Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 14

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 14

TUẦN 14

Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

 Theo Nguyễn Kiên

I. Mục tiêu :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(channgf kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu các từ ngữ trong bài : kị sĩ , tía , son , đoảng , chái bếp , đống rấm , hòn rấm

- Hiểu Nội dung: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Can đảm, dũng cảm .

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

 

docx 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2011
Ngày dạy:.......................	
TUẦN 14
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
 Theo Nguyễn Kiên
I. Mục tiêu :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật(channgf kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu các từ ngữ trong bài : kị sĩ , tía , son , đoảng , chái bếp , đống rấm , hòn rấm
- Hiểu Nội dung: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Can đảm, dũng cảm . 
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ .Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 5P’ Văn hay chữ tốt 
GV yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc bài 
? Vì sao Cao Bá Quát luôn bị điểm kém
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu.2P’
GV treo tranh để giới thiệu bài đọc
b. Luyện đọc 10P’
F Gọi HS đọc bài 
- GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc 
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài 12P’
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
1. Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
? Chúng khác nhau thế nào. 
? Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Cu Chắt để đồ chơi mình vào đâu 
? Những đồ chơi của cu Chắt làm quen nhau như thế nào 
? Nội dung đoạn này là gì 
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
? Vì sao chú bé Đất lại ra đi 
2. Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì
? Ông Hòn Rấm nói gì khi thấy chú lùi lại 
3.Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung
4. Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì 
? Đoạn cuối bài nói lên điều gì 
? Câu chuyện nói lên điều gì 
d.Đọc diễn cảm 8P’
GV gọi HS đọc toàn truyện theo cách phân vai
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười . . . thành Đất Nung) .GV đọc mẫu 
Cho HS luyện đọc
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
- 1 HS khá đọc cả bài
+ Đoạn 1: Tết Trung thu. . .đi chăn trâu
+ Đoạn 2: Cu Chắt. . . lọ thuỷ tinh
+ Đoạn 3: phần còn lại 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự bài 
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- HS đọc thầm phần chú giải
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu...
+ Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét...
Giới thiệu các đồ vật của cu Chắt
HS đọc thầm đoạn 2
- Vào nắp cái tráp hỏng 
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.
Cuộc là quen giưa cu Đất và hai người bạn bột
HS đọc thầm đoạn 3
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê
- Chú đi ra cánh đồng . Mới đến chái bếp gặp mưa, chú ngấm nước và bị rét ... Rồi chú gặp ông Hòn Rấm
- Ông chê chú nhát
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát /
 Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích./
Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi....
Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung
* Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
4 HS đọc lần lượt theo cách phân vai. 
HS nhận xét, tìm giọng đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện thi đọc diễn cảm trước lớp
4. Củng cố - dặn dò :3P’
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn 
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
........
Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu :
- Biết chia một tổng cho một số .
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính 
- Bài cần làm:Bi 1;Bi 2 ( Khơng yu cầu HS phải học thuộc cc tính chất ny )
- Vận dụng tính toán trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy – học
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:5P’
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài 5
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà 
-GV chữa bài , nhận xét 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài:2P’
b. Nội dung : 10P’
- GV viết lên bảng hai biểu thức 
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức 
? Vậy giá trị của hai biểu thức này như thế nào với nhau 
- Vậy ta có : (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ? 
? 53 : 7 + 21 : 7 có dạng gì 
-Nêu từng thương trong biểu thức này 
-35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21):7
-Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
-GV : Vì (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 nên ta nói : Khi thực hiện chia một tổng cho một số , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia , rồi cộng các kết quả tìm được với nhau . 
c.Luyện tập: 20P’
Bài1,a/76:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì 
-GV viết lên bảng biểu thức 
 ( 15 + 35 ) : 5 
-GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên 
- GV : Vì biểu thức có dạng là một tổng chia cho một số , các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện hai cách như trên 
- GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 1b/76 :
-GV viết lên bảng biểu thức 
 12 : 4 + 20 : 4 
-GV yêu cầu HS tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu 
- Vì sao viết12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20) : 4 
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài 
- Nhận xét và ghi điểm 
Bài 2/76 : 
-GV viết lên bảng ( 35 - 21 ) : 7 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách 
-GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình 
? Như vậy khi co một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào 
-GV: Đó chính là tính chất một hiệu chia cho 1 số 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài 
a. ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3
 ( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 
 = 9 – 6 = 3
- Nhận xét và ghi điểm 
Bài 3/76 : Dành Cho HS khá giỏi làm thêm. GV gọi HS đọc yêu cầu bài 
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán 
GV nhận xét ghi điểm
-HS đọc biểu thức 
-1 HS lên bảng làm bài , lớp làm nháp 
(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
-HS đọc biểu thức 
-Có dạng một tổng chia cho một số
-Biểu thức là tổng của hai thương 
-Thương thứ nhất là 35 : 7 và thương thứ hai là 21 : 7
- Là các số hạng của tổng ( 35 + 21 ) 
- 7 là số chia 
-HS nghe GV nêu tính chất , sau đó nhắc lại .
-Tính giá trị của biểu thức 
- 2 HS nêu hai cách : 
+ Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia 
+ Lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết qủa với nhau 
-2 HS lên bảng làm theo 2 cách 
-HS tính giá trị biểu thức theo mẫu 
-Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia hết cho 4 , áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết 12 : 4 + 20 : 4 = 
( 12+20) : 4
 -1 HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở 
-Đọc biểu thức 
-2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách , HS cả lớp làm bài vào vở
-Khi chia một hiệu chia cho một số nếu số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ kết qủa với nhau .
-2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở 
b.( 64 – 32 ) : 8 = 32 : 8 = 4 
 ( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 
 = 8 – 4 = 4
-Thực hiện yêu cầu 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Nhận xét bài của bạn
4. Củng cố - dặn dò: 3P’
- Khi chia một tồng cho một số ta thực hiện như thế nào ?
- Nhận xét tiết học 
- Về làm bài tập VBTChuẩn bị bài : Chia cho số có một chữ số
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
........ 
Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu :
- Biết rằng sau nhà Lý là Nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên Kinh Đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt 
HS khá, giỏi: Biết những việc làm của Nhà Trần nhằm cũng cố xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ để điều, khuyến khích nông dân sản xuất 
- Mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình minh hoạ . Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 5P’ Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai 
? Dựa vào lược đồ em hãy thuật lại cuộc chiến đấu trên sông Cầu ?
GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu:2P’
b. Nội dung : 30P’
Hoạt động1: Cả lớp
Mục tiêu : Biết Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần 
Yêu cầu HS đọc trong SGK đoạn từ “Đến cuối thế kỷ. . . Thành lập”
? Tình hình trong nước và ngoài nước cuối thời Lý như thế nào 
? Trong hoàn cảnh đó nhầ Trần đã thay đổi nhà Lý như thế nào 
? Nhà Trần thay nhà Lý có hợp lòng dân không 
ðKết luận : Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
Hoạt động 2: Cặp đôi 
Mục tiêu : Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố , xây dựng đất nước
? Nhà Trần đóng đô ở đâu và đặt tên nước là gì 
 GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
Gv : Hà đê sứ : Trong coi việc đắp đê , bảo vệ đê điều 
+ Khuyến nông sứ : Khuyến khích sản xuất nông nghiệp 
+ Đồn điền sứ : tuyển người đi khai hoang
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . 
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:
+ Đứng đầu nhà nước là vua. o
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. o
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin. o
+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. o
+ Trai tráng lên 18 tuổi được tuyển vào quân đội, thời bình ở địa phương sản xuất o
ðKết luận: Nhà Trần rất chăm lo củng cố và xây dựng đất nước
Hoạt động 3 : Cả lớp
Mục tiêu : Biết thời Trần vua với với quan , vua với dân có mối quan hệ thân thiết. Biết nhà Trần r ... u HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức 
=>(9 x 15 ) : 3=9 x ( 15 :3 )=(9 : 3 ) x 15
-GV viết lên bảng hai biểu thức sau 
 (7 x 15 ) : 3 
 7 x ( 15 : 3 ) 
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức 
Vậy ta có : (7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
? Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng thế nào 
? Khi tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào 
? Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của ( 9 x 15 ) : 3 
-Vậy :khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó ( nếu chia hết ) , sau lấy kết qủa tìm được nhân cho thừa số kia 
? Với biểu thức ( 7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính ( 7 : 3 ) x 15 
c. Luyện tập: 20P’
Bài 1/79 : ? Bài tập yêu cầu làm gì 
-HS đọc các biểu thức 
- 3 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45
(9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45
-Giá trị của ba biểu thức bằng nhau và cùng bằng 45
-HS đọc các biểu thức 
-2 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35
-Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 35
- Có dạng một tích chia cho một số 
-Tính giá trị của biểu thức .
- Lấy 15 chia chỏ rồi lấy kết qủa tìm được nhân với 9 ( lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết qủa vừa tìm được nhân 15 )
 -Vì 7 không chia hết cho 3 
-Tính giá trị của biểu thức 
-1 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào vở 
Cách 1 	Cách 2 
a.( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46 	( 8 x 23 ) : 4 = ( 8 : 4 ) x 23 
	 = 2 x 23 = 46
b.( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60	( 15 x 24 ) : 6 = 15 x ( 24 : 6 )
	 = 15 x 4 = 60
GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 2/79 : ? Bài tập yêu cầu làm gì 
-GV viết bảng biểu thức 
 ( 25 x 36 ) : 9 
-GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện , sau đó gọi 2 HS lên bảng 
-GV : khi thực hiện tính giá trị của biểu thức , các em nên quan sát kĩ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện 
Bài 3/79 :Dành cho HS khá giỏi làm thêm. GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải bài toán 
-GV nhận xét và ghi điểm
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT 
 (25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100
 (25 x 36 ) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100
-HS thực hiện yêu cầu 
-1 HS tóm tắt trước lớp 
-1 HS lên bảng làm . lớp làm vào vở
4. Củng cố - dặn dò:3p’
- Khi chia một tích cho một số ta làm gì ?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm các bài tập
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
........
Luyện từ và câu
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I. Mục tiêu :
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). 
- HS khá, giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác (BT3 mục III)).
- Vận dụng tốt vào lối hành văn .
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung BT1 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:5p’Luyện tập về câu hỏi 
GV mời 1 HS làm lại BT1; 1 HS làm lại BT5; 1 HS đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. 
GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài 2p’
b. Nhận xét 10p’
Bài 1/142 :Gọi HS đọc yêu cầu 
? Tìm câu hỏi trong đoạn văn 
Bài2/142:Yêu cầu HS đọc yêu cầu 
? Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không.
? Ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì 
? Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không 
? Vậy câu hỏi này có tác dụng gì 
GV : Có những câu hỏi không dùng để hỏi những điều chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ chê , khen hay khẳng định , phủ định điều gì đó
Bài3/142:Gọi 1 HS đọc 
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi 
? Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết câu hỏi còn dùng để làm gì 
c. Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
d. Luyện tập 20p’
Bài 1/142:GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS tự làm bài 
Giáo dục: Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau . Trong khi nói , viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt đẻ cho lời nói , câu văn thêm hay và lôi cuốn người đọc , người nghe hơn .
Bài 2/143 :GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV phát giấy khổ to cho các nhóm
GV nhận xét, kết luận những câu hỏi được đặt đúng. 
Bài 3/143: Gọi HS đọc yêu cầu 
GV nhắc mỗi em chỉ nêu 1 tình huống
GV nhận xét. 
1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn :
 + Sao chú mày nhát thế? 
 + Nung ấy ạ? 
+ Chứ sao? 
HS đọc yêu cầu của 
- Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.
- Để chê cu Đất.
 - Câu hỏi này không dùng để hỏi.
- Câu hỏi này là câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa. 
HS đọc yêu cầu của bài
Trao đổi và trình bày: Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu: các cháu hãy nói nhỏ hơn.
- . . . Dùng để thể hiện thái độ khen , chê , khẳng định , phủ định hay yêu cầu , đề nghị một điều gì đó 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 
Trao đổi và trả lời 
Câu a. Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc 
Câu b. Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.
Câu c. Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống.
Câu d. Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ giúp đỡ. 
Cả lớp nhận xét 
- HS đọc yêu cầu của bài tập
Các nhóm viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi hợp với 4 tình huống đã cho. 
a. Bạn có thể chỡ đến hết giờ sinh hoạt , chúng mình cùng nói chuyện được không ?
b.Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ?
c.Bài toán này không khó nhưng mình làm phép nhân sai . Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ?
d.Chơi diều cũng thích chứ ?
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ.
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét. 
4. Củng cố- dặn dò: 3p’
- Nhận xét tiến học. 
- Gọi 3 HS nhắc lại ghi nhớ và cho VD về 3 kiểu câu hỏi như đã học.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
........
Ngày soạn: 3/12/2011
Ngày dạy:.......................	
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu :
 - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các keeir mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
- Viết được mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh và sáng tạo 
II. Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ Cái cối xay trong SGK. Phiếu khổ to	
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 5p’ Thế nào là miêu tả? 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. (1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ) 
- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài 2p’
b. Nhận xét 10p’
Bài1/143,144 :Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn
GV : áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối) và cho HS quan sát tranh
? Bài văn tả cái gì 
GV: Ngày xưa, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre. 
? Các phần mở bài và kết bài trong 
bài “Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? 
Gv : Phần mở bài dùng giới thiệu đồ vật được miêu tả . Phần kết bài thường nói đén tình cảm , sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật đó 
? Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài và kết bài nào đã học 
? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào 
Bài 2/144 : 
 Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu 
? Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì 
GV : muốn tả đồ vật tinh tế , tỉ mỉ ra phải tả bao quát toàn bộ đồ vật , rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật , không nên tả hết mọi chi tiết , mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man , dài dòng .
c. Ghi nhớ: 3p’
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
d. Luyện tập 17p’
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. 
GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống / tên các bộ phận của cái trống / những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
. 	GV nhận xét
2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân. HS quan sát tranh minh hoạ cái cối
- Cái cối xay gạo bằng tre.
+ Phần mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”.Giới thiệu cái cối 
+ Phần kết bài: “Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi . . . theo dõi từng bước anh đi . . .” Kết bài nói lên Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ. 
- Giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
+ Phần mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp).
+ Phần kết bài: bình luận thêm (kết bài mở rộng) .
- Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Cái vành ; hai cái tai ; hàm răng cối ; Cần cối ; dầu cần , cái chốt ; dây thừng buộc cần và tả công dụng của cái cối ; dùng để xay lúa , tiếng cối làm vui cả xóm .
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập: Cả lớp đọc thầm bài tả cái trống, suy nghĩ.
HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a, b, c .1 HS đọc lại theo bảng GV đã chuẩn bị sẵn.
HS làm bài tập viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống để đoạn văn trở thành bài văn hoàn chỉnh.
HS làm bài vào VBT
HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài. Cả lớp nhận xét, chọn bài mở bài hay.
HS tiếp nối nhau đọc phần kết bài. Cả lớp nhận xét, chọn bài mở bài hay.
4. Củng cố - dặn dò: 3p’
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của 1 bài văn miêu tả?
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài về nhà hoàn chỉnh lại bài, viết vào vở. Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả đồ vật.
IV. Nhận xét rút kinh nghiệm:
........

Tài liệu đính kèm:

  • docxLOP 4 TUAN 14.docx