Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 19

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 19

TUẦN 19:

Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH

I. Mục tiêu:

Giúp h/s:

- Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.

- Biết cách tính diện tích hình bình hành. Bài 1, bài 3 (a) (tr103)

II. Đồ dùng dạy học:

- GV và h/s chuẩn bị bộ đồ dùng học toán. (TBDH); Kéo.

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19:
Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
Giúp h/s:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
- Biết cách tính diện tích hình bình hành. Bài 1, bài 3 (a) (tr103)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV và h/s chuẩn bị bộ đồ dùng học toán. (TBDH); Kéo...
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Hình như thế nào là hình bình hành?
- 2 h/s trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- HS quan sát.
- GV gắn 2 hình bình hành chồng khít lên nhau lên bảng.
 A B A B
D C H C 
 H a a I
- Giới thiệu đáy và chiều cao?
- HS nhắc lại.
- GV cắt theo chiều cao và ghép thành hình chữ nhật.
- HS quan sát.
- Diện tích hình bình hành là diện tích hình nào?
- Hình chữ nhật.
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Trong hình bình hành a; h là độ dài những cạnh nào?
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- HS nêu.
 a h 
- a; h là độ dài cạnh đáy và chiều cao.
- HS nêu ý kiến: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao.(cùng một đơn vị đo). 
- Nêu công thức tính? 
S = a h.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Để tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- Gọi h/s nêu câu trả lời phép tính.
- Nêu đầu bài.
- Nêu cách tính.
- Lớp làm bài nháp, nêu miệng.
Diện tích hình bình hành a là:
9 5 = 45 ( cm 2)
Diện tích hình bình hành b là:
9 7 = 63 ( cm2)
Bài 2**: So sánh diện tích HCN và HBH?
- Để so sánh diện tích hai hình ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Bài cho biết gì, hỏi gì? Em nhận xét gì về độ dài cạnh đáy và chiều cao?
- Yêu cầu h/s làm bài. 
- HS đọc bài, nêu cách so sánh.
a, diện tích hình chữ nhật là:
 105 = 50 ( cm2)
b, Diện tích hình bình hành là:
 10 5 = 50 ( cm2)
Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình BH.
- HS đọc yêu cầu. Trao đổi cách làm.
- Nêu ý kiến.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 h/s lên bảng chữa bài.
- GV theo dõi gợi ý.
Bài giải:
a. 4dm = 40 cm.
 Diện tích hình bình hành là:
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chốt bài đúng. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành? 
- Dặn h/s về nhà học thuộc quy tắc. 
40 34 = 1360 (cm2)
 Đáp số: 1360 cm2.
b. Đáp số: 520 dm2.
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 38: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG 
I. Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển phô tô trang có âm "t", bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Chủ ngữ trong câu kể thường là những từ ngữ nào? 
- HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài tập:
Bài 1: Đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài theo nhóm 2.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV cùng h/s nhận xét trao đổi, chốt bài đúng. 
- 2, 3 h/s đọc cả mẫu.
- Mỗi bàn là một nhóm thực hiện yêu cầu.
- 1 h/s làm bài bảng phụ.
a. tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, 
tài năng. 
b. tài nguyên, tài trợ, tài sản. 
Bài 2: Đặt câu với 1 trong các từ nói trên.
- Lớp tự đặt câu vào vở bài tập; 2 h/s lên bảng đặt câu.
- Gọi h/s đọc câu.
- Nối tiếp nhau trình bày.
- Lớp nhận xét, trao đổi bổ sung câu bạn đặt.
- GV nhận xét chốt những câu đúng.
VD: Bùi Xuân Phái là một hoạ sĩ tài hoa. 
Bài 3: 
- 1 h/s đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi bài.
- HS suy nghĩ, trả lời, lớp trao đổi.
- GV kết luận chung.
Bài 4: 
- GV giúp h/s hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ . 
- Câu ca ngợi tài trí của con người là câu: a;b.
- HS đọc lại 2 câu trên.
- HS đọc yêu cầu bài tập và 3 câu tục ngữ. 
a: Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
b. Có tham gia hhoạt động làm việc mới
bộc lộ khả năng của mình.
