Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 14 năm 2011

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 14 năm 2011

THỂ DỤC

ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”

I-MUC TIÊU:

-Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng.

-Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu chơi đúng luật và tham gia chủ động.

II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.

-Phương tiện: còi.

III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

docx 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 14 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I-MUC TIÊU:
-Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng.
-Trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu chơi đúng luật và tham gia chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Tại chỗ vỗ tay hát.
Khởi động các khớp.
Trò chơi: GV tự chọn. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Trò chơi vận động: GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
b. Bài thể dục phát triển chung: 
Ôn cả bài : 3- 4 lần.
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
HS thi đua thực hiện bài TD phát triển chung: 1 lần. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS thực hiện.
-HS nghe.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
ÂM NHẠC
ÔN 2 BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM- NGHE NHẠC
I. Mục tiêu:
 - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
 - Nghe một ca khúc thiếu nhi “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
II. Chuẩn bị:
 - Nhạc cụ thường dùng
III. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ
2.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*HĐ1: Ôn bài hát
1. Ôn bài : Trên ngựa ta phi nhanh
GV đệm giai điệu bài hát cho HS nghe
Hướng dẫn HS ôn luyện
Cho HS ôn luuyện hát kết hợp gõ đệm
Hướng dẫn HS tập một vài động tác phụ hoạ
Gọi HS lên bảng thực hiện
GV nhận xét
2.Ôn bài : Khăn quàng thắm mãi vai em
 ( Thực hiện tương tự như trên)
*HĐ2 : Nghe nhạc
Giới thiệu bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ”
 GV cho HS nghe
? Bài nhạc có nhịp độ ntn? Tính chất ra sao?
Hãy nêu cảm nhận của em khi nghe qua bài nhạc này?
Cho HS nghe lại
HS nghe và nhẩm lời ca
HS hát ôn theo HD
HS thực hiện hát và gõ đệm
HS thực hiện theo GV
HS luyện tập
HS lên bảng thể hiện
Lắng nghe
HS lắng nghe để hiểu biết
HS lắng nghe để cảm nhận về bài nhạc
HS trả lời
HS nêu cảm nhận của mình
HS ngồi ngay ngắn lắng nghe
3. Củng cố - dặn dò: 
- Cho Hs hát lại bài hát, đ ọc lại bài TĐN số1 -HS thực hiện
- Nhận xét tiết học
- Về học thuộc bài
Hướng dẫn học
LUYỆN PHÁT ÂM VÀ VIẾT ĐÚNG HAI PHỤ ÂM ĐẦU : L/N
(Tiết 6)
I- Mục tiêu:	
-Đọc và viết đúng các từ ngữ có âm đầu l/n
- Giúp HS rèn luyện 4 kĩ năng : Nghe , nói , đọc ,viết phân biệt hai phụ âm đầu l/n ở đoạn trích bài tập đọc và qua cách diễn đạt, đối thoại trực tiếp.
- Biết làm một số BT điền l/n vào các chỗ trống cho đúng 
- Rèn kĩ năng nói đúng, viết đúng tiếng, tứ có phụ âm đầu l/n cho HS dưới hình thức trò chơi vui.
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Phấn màu
-HS: Bảng con
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Giới thiệu bài:
B. Nội dung:
1- Luyện đọc :
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
 Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, Trải qua đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn nghô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí.
a. GV đọc mẫu :
Gọi HS đọc lại bài
YC HS lấy bút chì kẻ chân các từ có chứa phụ âm đầu l/n .
- YC HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có âm đầu l
GV chốt: làm, lâu, lập, lúc.
- Khi đọc những tiếng có âm đầu L ta phải đọc như thế nào?
- HS luyện đọc tiếng có âm đầu L
- YC HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có âm đầu N
GV chốt: năm, nản.
- Khi đọc những tiếng có âm đầu N ta phải đọc như thế nào?
- YC HS đọc những tiếng có âm đầu N
b- Hướng dẫn HS luyện đọc từ, cụm từ, câu :
- Cho HS luyện đọc cum từ: 
Năm 21 tuổi, làm thư kí, chẳng bao lâu, độc lập, lập nhà in, có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí.
HD HS đọc nối tiếp câu
GV nhận xét.
*Luyện đọc cả bài.
Gọi 1 HS đọc toàn bài
Đoạn văn cho em biết điều gì?
Để làm nổi rõ ND của đoạn văn ta cần lưu ý gì?
GV chốt cách đọc: Đọc chậm, phân biệt giọng đọc của các nhân vật.
-YC HS đọc cả bài.
2. Luyện viết:
Bài tập: Điền : l hay n vào chỗ trống :
Điền vào chỗ trống: l hay n?
Bà tôi
Mẹ dẫn tôi sang thôn bên thăm bà ngoại đúng vào ngày hai mươi chín Tết. Đêm ấy, bà giữ tôi ...ại xem bà ...uộc bánh chưng, rồi bà phần cho tôi đôi bánh con con. Tôi ngồi trong ...òng bà, ngủ mất ...úc ...ào không biết. Khi tỉnh dậy, vẫn thấy bà đang chất củi cho ...ồi bánh đỏ lửa, còn tôi thì được đắp chiếc áo bông của bà ấm sực.
 (theo Vũ Tú Nam)
Bài tập yêu cầu gì?
Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức
- Chữa bài – tổng kết trò chơi.
* Đối vui:
HD HS cách chơi
Tổ chức cho HS chơi(Trong mỗi câu đố GV chốt và có phân biệt nghĩa, cách viết các từ)
+Muốn viết đúng chúng ta phải hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra còn phải phân biệt được qua cách phát âm.
3. Luyện nghe nói:
GV HD HS nói câu:
- Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch
- Luyện nói cá nhân; nhóm 2
- Luyện nói trước lớp
GV nhận xét.
- Tương tự câu: Cái lọ lục bình nó lăn lông lốc.
* Đố vui:HD tương tự như trên
- HS đọc 
HS lấy bút chì kẻ chân các từ có chứa phụ âm đầu l/n .
-HS nêu
- Lưỡi cong lên chạm lợi , hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi , xát nhẹ.
- HS đọc cá nhân, nhóm, tổ
- HS nêu
- Đầu lưỡi chạm lợi , hơi thoát qua cả miệng lẫn mũi .
- HS đọc cá nhân, nhóm, tổ
-HS đọc cá nhân nối tiếp, nhóm, tổ
-HS đọc nối tiếp
-1 HS đọc toàn bài
HS nêu
HS nêu
-HS đọc cả bài.
- HS nêu
- HS làm bài tập
-HS chơi trò chơi tiếp sức
-HS lắng nghe
-HS nghe.
- HS tham gia chơi
- HS nghe giáo viên nói
- HS luyện nói cá nhân; nhóm 2
- HS luyện nói trước lớp
-HS thực hiện
C. Củng cố - dặn dò:
-Nhắc lại nội dung.
- Về nhà luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l/n
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
MĨ THUẬT
ÔN VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
I-MỤC TIÊU 
-Học sinh nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu
-HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu
-HS yêu thích vẻ đẹp của cá đồ vật
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên: Mội vài mẫu vật có hai đồ vật để vẽ theo nhóm,vải làm nền ch mẫu vẽ.
-Hình gợi ý cách vẽ
Học sinh: Mẫu để vẽ theo nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
1-Ổn định tổ chức :1phút
2. Kiểm tra bài cũ:	 Kiểm tra đồ dùng
3-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng:1phút
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét:5phút
-Giáo viên gợi ý HS nhận xét hình 
+Mẫu có mấy đồ vật ? 
+Gồm các đồ vật gì /
+Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật ntn?
-Giáo viên bày một vài mẫu để HS nhận xét ở các hướng khác nhau 
+Vật mẫu nào trước, vật nào sau ...
+Khoảng cách giữa các vật ntn?
GV kết luận : khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí sẽ thay đổi khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ :5phút
+So sánh tỉ lệ chiều cao và ngang của mẫu để phác khung hình chung, riêng 
+Vẽ đường trục của từng vật, tìm tỉ lệ 
+Vẽ nét chính trước, vẽ chi tiết sau và sửa lại cho giống mẫu 
+Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt 
Hoạt động 3 : Thực hành:20phút
Giáo viên quan sát và nhắc HS 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét:3phút
-Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét :
-2 đồ vật 
-Chai, cốc....
-Chai cao hơn cốc, ...
-Quả đứng trước, lọ hoa đứng sau ..
-Chia nhóm để hs tự bày mẫu theo sự hướng dẫn
-Vẽ theo mẫu của nhóm mình
-HS quan sát mẫu để làm bài 
-HS làm bài (k dùng thước kẻ) 
+Bố cục 
+Hình vẽ
4.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Quan sát chân dung của người thân.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu được câu hỏi dùng để làm gì ? và nêu được tác dụng của dấu chấm hỏi .- Rèn cho các em biết cách đặt câu với một số từ nghi vấn và biết xác định được câu hỏi trong bài 
- Giáo dục các em biết đặt câu 
hỏi đúng lúc , đúng hoàn cảnh .
II. Các hoạt động dạy học: 
1. GV ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đặt câu để củng cố lại kiến thức về câu hỏi 
 + Câu hỏi dùng để làm gì ? 
(+ Câu hỏi dùng để người khác những điều mà mình chưa biết)
 - GV chép đề bài lên bảng
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung ôn tập
Bài 1:
Đặt câu hỏi với các từ nghi vấn :ai, bao nhiêu,tại sao ,thế nào ?
-Gv nhận xét và sửa câu văn cho các em 
Bài 2:
Trong các câu tục ngữ, ca dao sau đây, câu nào là câu hỏi , vì sao ?
a) Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
b) Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu 
- GV nhận xét và sửa bài 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS viết đoạn văn , trong đó có sử dụng câu hỏi 
- Gv nhận xét và thu chấm một số bài 
- HS đọc đề bài 
- Hs trả lới đặt câu nối tiếp
+ Ai là người hát hay nhất lớp mình?
+ Bạn làm thế nào mà thuộc bài nhanh vậy ?
+ Tại sao hôm qua bạn không đi học ?....
- Câu a , b không phải là câu hỏi , vì không hỏi rõ ràng chung chung 
- HS đọc đề 
- HS viết đoạn văn viết 
-HS đọc đoạn văn trước lớp 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 14.docx