làm: Bi 1 ;Bi 2 ( cột 1 , 2 );Bi 3 
- Học yêu thích học toán
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng con 
III.Các hoạt động dạy – học
1. Ổn định :......................
2. Kiểm tra bài cũ:5p’
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm HS. 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài:2p’
b. Luyện tập: 30p’
Bài 1/69:
-GV : yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập , sau đó cho HS tự làm bài 
-GV chữa bài , khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình 
GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 2/70: (cột 1, cột 2)
-GV : kẻ bảng số như bài tập lên bảng yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng 
- Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng 
-Điền số nào vào ô trống thứ nhất 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại 
-3 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu 
-3 HS lên bảng làm bài , lớp làm vào VBT 
 17 428 2 057
x 86 x 39 x 23
 102 3852 6171
 136 1284 4114
 1462 16692 47331
HS thực hiện yêu cầu 
-Thay giá trị m vào biểu thức m x 78 để tính giá trị của biểu thức này , được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng 
-HS : với m = 3 thì a x 78 = 3 x 78 =234 , vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất .
-HS làm bài ,sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
Dành cho HS khá giỏi làm thêm
m
3
30
23
230
m x 78 
3 x 78 = 234
30 x 78 = 2 340
23 x 78 = 1 794
230 x 78 = 17 940
-GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 3/70 : GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-GV yêu cầu HS tự làm
HS thực hiện yêu cầu 
-2 HS lên bảng làm , lớp làm bài vào vở
	Bài giải 	Bài giải
Số lần tim người đập trong 1 giờ :	 24 giờ có số phút :
	75 x 60 = 4 500 ( lần ) 	60 x 24 = 1 440 ( phút ) 
Số lần tim người đập trong 24 giờ :	 Số lần tim người đập trong 24 giờ 
	4 500 x 24 = 108 000 ( lần ) 	75 x 1 440 = 108 000 ( lần )
	Đáp số : 108 000 lần 	Đáp số : 108 000 lần
-GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 4/70 : Dành cho HS khá giỏi làm thêm GV gọi 1 HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS tự làm 
HS đổi chéo bài để kiểm tra nhau 
-Thực hiện yêu cầu . 
-1 HS làm trên bảng , lớp làm bài vào vở
Bài giải
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 đồng một kg :
5 200 x 13 = 67 600 ( đồng ) 
Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kg :
5 500 x 18 = 99 000 ( đồng ) 
Số tiền bán cả hai loại đường : 
67 600 + 99 000 = 166 600 ( đồng ) 
Đáp số : 166 600 đồng 
GV thu vở chấm và sửa bài cho HS
Bài 5/70: Dành cho HS khá giỏi làm thêm 
4. Củng cố – dặn dò :3p’
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập 
-Chuẩn bị bài : Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
TÍNH TỪ (tt)
I.Mục tiêu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ; Bút dạ , phiếu khổ to 
III.Các hoạt động dạy -học: 
1.Ổn định :.......................................
2.Kiểm tra bài cũ :5p’ MRVT: Ý chí nghị lực 
GV kiểm tra bài 2, 3 ở tiết 23
GV nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài :2p’
b. Nhận xét10p’
Bài 1/123:Gọi HS đọc yêu cầu của bài
GV nhận xét
- GV : Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể đựơc thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho. 
Bài 2/123:Gọi HS đọc yêu cầu của bài
GV nhận xét
Yêu cầu HS tự cho ví dụ tính từ và thêm từ để tạo mức độ khác nhau. 
c. Ghi nhớ :5p’
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
d. Luyện tập 15p’
Bài 1/124:GV gọi HS đọc yêu cầu bài 
GV phát phiếu và bút dạ cho 4 HS
GV nhận xét
Bài 2/124:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Chia lớp thành 4 nhóm
GV phát phiếu cho các nhóm làm bài
GV nhận xét, bổ sung thêm những từ ngữ mới, khen nhóm tìm được đúng / nhiều từ. 
Bài 3/124:GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
GV nhận xét nhanh.
HS đọc yêu cầu của bài
- Tính từ trắng: mức độ trung bình.
- Tính từ (từ láy) trăng trắng: mức độ thấp
-Tính từ (từ ghép) trắng tinh:mức độ cao.
- Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: 
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng: rất trắng.
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất: trắng hơn, trắng nhất.
Cả lớp nhận xét
HS nối tiếp nêu
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm vào vở
4 HS làm vào phiếu – gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn. 
HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. 
Lời giải đúng : thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. 
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm HS làm bài
Đại diện nhóm lần lượt trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. 
4.Củng cố - dặn dò: 3p’
Gọi HS đọc lại ghi nhớ của bài - 2 HS đọc
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT2 (Phần luyện tập) 
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19 / 11/ 2011
Ngày dạy:...................................
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu:
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài biết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
- Lời kể tự nhiện chân thật , dùng từ hay giàu trí tưởng tượng .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định :.......................................
 2. Kiểm tra bài cũ : 5p’
- Kiểm tra giấy , bút của học sinh -Để giấy bút trên bàn
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài :2p’
b. Nội dung :30p’
GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 đề bài và dàn ý vắn tắt
Đề 1: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2: Kể lại một câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca
Đề 3: Kể lại một câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời của chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. 
GV nhắc lại yêu cầu của đề bài 
YC HS chọn 1 trong 3 đề bài 
Cho HS làm bài 
GV theo dõi 
GV thu bài 
1 em đọc bảng phụ 
- Cả lớp đọc thầm
- HS nhắc lại đầu bài.
-HS nêu đề bài mình chọn.
- Làm bài vào giấy
4. Củng cố dặn dò :3p’
Nhận xét tiết kiểm tra 
Dặn HS về nhà ôn lại dạng văn kể chuyện
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxLOP 4 TUAN 12.docx