Đạo đức
Tiết 11: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ.(SGK/17)
A. MỤC TIÊU:
-Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
-Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD:
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ.
- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
B. CHUẨN BỊ:
- Bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu .
- Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: (1) - Hát bài Cho con của Phạm Trọng Cầu .
b. Bài cũ : (3) Ôn tập.
c. Bài mới
TUẦN 12: Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012 Đạo đức Tiết 11: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ.(SGK/17) A. MỤC TIÊU: -Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. -Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. * CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD: - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ. - Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ. B. CHUẨN BỊ: - Bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu . - Đồ dùng hóa trang để diễn tiểu phẩm Phần thưởng . C. LÊN LỚP: a. Khởi động: (1’) - Hát bài Cho con của Phạm Trọng Cầu . b. Bài cũ : (3’) Ôn tập. c. Bài mới Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng . - Phỏng vấn các bạn đóng tiểu phẩm : + Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ? + Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ? - Kết luận : Hưng kính yêu bà . Hưng là một đứa cháu hiếu thảo . Tiểu kết: HS nắm ý nghĩa của tiểu phẩm . Hoạt động 2 : Giải quyết tình huống. - Nêu yêu cầu BT1 . - Kết luận : *Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ . *Việc làm chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ . Tiểu kết:Biết cách giải quyết đúng tình huống. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến. - Chia nhóm . - Giao nhiệm vụ : Tìm hiểu về nội dung và đặt tên tranh phù hợp - Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp . Tiểu kết Biết biết bày tỏ thái độ. Hoạt động lớp , cá nhân . -Theo dõi. -Đọc phân vai minh hoạ tiểu phẩm Phần thưởng . - Cả lớp xem tiểu phẩm Phần thưởng do một số bạn trong lớp đóng . - Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử . - Tự liên hệ bản thân . Hoạt động nhóm . - Đọc BT 1. - Các nhóm thảo luận . - Đại diện các nhóm trình bày . - Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến . Hoạt động lớp . -Đọc BT - Các nhóm trao đổi . - Đại diện các nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . 4. Củng cố : (3’) - Vài em đọc Ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS kính yêu ông bà , cha mẹ . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) -Nhận xét lớp. - Thực hiện theo những gì đã học. - Chuẩn bị : Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .(tt) . Tập đọc Tiết 23: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI.(SGK/115) A. MỤC TIÊU: -Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. -Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ coi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.(trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK) *CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân - Đặt mục tiêu B. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh minh họa nội dung bài đọc . - Băng giấy viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc . HS : SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b. Bài cũ : Có chí thì nên . - Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi - Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Chỉ định HS đọc nối tiếp -Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . * Gọi HS đọc phần chú thích * Gọi HS đọc toàn bài. - Đọc diễn cảm cả bài . Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. * Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? * Trước khi mở công ti vận tải đường thủy , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? * Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ? - Tổ chức hỏi đáp. - Đoạn 1 , 2 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1,2. -Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , 4 trao đổi và trả lời câu hỏi. - Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? - Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế - Theo em , nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ? - Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích - Đoạn 3 , 4 cho biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 3,4. - Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài . Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm . -Theo dõi Hoạt động cả lớp - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . (3 lượt) . - 1 HS đọc chú thích. - Cả lớp đọc thầm phần chú thích . - 3 em đọc cả bài . Hoạt động nhóm . * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Bạch Thái Bưởi là người có chí. - 2 HS nhắc lại. * 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Trả lời. - Phát biểu : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi - 2 HS nhắc lại. - Phát biểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. - 2 HS nhắc lại. Hoạt động cả lớp +Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .(Tìm giọng đọc) + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) -Nêu ý chính của bài -Liên hệ thực tế : Giáo dục HS có ý chí , nghị lực vượt khó . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe . -Chuẩn bị: Vẽ trứng. Toán Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.(SGK/66) A. MỤC TIÊU: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. B. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu . HS - SGK, V3 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b. Bài cũ : - Mét vuông - Sửa các bài tập về nhà . c. Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Giới thiệu: Nhân một số với một tổng . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức . - Ghi bảng 2 biểu thức : 4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu tính . - Yêu cầu phát biểu bằng lời. - Viết bảng : a x ( b + c ) = a x b + a x c Tiểu kết : HS nắm cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số . Hoạt động 2 : Thực hành . - Bài 1 : Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô (theo mẫu) + Đưa bảng phụ vào , nêu cấu tạo bảng , hướng dẫn HS tính nhẩm bài mẫu. - Bài 2 : Tính bằng 2 cách .a ý 1, b ý 1. * Yêu cầu bài . * Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện BT a. * Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện BT mẫu . * Chữa bài - Bài 3 : Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức. * Yêu cầu bài . * Yêu cầu HS thực hiện cá nhân. * Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài -Bài 4 : Áp dụng tính chất nhân 1 số với 1 tổng. HS khá, giỏi. + Ghi bảng : 36 x 11 + Yêu cầu 1 HS làm mẫu . + Yêu cầu HS làm theo mẫu, chữa bài Tiểu kết : Vận dụng để tính . Hoạt động lớp . - Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận : 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 - Phát biểu: Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau . - Vài em nhắc lại Hoạt động lớp . + Nêu yêu cầu . - HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a , b , c để viết vào ô trong bảng . - Tự làm vào vở . - Thống nhất kết quả. a) 2 em lên bảng tính theo 2 cách . Lớp làm vào vở. - Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng . - Nêu cách làm nào thuận tiện hơn . b) Làm theo mẫu. 1 em lên bảng làm mẫu . Lớp làm vào vở. - Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng . - Nêu cách làm nào thuận tiện hơn . + Nêu yêu cầu . - HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh - Tự làm vào vở .Thống nhất kết quả. - Nêu cách nhân một tổng với 1 số. +Nêu yêu cầu . - Tự làm các BT còn lại vào vở , một số em lên bảng chữa bài . - Nhận xét cách làm và kết quả rồi ghi bài làm vào vở . 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng . - Nêu lại cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét lớp. - Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. - Chuẩn bị : Nhân một số với một hiệu. Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012 Chính tả Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC.(SGK/116) A. MỤC TIÊU: -Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. -Làm đúng BTCT phương ngữ (2) a / b, hoặc bài tập do GV chọn. B. CHUẨN BỊ: GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 . HS : - SGK, V2 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b- Bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ . ... än xét lớp. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài kiểm tra - Chuẩn bị: Xem trước trang 124 SGK Toán Tiết 59 : NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ.(SGK/69) A. MỤC TIÊU: -Biết cách nhân với số có hai chữ số. -Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số. B. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu . HS : - SGK, bảng con C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : - Luyện tập . * Phát biểu tính chất giao hoán, kết hợp, nhân 1 số với 1 tổng (1 Hiệu) * Tính 36 x 3 ; 36 x 20. Nhận xét, cho điểm. c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Giới thiệu bài: Nhân với số có hai chữ số . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Tìm cách tính 36 x 23 . - Ghi bảng : 36 x 23 . - Đặt vấn đề : Quan sát bài tập 36 x 3 và 36 x 20 , tìm cách tính 36 x 23 như thế nào ? - Gợi ý : Ta nhận thấy 23 là tổng của 20 và 3 do đó ta có thể thay 36 x 23 bằng 36 x tổng của 20 và 3 . Tiểu kết: HS biết cách thực hiện phép tính nhân với số có 2 chữ số. Hoạt động 2 : Giới thiệu cách đặt tính và tính - Đặt vấn đề : Để không phải đặt tính nhiều lần, ta có thể viết gộp lại theo cách đặt tính. - Ghi bảng và hướng dẫn cách đặt tính và tính viết đến đâu giải thích đến đó . - Đặc biệt cần giải thích rõ : + 108 là tích của 36 và 3 . + 72 là tích của 36 và 2 chục . Tiểu kết: HS nắm cách đặt tính và thực hiện phép tính . Hoạt động 3 : Thực hành . - Bài 1a, b, c : đặt tính rồi tính. + Giúp từng em đặt tính và tính . - Bài 3 : Giải toán. + Nêu đề bài, phân tích + Giúp HS biết cách giải . Tiểu kết: Rèn luyện kĩ năng. Hoạt động lớp . - Cả lớp quan sát bài tập 36 x 3 và 36 x 20 - 1 em lên bảng tính bằng cách tách 23 thành tổng, tính theo 1 số nhân với 1 tổng. - nêu kết quả nhận xét. Hoạt động lớp . Đặt tính : 36 x23 108 72 828 + 108 gọi là tích riêng thứ nhất . + 72 gọi là tích riêng thứ hai . Tích này được viết lùi sang bên trái 1 cột vì nó là 72 chục. Hoạt động lớp . - HS nêu cách tính. - Tính trên bảng con . a. 4558 ; b. 1452 ; c. 3768 ; d. 21318 + Đọc và tóm tắt bài toán . - Nêu cách làm . - 3HS làm bảng nhóm, lớp làm nháp 25 quyển vở cùng loại có tất cả là. 48 x 25 = 1 200 (trang) Đáp số: 1 200 trang 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cửa đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng . - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét lớp. - Làm lại bài tập 1 / 69 -Chuẩn bị: Luyện tập. .. Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012 Luyện từ và câu Tiết 24: TÍNH TỪ. (TT)(SGK/123) A. MỤC TIÊU: -Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất(ND ghi nhớ). -Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1 mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và đặt câu với từ tìm được(BT2, BT3 mục III). B. CHUẨN BỊ: GV Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT. HS : - Từ điển, SGK, V4 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ: - Mở rộng vốn từ : Ý chí – Nghị lực - 2 em làm lại BT3,4 tiết trước . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Giới thiệu bài: Tính từ .(tt) 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Nhận xét . - Bài 1 : Tìm đặc điểm của sự vật được miêu tả. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. * Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Phát biểu * Nhận xét + Kết luận : Mức độ đặc điểm của sự vật được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ đã cho . Bài 2 : Nêu ý nghĩa mức độ của từ * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. * Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp. Phát biểu * Nhận xét : Có 3 cách thể hiện mức độ ( SGK) Tiểu kết: HS nắm được một số cách thể hiện đặc điểm , tính chất sự vật . Hoạt động 2 : Ghi nhớ . - Nhắc HS học thuộc . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Bài 1 : Tìm từ biểu thị mức độ. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. * Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Phát biểu * Nhận xét . Chốt lại lời giải đúng . - Gọi HS đọc lại đoạn văn. - Bài 2 : Tìm từ miêu tả mức độ khác nhau. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. * Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp. Phát biểu + Phát phiếu + từ điển cho các nhóm làm bài * Nhận xét : Khen tìm được đúng , nhiều từ . - Bài 3 : Dùng từ đặt câu. * Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. * Yêu cầu HS đặt câu và đọc câu của mình. * Nhận xét : Khen câu hay , đúng. Tiểu kết: Vận dụng làm được các bài tập Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , làm việc cá nhân , phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp . - 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK . - Vài em nêu ví dụ nội dung cần ghi nhớ . Hoạt động lớp , nhóm . - 1 em đọc nội dung BT . - Cả lớp đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở . - Những em làm bài ở phiếu trình bày kết quả . - Trọng tài nhận xét , tính điểm . - Đọc yêu cầu BT . - Các nhóm thảo luận , làm bài . - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , bổ sung thêm những từ ngữ mới - Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , tiếp nối nhau đọc câu mình đặt . - Cả lớp nhận xét nhanh . 4. Củng cố : (3’) Thế nào là từ mức độ? Cho ví dụ. 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học . - Chuẩn bị :Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực. . Tập làm văn Tiết 24: KỂ CHUYỆN : KIỂM TRA VIẾT.(SGK/124) A. MỤC TIÊU: -Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện(mở bài, diễn biến, kết thúc). -Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). B. CHUẨN BỊ: GV : - Bảng lớp viết đề bài , dàn ý vắn tắt của một bài văn KC . HS : - Giấy , bút làm bài KT . C. LÊN LỚP: 1. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe” 2. Bài cũ : Kết bài trong bài văn kể chuyện . - 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3- Bài mới : Kiểm tra viết . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : HS làm một trong 3 đề bài sau - 30 phút + Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm , người con hiếu thảo và một bà tiên . + Kể lại truyện Ông Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền . Chú ý kết bài theo lối mở rộng . + Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi . Chú ý mở bài theo cách gián tiếp . 4. Củng cố : (3’) - Thu bài cả lớp . - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện . - Chuẩn bị Trả bài văn kể chuyện. Toán Tiết 60 : LUYỆN TẬP.(SGK/69) A. MỤC TIÊU: -Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. -Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số` có hai chữ số. B. CHUẨN BỊ: GV - Phấn màu . HS : - SGK.bảng con, V3 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh” b. Bài cũ : Nhân với số có hai chữ số . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Giới thiệu bài: Luyện tập . 2.Các hoạt động: Hoạt động1: Củng cố cách đặt tính , thực hiện phép tính . - Bài 1 :Đặt tính rồi tính. - Bài 2 : Viết giá trị biểu thức vào ô trống.(cột 1, 2). * Gắn đề bài. * Yêu cầu nêu thao tác thực hiện . Tiểu kết : HS nắm vững cách đặt tính , thực hiện phép tính . Hoạt động 2 : Thực hành . - Bài 3 : Giải toán. * Phân tích đề toán. * Thảo luận nêu cách giải. * Tổ chức trình bày bài giải. * Chữa bài - Bài 4 : Giải toán. HS khá, giỏi. * Phân tích đề toán. * Thảo luận nêu cách giải. * Tổ chức trình bày bài giải. * Chữa bài -Bài 5 : Giải toán. HS khá, giỏi. * Phân tích đề toán. * Thảo luận nêu cách giải. * Tổ chức trình bày bài giải. Tiểu kết : Rèn luyện kĩ năng. Hoạt động lớp . + Tự đặt tính trên bảng con , nêu cách tính. - 2HS trung bình lên bảng tính a, b + Tính ở nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống . Lên bảng gắn kết quả. - Nêu thao tác : * Thay chữ bằng số. * Tính giá trị. * Ghi giá trị vào ô. Hoạt động lớp . - Đọc và tóm tắt bài toán . - Nêu cách làm . - Tự làm vào vở rồi chữa bài . 1 gời = 60 phút Số lần đập tim của người khoẻ mạnh bình thường trong 1 giờ: 75 x 60 = 4 500 ( lầ) Số lần đập tim của người đó trong 24 giờ: 4 500 x 24 = 108 000 (lần) Đáp số: 108 000 lần + Đọc đề , suy nghĩ tìm cách giải . - Tiến hành giải - Thống nhất cách giải nhanh , gọn , chính xác. * Đáp số: 166 600 đồng + Đọc đề , suy nghĩ tìm cách giải . - Tiến hành giải - Thống nhất cách giải nhanh , gọn , chính xác. * Đáp số: 570 học sinh 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua làm các phép tính ở bảng . - Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) -Nhận xét lớp. -Vềâ làm lại bài 1 / 69 -Chuẩn bị: Nhân với số với số có 3 chữ số. .. Mỹ Thới, ngày tháng năm 2012 Khối trưởng Nguyễn Hoàng Huy
Tài liệu đính kèm: