Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16

Đạo đức

Tiết 16: YÊU LAO ĐỘNG.(SGK/23)

A. MỤC TIÊU:

-Nêu được ích lợi của lao động.

-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nha phù hợp với khả năng bản thân.

-Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

* KNS CƠ BẢN CẦN GD:

- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

B. CHUẨN BỊ:

 GV : - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .

 HS : - SGK .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: (1) - Hát

b. Bài cũ : (3) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .(tt)

c. Bài mới

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16: Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Đạo đức 
Tiết 16: 	YÊU LAO ĐỘNG.(SGK/23)
A. MỤC TIÊU:
-Nêu được ích lợi của lao động.
-Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nha phù hợp với khả năng bản thân.
-Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
* KNS CƠ BẢN CẦN GD:
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
B. CHUẨN BỊ:
	GV : - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai .
	HS : - SGK .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: (1’) - Hát 
b. Bài cũ : (3’) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .(tt)
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: Yêu lao động .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Truyện Một ngày của Pê-chi-a .
- Đọc lần thứ nhất .
- Kết luận : Cơm ăn , áo mặc , sách vở  đều là sản phẩm của lao động . 
Tiểu kết: HS nắm nội dung , ý nghĩa truyện kể SGK .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
- Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc của nhóm .
- Kết luận về các biểu hiện của yêu lao động , lười lao động .
Tiểu kết HS xác định đúng các hành vi .
Hoạt động 3 : Đóng vai .
- Chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận , đóng vai một tình huống 
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống .
Tiểu kết HS thể hiện được cách ứng xử qua vai diễn bài học yêu cầu .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- 1 em đọc lại lần thứ hai .
- Cả lớp thảo luận 3 câu hỏi SGK .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
- Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của phần ghi nhớ SGK .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai 
- Một số nhóm lên đóng vai .
- Lớp thảo luận :
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ?
+ Ai có cách ứng xử khác ?
4. Củng cố : (3’) - Vài em đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ  ca ngợi lao động .
 -Chuẩn bị : Yêu lao động. (tt).
..
 Tập đọc 
Tiết 31: 	KÉO CO (SGK/155)
A. MỤC TIÊU:
	-Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn đọc diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
	-Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. (trả lời được các CH trong SGK).
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Tuổi Ngựa .
	- Kiểm tra 3 em đọc thuộïc lòng bài thơ Tuổi Ngựa , trả lời các câu hỏi 4 , 5 .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài Kéo co .
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 3 đoạn :+ Đoạn 1 : Năm dòng đầu .
 + Đoạn 2 : Bốn dòng tiếp theo .
 + Đoạn 3 : Sáu dòng còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp , đọc phần chú thích.
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi. 
* Qua phần đầu bài văn , em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
- Ý chính đoạn 1 : Cách chơi kéo co 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
- Ngoài kéo co , em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
- Ý chính đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc .
 ( Ghi nội dung chính )
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- Phân đoạn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. (3 lượt) .
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- 3 em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc đoạn 1 .
Trả lời câu hỏi. 
- Nêu ý chính
- Đọc đoạn 2 .
- Thi giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .
- Cả lớp bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên .
- Nêu ý chính
- Đọc đoạn 3 .
Trả lời câu hỏi. 
- Đấu vật , múa võ , đá cầu , đu bay , thổi cơm thi  
- Nêu ý chính
- Nêu nội dung chính cả bài. 
Hoạt động cá nhân
- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’) - Nêu ý chính của bài - Giáo dục HS có lòng tự hào dân tộc .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
	-Chuẩn bị: Trong quán ăn “Ba cá bống”
 Toán 
Tiết 76: 	LUYỆN TẬP.(SGK/84)
A. MỤC TIÊU:
-Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
-Giải bài toán có lời văn.
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Chia cho số có hai chữ số (tt) - Sửa các bài tập về nhà .
c. Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Luyện tập .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Củng cố thực hiện phép chia cho số có hai chữ số .
- Bài 1 : Đặt tính và tính.Dòng 1, 2.
+ Yêu cầu HS tính bảng con.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
- Bài 2 : 
* Yêu cầu nêu và tóm tắt bài toán.
 25 viên : 1m²
 1050 viên : ? m²
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
- Bài 3 : Tìm trung bình cộng (HS khá, giỏi)
* Yêu cầu nêu và tóm tắt bài toán.
* Yêu cầu nêu cách tìm số trung bình cộng .
* Yêu cầu tự giải toán.
* Yêu cầu chữa bài
Tiểu kết : HS giải được các bài toáa có lời văn.
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính .
- Thi đua lên bảng sửa bài .
Hoạt động lớp . 
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
GIẢI
 Diện tích nền nhà là : 
 1050 : 25 = 42(m2)
 Đáp số : 42 m2 
- Tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài .
GIẢI
Trong 3 tháng đội đó làm được :
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mõi người làm được :
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số : 125 sản phẩm
 4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’)
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Thương có chữ số 0.
Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2012
Chính tả 
Tiết 16: 	 KÉO CO.(SGK/156)
A. MỤC TIÊU:
	-Nhge – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
	-Làm đúng BT 2 a, b hoặc BT phương ngữ do GV tự chọn.
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2b , BT3 .
HS : - SGK, V2
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b- Bài cũ : Cánh diều tuổi thơ .
- Tìm và đọc 5 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc hỏi/ngã cho 2 bạn viết bảng 	c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài Cánh diều tuổi thơ.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
- Gọi HS đọc đoạn văn – tìm hiểu nội dung.
- Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn , những tên riêng cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai .
- Viết chính tả.
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
Tiểu kết: trình bày đúng bài viết
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập chính tả
Bài tập 2b: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có vần ât - âc
- Nêu yêu cầu BT .
+ Phát bảng nhóm cho một số em viết lời giải , làm xong cầm lên bảng .
+ Dán lên bảng tờ phiếu có lời giải đúng 
- GV chấm theo tiêu chuẩn: Đúng / Sai
- GV nhận xét.
Tiểu kết:Bồi dưỡng cẩn thận chính xác.
Hoạt động cả lớp
- Theo dõi - Đọc đoạn văn.
- HS ghi vào bảng tên riêng cần viết hoa.
- Đọc thầm lại đoạn văn . 
- Viết bài vào vở .
- Soát lại, chữa bài .
Hoạt động tổ nhóm
- Đọc thầm yêu cầu BT , suy nghĩ .
- Tiếp nối nhau đọc kết quả , em làm xong trước đọc trước , em làm xong sau đọc sau .
- Cả lớp viết từ ngữ tìm được vào vở .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét chữ viết của HS.
- Yêu cầu HS về viết vào sổ tay các từ vừa tìm.
- Chuẩn bị : Nghe – viết Mùa đông trên rẻo cao.
.
 Toán 
Tiết 77: 	THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0.(SGK/85)
A. MỤC TIÊU:
	Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở ... ở đâu , có trò chơi hoặc lễ hội gì ?
Tiểu kết : Luyện tập giới thiệu địa phương .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc lướt bài Kéo co , thực hiện lần lượt từng yêu cầu BT :
+ Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ? ( Làng Hữu Trấp , huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn , thị xã Vĩnh Yên , tỉnh Vĩnh Phúc )
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT , quan sát 6 tranh minh họa SGK , nói tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh . Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi , lễ hội như trên không .
- Tiếp nối nhau phát biểu giới thiệu quê mình trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu .
- Từng cặp thực hành giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê mình .
- Thi giới thiệu trò chơi , lễ hội trước lớp .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích viết văn .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
	- Nhận xét lớp.
	- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn .
- Chuẩn bị: Quan sát đồ vật.
.
Toán 
Tiết 79: 	LUYỆN TẬP.(SGK/87)
A. MỤC TIÊU:
Biết chia số có ba chữ số.
B. CHUẨN BỊ:
GV 	- Phấn màu .
HS : - SGK, bảng con
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ : Chia cho số có ba chữ số .Sửa các bài tập về nhà .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Luyện tập .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Củng cố việc thực hiện các phép tính , các biểu thức .
- Bài 1a :Đặt tính rồi tính
+ Yêu cầu HS tính trên bảng con.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2 : Tính bằng hai cách.
+ Yêu cầu nêu lại tính chất “Một số chia cho một tích” .
+ Yêu cầu HS tính trên nháp.
+ Gọi 4 HS lên bảng chữa bài.
Tiểu kết : HS làm thành thạo các phép tính , thực hiện đúng thứ tự các phép tính .
Hoạt động 2 : Củng cố giải toán .
- Bài 3 : Giải toán (HS khá, giỏi)
* Nêu đề bài .
* Yêu cầu HS trao đổi tìm cách giải.
* Yêu cầu HS lên bảng chữa bài, chọn cách giải hay.
Tiểu kết : HS giải đúng bài toán lời văn .
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính . 
- Lên bảng chữa bài. 
- Nói cách làm.
- Nêu lại tính chất “Một số chia cho một tích” - Tính trên nháp.
- Lên bảng chữa bài. 
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài .
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài .
Đáp số : 18 hộp
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét lớp.	
- Làm lại bài tập 1 / 87
	-Chuẩn bị: Chia cho số có ba chữ số ( TT)
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu 
Tiết 32: 	 CÂU KỂ.(SGK/161)
A. MỤC TIÊU:
-Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (BT1, mục III); biết d8ặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2).
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ kẻ các cột theo nội dung BT.
HS : - Từ điển, SGK, V4
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ: MRVT : Đồ chơi – Trò chơi - 2 em làm lại BT1 , 2 của tiết trước .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài: Câu kể .
2. Các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Bài 1 : 
+ Nhận xét , chốt lại : Câu được in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết . Cuối câu có dấu chấm hỏi 
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS đọc lần lượt từng câu xem những câu đó được dùng làm gì .
- Nhận xét , dán tờ phiếu ghi lời giải , chốt lại ý kiến đúng : Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để giới thiệu , miêu tả hoặc kể về một sự việc . Cuối các câu này có dấu chấm . Đó là câu kể .
- Bài 3 : 
+ Nhận xét , dán tờ phiếu ghi lời giải , chốt lại ý kiến đúng .
Tiểu kết: HS hiểu thế nào là câu kể và nắm tác dụng của nó .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
- Nhắc HS học thuộc .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : 
+ Phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm .
- Bài 2 : 
+ Chốt lại lời giải đúng .
Tiểu kết: Vận dụng kiến thức làm bài tập 
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- 1 em đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- Đọc yêu cầu BT , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
Hoạt động lớp .
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK .
- Vài em nêu ví dụ nội dung cần ghi nhớ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc yêu cầu BT , trao đổi theo cặp .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em làm mẫu .
- Cả lớp làm bài cá nhân , mỗi em viết khoảng 3 – 5 câu kể theo một trong bốn bài đã nêu .
- Tiếp nối nhau trình bày .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết dùng câu kể một cách lễ phép .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học .
- Chuẩn bị : Câu kể “ Ai làm gì?”
Tập làm văn 
 Tiết 32: 	 LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (SGK/163)
A. MỤC TIÊU:
	Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một vài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
B. CHUẨN BỊ:
GV - Bảng phụ viết dàn ý tả 1 đồ chơi.
HS : - Giấy , bút làm bài KT .
C. LÊN LỚP:
1. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe”
2. Bài cũ : Luyện tập giới thiệu địa phương .
	- 1 em đọc bài giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em .
3- Bài mới : 
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài: Luyện tập miêu tả đồ vật .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : HS chuẩn bị viết bài .
- Bài 1 : Quan sát và ghi lại những điều em quan sát.
+ Nhận xét .
- Bài 2 : Khi quan sát cần chú ý những gì?
* Nêu câu hỏi.
+ Chốt lại : Khi quan sát một đồ vật , ta cần 
Từ bao quát đến bộ phận .
Quan sát bằng các giác quan.Tìm ra đặc điểm nổi bật.
Tiểu kết : HS nắm vững yêu cầu đề bài và xây dựng được kết cấu 3 phần của bài. 
Hoạt động 2 : HS viết bài .
- Dán tờ phiếu viết đề bài.
- Gạch chân từ ngữ yêu cầu bài.
- Tạo không khí yên tĩnh cho HS viết .
- Chọn trình bày trên bảng dàn ý hay nhất .
Tiểu kết : HS viết hoàn chỉnh bài viết của mình 
Hoạt động lớp .
- 1 em đọc đề bài - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý SGK . Cả lớp theo dõi .
- Đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi chuẩn bị - Vài em khá đọc lại dàn ý của mình .
- 1 em trình bày mẫu cách mở bài trực tiếp , 1 em khác trình bày mẫu cách mở bài gián tiếp 
- 1 em giỏi dựa theo dàn ý nói thân bài của mình .
- 1 em trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng , 1 em trình bày mẫu cách kết bài mở rộng .
Hoạt động nhóm đôi .
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
- Làm vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn dàn ýđã làm .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Nêu cách thức quan sát đồ vật.
	 - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc những em nào chưa hài lòng với bài viết của mình , có thể về nhà viết lại bài .
	- Chuẩn bị : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
 Toán 
Tiết 80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt).(SGK/87)
A. MỤC TIÊU:
	Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chử số (chia hết, chia có dư).
B. CHUẨN BỊ:
GV - Phấn màu .
HS : - SGK.bảng con, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Luyện tập .Sửa các bài tập về nhà .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Chia cho số có ba chữ số (tt) .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách chia .
a) Trường hợp chia hết : 
- Ghi phép tính ở bảng : 41 535 : 195 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Chú ý : Cần tập ước lượng tìm thương sau mỗi lần chia .
b) Trường hợp chia có dư :
- Ghi phép tính ở bảng :80 120 : 245 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng .
- Chú ý : Cần tập ước lượng tìm thương sau mỗi lần chia .
Tiểu kết : HS nắm cách chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số .
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Bài 1 :Đặt tính rồi tính
+ Yêu cầu HS tính trên bảng con.
+ Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2b : Thi đua tìm x
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . Tuyên dương.
- Bài 3 : Đố vui toán học.HS khá, giỏi.
* Nêu đề bài .
* Yêu cầu HS nêu đáp án, chọn cách giải hay.
Tiểu kết : HS giải đúng bài toán lời văn .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
 41535 195
 0235 213
 0585
 000 
- HS đọc lại cách đặt tính.
- Tiếp tục theo dõi . Một em lên bảng :
 80120 245 
327
 1720
 005
- HS đọc lại cách đặt tính.
Hoạt động lớp .
- Đặt tính rồi tính . 
- Nói cách làm.
- Lên bảng chữa bài. 
- 1 em đọc đề bài .
- Nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết , tìm số chia chưa biết .
b) x = 306
- Đọc đề , tóm tắt , giải vào vở rồi chữa bài .
 Đáp số : 162 sản phẩm
4. Củng cố : (3’) - Nêu lại cách chia cho số có ba chữ số .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài 1 / 88
	-Chuẩn bị: Luyện tập.
.
 Mỹ Thới, ngày tháng năm 2012
	 Khối trưởng
	 Nguyễn Hoàng Huy

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan 2013(5).doc