Tiết 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.( Bài 1, bài 2 (2 câu), bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp))
II. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 1: Thứ sáu ngày 17 tháng 8 năm 2012 Toán: Tiết 5: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.( Bài 1, bài 2 (2 câu), bài 4 (chọn 1 trong 3 trường hợp)) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Muốn tính giá trị của biểu thức chứa chữ ta làm thế nào? - Tính 43+a biết a=23? B. Bài mới: - HS nêu cách tính. - Thực hiện 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài tập: Bài 1 (7) - HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức theo mẫu. - GV hướng dẫn mẫu: 6 5 =30 - Cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ? - HS lắng nghe, phân tích. - HS thực hiện làm bài vào sgk các phần còn lại của bài 1. - Thay chữ bằng số rồi tính kết quả. Bài 2(7). - HS đọc đề bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức. - Muốn tính được em làm thế nào? - Thay chữ bằng số. a. 35 + 3 n . - Với n = 7 thì 35 + 3 n = 35 + 3 7 = 35 + 21 = 56. - HS làm tương tự với các phần còn lại. - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện? - HS làm và nêu cách thực hiện. Bài 3(7) Viết vào ô trống theo mẫu? - GV cho h/s tự kẻ bảng rồi viết. - Nhận xét chữa bài. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện ở vở. Bài 4(7) - GV vẽ hình vuông cạnh a. - Nêu cách tính chu vi hình vuông này? - Độ dài cạnh nhân 4. -** Khi độ dài cạnh là a, chu vi hình vuông là tính thế nào? - HS nêu ý kiến. - Tính chu vi hình vuông: Cạnh 3 cm? Cạnh a = 5 dm? Cạnh a = 8 m - HS làm bài. P = 3 4 = 12 ( cm) P = 5 4 = 20 ( cm) P = 8 4 = 32 ( cm). C. Củng cố dặn dò : - Muốn tính chu hình vuông ta làm thế nào? - Dặn h/s về xem trước bài sau, làm thêm bài 4. ____________________________________ Chính tả: Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu: - Viết đẹp đúng tên riêng : Dế mèn, Nhà Trò. - Nghe - viết và trình bày đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm đúng bài tập CT phương ngữ: BT (2) a/b; hoặc do GV soạn. II. Đồ dùng: Bảng phụ viết bài tập 2 (5). III. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu: - GV giới thiệu nội dung yêu cầu phân môn chính tả. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chính tả: - GV đọc đoạn 1+2 của bài. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - 1 em đọc, lớp nghe. - Đoạn trích cho em biết về gì? - Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò. - Hướng dẫn từ khó dễ lẫn. - HS viết: cỏ xước, tỉ tê, chùn chùn, đá cuội, - Trong bài có từ nào viết hoa? Vì sao? - Dế Mèn, Nhà Trò ( Tên riêng) - HS viết bảng con. - Bài viết trình bày như thế nào? - Trình bày là 1 đoạn văn. - GV đọc bài viết tốc độ vừa phải. - GV theo dõi nhắc nhở h/s yếu viết bài. Cho h/s T chép theo sách. - HS viết bài vào vở. - GV đọc lại cho học sinh soát lỗi. - HS đổi vở soát lỗi. + GV chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a (5). - 1 h/s đọc - Bài yêu cầu gì? - Điền l hay n vào chỗ ... - Yêu cầu h/s tự làm bài vào sgk bằng chì. - 1 em làm vào bảng phụ. - HD h/s yếu còn lúng túng. - Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng phụ. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3 (6) KQ: lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà,... - HS đọc yêu cầu bài. - Bài yêu cầu gì? - Giải đố. - GV cho h/s giải vào bảng con. - Nhóm 2 thảo luận và ghi vào bảng con. - GV chấm bài tập chính tả. - Hướng dẫn giải đố và chốt lời giải đúng: a. Cái la bàn. b. Hoa ban. C. Củng cố dặn dò: - Lưu ý các trường hợp viết l/n khi viết chính tả. - Nhận xét giờ học. Những em viết xấu sai nhiều lỗi chính tả viết lại. _____________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _______________________________________ Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 1 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 1. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Hoạt động tập thể. II. Các hoạt động dạy học: 1. Sinh hoạt lớp: - Các tổ nêu ý kiến các ưu và khuyết điểm còn tồn tại trong tuần 1. - Lớp nêu ý kiến bổ sung. - Nêu phương hướng phấn đấu. - GV nhận xét chung kết quả học tập của lớp trong tuần. Sự chuẩn bị đồ dùng học tập và tinh thần thái độ học tập. Bổ sung cho phương hướng phấn đấu của lớp. Tuyên dương các h/s có đầy đủ đồ dùng học tập, chăm chỉ học tập. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s vui chơi một số trò chơi tập thể. - GV theo dõi nhắc nhở.
Tài liệu đính kèm: