Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 20

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 20

Tập đọc

BỐN ANH TÀI ( TT)

 Truyện cổ dân tộc Tày

I. Mục tiêu :

 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Hiểu những từ ngữ : núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng, . . .

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Đoàn kết giúp đỡ mọi người

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ bài đọc . Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.

III/ Hoạt động dạy – học:

1.Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:5p’

- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

 

docx 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần lễ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/1/2011	Tuần 20
Ngày dạy:...	 Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
BỐN ANH TÀI ( TT)
 Truyện cổ dân tộc Tày
I. Mục tiêu :
 -Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu những từ ngữ : núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng, . . .
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- Đoàn kết giúp đỡ mọi người
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ bài đọc . Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:5p’
- Gọi 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và ghi điểm
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’ 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ: Bức tranh vẽ cảnh gì? Thử đoán xem phần tiếp của câu chuyện 
b. Luyện đọc:10p’
- Gọi học sinh đọc cả bài
- Chia đoạn luyện đọc
- Học sinh đọc nối tiếp :
Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc không phù hợp
Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ SGK
Hướng dẫn HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài
c. Tìm hiểu bài: 12p’ 
F Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
1. Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai ? và đã được giúp đỡ như thế nào 
? Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì.
? Hãy nêu ý chính đoạn1
F Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
2.Yêu cầu HS trao đổi và thuật lại cuộc chiến của bốn anh em Cẩu Khây
? Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống lại yêu tinh 
3. Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh 
? Nếu để một mình thì ai trong số bốn anh em sẽ thắng được yêu tinh.
? Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì.
GV : Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường: đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tam, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh, buộc nó phải quy hàng, cứu giúp bà con dân bản.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
4. Câu chuyện ca ngợi điều gì.
d.Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm8p’ 
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài, yêu cầu HS cả lớp theo dõi và phát hiện giọng đọc.
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc( Cẩu Khây hé cửa . . . đất trời tối sầm lại)
- GV đọc mẫu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
- GV nhận xét, đánh giá 
- Bức tranh vẽ 4 anh em Cẩu Khây đang đánh yêu tinh. . .
- HS khá đọc cả bài
- Chia đoạn: 2 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu đến . . . bắt yêu tinh đấy
+ Đ 2: Cẩu Khây hé . . . đông vui
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- 1 – 2 HS đọc cả bài à Nhận xét
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 1
- Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò, cho nó. Bốn anh em đực bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ 
- Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người, bà cụ liền giục bốn anh em chạy trốn.
- Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ
- HS đọc thầm đoạn 2
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng trao đổi, thuật lại cuộc chiến cho nhau nghe. 
- Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc. 
2 - 3 nhóm trình bày . Các nhóm bổ sung 
- Vì có sức khoẻ, tài năng phi thường,/ Biết đoàn kết đồng tâm hiệp lực/
- Không ai thắng được yêu tinh
- Đoạn hai cho thấy anh em Cẩu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và đặc biệt là biết đoàn kết hiệp lực trong chiến đấu.
- 1 HS đọc cả bài 
* Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Thống nhất cách đọc
- Lắng nghe
- 5 - 7 HS đọc diễn cảm
4. Củng cố - dặn dò:3p’
- Em học được gì qua câu chuyện Bốn anh tài
GV : Trong cuộc sống chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù nguy hiểm nào.
- GV nhận xét tiết học . 
- Soạn bài trống đồng Đông Sơn
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......
TOÁN
PHÂN SỐ
 I .Mục tiêu: 
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số .
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 
 - Áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy- học
 - Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106 - 107
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ: 5p’
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 95.
-GV nhận xét và ghi điểm HS.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’
b. Giới thiệu phân số:12p’
- GV treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
? Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau 
? Có mấy phần được tô màu 
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
- Năm phần sáu viết là: ( Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5)
- Yêu cầu HS đọc và viết 
- Ta gọi là phân số.
+ Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6. 
- Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang?
- Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?
- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0.
- Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu? Tử số cho em biết điều gì?.
- Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.
-GV lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần tô màu của mỗi hình.
* Đưa ra hình tròn và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
* Đưa ra hình vuông và hỏi: đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
* Đưa ra hình zích zắc và hỏi: đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc? Hãy giải thích.
+ Nêu tử số và mẫu số của phân số 
=> là những phân số . Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang.
c. Luyện tập :18p’
Bài 1/107:
Hình 1: viết đọc hai phần năm, mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia làm 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.
Hình 2: viết đọc năm phần tám, mẫu số cho biết hình tròn được chia làm 8 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 5 phần được tô màu.
Hình 3: viết đọc ba phần bốn Hình 4: viết đọc bảy phần mười
Hình 5: viết đọc ba phần sáu Hình 6: viết đọc ba phần bảy
- GV yêu cầu HS tự làm làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.
Bài 2/107:- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập
Phân số
Tử số
Mẫu số
6
11
8
10
5
12
? Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào 
- GV nhận xét va ghi điểm HS.
Bài 3/107:Dành cho HS khá giỏi làm thêm
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì 
-GV gọi 3 HS lên bảng, sau đó lần lượt đọc các phân số cho HS viết.
- GV nhận xét bài viết của các HS trên bảng, yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4/107: Dành cho HS khá giỏi làm thêm
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ 1 phân số bất kỳ cho nhau đọc.
-GV viết lên bảng 1 phân số, sau đó yêu cầu HS đọc.
-GV nhận xét phần đọc các phân số của HS.
-HS quan sát hình.
- Thành 6 phần bằng nhau.
- Có 5 phần được tô màu.
- HS nghe 
-HS viết , và đọc năm phần sáu 
- HS nhắc lại: Phân số 
- HS nhắc lại.
- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang.
-Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia ra thành 6 phần bằng nhau.
-Khi viết phân số thì tử số được viết ở trên vạch ngang và cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu.
* Đã tô màu hình tròn ( vì hình tròn được chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần).
+ Phân số có tử số là 1, mẫu số là 2.
* Đã tô màu hình vuông ( vì hình vuông được chia thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần).
+ Phân số có tử số là 3, mẫu số là 4
* Đã tô màu hình zích zắc ( vì hình zính zắc được chia thành 7 phần bằng nhau và tô màu 4 phần).
+ Phân số có tử số là 4, mẫu số là 7
- HS làm bài vào vở bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Phân số
Tử số
Mẫu số
3
8
18
25
12
55
- Là các số tự nhiên lớn hơn 0.
- Viết các phân số.
-3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở: 
- HS làm việc theo cặp.
-HS nối tiếp nhau đọc các phân số GV viết lên bảng.
 4. Củng cố -dặn dò:3p’
- Tô màu số hình tròn để biểu diễn phân số sau : 
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......
Lịch sử
NƯỚC ĐẠI VIỆT BUỔI ĐẦU THỜI HẬU LÊ (Thế kỉ XV )
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I.Mục tiêu: 
 -Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn.
 + Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do liễu Thăng chỉ huy đến Ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
 + Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập:
 + Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải xin đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẫu chuyện về về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu học tập của HS. 
III.Các hoạt động dạy – học
1.Ổn định :
 2. Bài cũ: 5p’Nước ta cuối thời Trần 
Đến giữa thế kỉ thứ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ có hợp lòng dân không? Vì sao?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’
b. Nội dung:30p’
HĐ1: Hoạt động cả lớp:
MT:Biết bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của Ải Chi Lăng.
? Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta
? Thung lũng có hình như thế nào 
? Hai bên thung lũng có gì đặc biệt
? Lòng thung lũng có gì đặc biệt 
? Với địa thế như trên , Chi lăng có lợi gì cho  ... với đồ vật đã tả.
III.Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định :
2. Bài Mới
3. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết kiểm tra
Nội dung kiểm tra:
Đề 1: Hãy tả một đồ vật em yêu quý nhất ở trường
Đề 2:Hãy tả một đồ vật gần gũi với em nhất ở nhà 
Đề 3: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất 
Đề 4: Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2 của em 
ĐÁP ÁN
- Viết được đoạn văn miêu tả đúng yêu cầu, diễn đạt ý hay, câu văn rõ ràng, mạch lạc , chữ viết đẹp, trình bày đúng, sạch sẽ đạt 10 điểm.
- Không đạt về hình thức trừ 1 điểm.
- Nội dung:
+ Sai chủ đề không cho điểm.
+Diễn đạt ý lủng củng trừ 2 điểm.
+Diễn đạt không trọn câu, dùng từ chưa phù hợp trừ 1 điểm.
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......
Toán
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết dược tính chất cơ bản của phân số , phân số bằng nhau .
- Bài tập cần làm: Bài 1
- Giúp HS nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. Sự bằng nhau của hai phân số.
- Vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào cuộc sống
II.Đồ dùng dạy học:
Mô hình hoặc hình vẽ như trong SGK
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ:5p’
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập của tiết 99.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:2p’
 b.Nội dung:12p’
-GV đưa ra 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên trên băng giấy kia 
- Em có nhận xét gì về hai băng giấy này?
-Băng giấy thứ nhất được chia mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần?
-Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất.
? Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần 
? Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai.
? Hãy so sánh phần được tô màu của hai băng giấy.
-Vậy băng giấy so với băng giấy 
thì như thế nào?
- Từ hoạt động trên em đã biết điều gì? 
- Vậy làm thế nào để từ phân số ta có 
được phân số 
 ? Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì 
? Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số 
? Khi chia hết cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho 1 số tự nhiên khác 0, chúng
ta được gì 
- Đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số.
c.Luyện tập:18p’
Bài 1/112: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS đọc 2 phân số bằng nhau trong từng ý của bài tập.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2/112:Làm nếu còn thời gian
-GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức. Hãy so sánh giá trị của 18 : 3 và( 18 x 4 ) : ( 3 x 4) 
Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của 1 phép chia với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không?
? Hãy so sánh giá trị của 81 : 9 và 
(81 : 3) : ( 9 : 3 ) 
? Vậy khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của 1 phép chia cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không 
-GV gọi HS đọc lại nhận xét của SGK. 
 Bài 3/112:Dành cho HS khá giỏi làm thêm 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-HS quan sát thao tác của GV.
-Hai băng giấy bằng nhau.
- Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần.
 băng giấy đã được tô màu.
 -Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
 băng giấy đã được tô màu.
 -Phần tô màu của hai băng giấy bằng nhau.
- băng giấy = băng giấy 
 -Để từ phân số có được phân số ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2. 
-Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.
-Để từ phân số có được phân số ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số cho 2. 
-Khi chia hết cả tử số và mẫu số của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.
-2 HS đọc trước lớp.
-HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. ; 
; 
b.; ;;
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
a.18 : 3 và ( 18 x 4 ) : ( 3 x 4 ).
18 : 3 = 6
( 18 x 4) : ( 3 x 4) = 72 : 12 = 6
Vậy: 18 : 3 = ( 18 x 4 ) : ( 3 x 4 ).
-Khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của 1 phép chia với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
b. 81 : 9 và (81 : 3) : ( 9 : 3 )?
81 : 9 = 9
( 81 : 3) : ( 9: 3) = 27 : 3 = 9
Vậy: 81 : 9 = ( 81 : 3 ) : ( 9 : 3)
-khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của 1 phép chia cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
-2 HS lần lượt đọc trước lớp.
2 HS nêu trước lớp. Nhận xét bổ sung
4.Củng cố, dặn dò:3p’
-GV yêu cầu HS nêu lại tính chất cơ bản của phân số
-GV Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tính chất cơ bản của phân số
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE
I.Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2) ; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (BT3, BT4).
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. 
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ; một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ:5p’ Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
GV yêu cầu HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? trong đoạn viết.
GV nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài 2p’
b. Nội dung:30p’
Bài tập 1/19:Gọi HS đọc yêu cầu 
GV nhận xét
Bài tập 2/19: HS đọc yêu cầu của bài tập
GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, phát bút dạ, mời 3 HS nhóm HS lên bảng thi tiếp sức
Tổ trọng tài và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc – nhóm tìm được đúng và nhiều từ ngữ chỉ tên các môn thể thao. 
Bài tập 3/19:
GV yêu cầu HS đọc bài tập.
GV ghi tất cả các từ mà HS tìm được
Tổ trọng tài và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc
Em hiểu 2 thành ngữ trên là gì?
Bài tập 4/19:
HS đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu)
HS đọc thầm lại yêu cầu của bài tập, trao đổi theo nhóm đôi để làm bài
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ Từ ngữ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí, . . .
+ Từ ngữ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn, . . .
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao.
Các nhóm lên bảng thi tiếp sức. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả làm bài.
HS viết vào vở ít nhất 15 từ ngữ chỉ tên các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đấm bốc, cử tạ, xà đơn, xà kép, nhảy ngựa, trượt tuyết, đua mô tô, đua ngựa, . . .
HS đọc yêu cầu của bài tập.
Các nhóm thi truyền điện. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả làm bài.
HS đọc thuộc các thành ngữ sau khi đã hoàn chỉnh các từ ngữ; viết vào vở lời giải đúng:
Khỏe như voi (trâu, hùm)
Nhanh như cắt (gió, chớp, điện, sóc)
+ Khoẻ như voi: rất khoẻ mạnh, sung sức, ví như sức voi.
+ Nhanh nhứ cắt: rất nhanh chỉ một thoáng ví như chim cắt
HS đọc yêu cầu đề bài
+ Tiên: những nhân vật trong truyện cổ tích, sống nhàn nhã, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng (Sướng như tiên)
+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt.
+ Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
4.Củng cố - dặn dò:3p’
Cho HS thi kể các từ về chủ đề đã học.
GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Câu kể Ai thế nào?
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......
Ngày soạn:14/ 1/2011 Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2011
Ngày dạy:.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
-Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1).
-Bước đầu biết quan sát và trình by được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
- HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn. 
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương, đất nước. 
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa một số nét đổi mới của địa phương em.
- Bảng phụ viết dàn ý bài giới thiệu.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung).
2. Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
3. Kết bài: Nêu kết quả đổi mới ở địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. 
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định :
2.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài:2p’Trong HKI, các em đã học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục của địa phương qua tiết TLV giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (tuần 16). Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập giới thiệu những nét đổi mới của làng xóm hay phố phường nơi em ở. 
b.Nội dung:35p’
Bài tập 1/19,20:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV giúp HS nắm dàn ý bài giới thiệu: Nét mới ở Vĩnh Sơn là một bài giới thiệu. Dựa theo bài mẫu đó, có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu. 
GV đưa bảng phụ có ghi dàn ý, yêu cầu HS đọc
Bài tập 2/20:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV giúp HS xác định yêu cầu đề bài, tìm được nội dung cho bài giới thiệu; nhắc HS chú ý những điểm sau:
+ Các em phải nhận ra những đổi mới của phố phường nơi mình sinh sống (có thể là nơi trường mình đang đóng) để giới thiệu những nét đổi mới đó. Những đổi mới đó có thể là: giữ gìn phố phường sạch đẹp, chống tệ nạn ma túy, xây dựng thêm nhiều trường học, lớp học mới . . .
+ Em chọn trong những đổi mới ấy một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu.
+ Nếu không tìm thấy những đổi mới, các em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và mơ ước đổi mới của mình.
GV nhận xét
- Nghe
HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong Sgk.
HS làm bài cá nhân, đọc thầm bài văn, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:
Bài văn giới thiệu đổi mới của địa phương Vĩnh Sơn
HS kể dựa vào bài đọc.
Vài HS đọc
HS đọc yêu cầu đề bài
HS chú ý
HS thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương:
+ Thực hành giới thiệu trong nhóm 4 
+ Thi giới thiệu trước lớp.
+ Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn
3. Củng cố - dặn dò: 3p’
- Khi giới thiệu về địa phương cần chú ý gì?
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
- Chuẩn bị bài: Trả bài văn miêu tả đồ vật. 
VI. Nhận xét rút kinh nghiệm:
......

Tài liệu đính kèm:

  • docxLop 4 Tuan 20.docx