c. Ca ngợi những người từ 2 bàn tay trắng nhờ có tài, chí, nghị lực làm nên việc lớn. 
- Tổ chức cho h/s trao đổi trong nhóm.
- HS trao đổi nhóm.
- Trình bày trước lớp .
- GV cùng lớp nhận xét khen học sinh
 hiểu câu tục ngữ.
C. Củng cố dặn dò:
- Người như thế nào là người có Tài năng? 
- Dặn h/s về tập đặt câu, chuẩn bị bài sau. 
- Lần lượt h/s nêu ý kiến cá nhân mình và giải thích vì sao em thích.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 38: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
 TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu:
- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy và bút dạ( Bảng phụ).
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Nêu các cách mở bài em biết.
- 2 h/s nêu ý kiến.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài tập:
Bài 1:
- 1 h/s đọc nội dung đoạn văn Cái nón.
- Nêu 2 cách kết bài đã học?
- Kết bài mở rộng và không mở rộng.
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu nêu kết quả bài.
- 1 h/s đọc. Lớp tự suy nghĩ làm bài.
a. Đoạn kết: Má bảo...hết.
b. Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2: 
- HS đọc 4 đề bài.
- Chọn đề bài nào ?
- Lần lượt học sinh nêu đề mình chọn.
- HS tự viết đoạn kết bài theo cách mở rộng đề bài đã chọn vào vở. 
- GV tổ chức cho h/s làm bài.
- 1 h/s bảng phụ. 
- Gọi h/s trình bày.
- GV nhận xét bài làm tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Có mấy cách mở bài? 
- Dặn hoàn chỉnh bài tập 2 vào vở. Chuẩn bị giấy kiểm tra cho tiết sau.
- Lần lượt h/s trình bày bài viết của mình. Đính bảng phụ. Lớp nhận xét, trao đổi, chữa bài cho bạn.
________________________________
Khoa học:
Tiết 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình sgk (phô tô) và các cấp gió( Chơi trò chơi)
- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh, các cấp gió và thiệt hại do giông bão gây ra. Sưu tầm những bản tin thời tiết có liên quan.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Tại sao có gió? 
 - GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Một số cấp gió.
* Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết SGK- quan sát hình và đọc kênh chữ.
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi.
- Thảo luận trước lớp.
* Kết luận: GV nhận xét kết luận.
3. Hoạt động 2: Sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
* Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức h/s quan sát và đọc SGK. 
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
- Nêu tác hại do bão gây ra và cách phòng chống bão.
+ Liên hệ thực tế: (Làm theo nhóm 4).
- Yêu cầu trình bày.
* Kết luận: GV kết luận.
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép hình vào chữ.
* Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của học sinh
về cấp độ của gió: Gió nhẹ, gió khá mạnh, 
gió to, gió dữ.
* Cách tiến hành:
 - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn lên chơi.
- Cách chơi: Chọn hình và chữ phù hợp gắn vào. Nhóm nào gắn nhiều đúng, đẹp là thắng cuộc.
- Tiến hành chơi.
- GV cùng lớp khen nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố dặn dò:
- Vì sao có bão, con người cần làm gì để phòng chống thiệt hại của bão? 
- Dặn h/s sưu tầm tranh ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch và bầu không khí bị ô nhiễm.
- 2 h/s trả lời.
- HS thực hiện.
- Đố nhau từng cấp gió và tác động của cấp gió. 
- Một số h/s trình bày, lớp nhận xét.
- Lớp quan sát hình 5, 6- đọc mục bạn cần biết.
- Lần lượt h/s trả lời, lớp nhận xét trao đổi.
- Liên hệ từ hình ảnh ở sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm trình bày kết hợp hình ảnh minh hoạ.
Đọc mục bạn cần biết sgk/ 77.
- Lớp thực hiện.
- HS chơi theo hướng dẫn.
__________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
Toán:
Tiết 95: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. Bài 1, bài 2, bài 3 (a)- (tr104)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Tính diện tích hình bình hành biết: 
Độ dài đáy là 13cm, chiều cao là 9 cm?
- 1 h/s lên bảng, lớp làm nháp.
	KQ: 117 cm2
- GV chốt bài đúng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Tổ chức h/s trao đổi theo cặp.
- GV vẽ hình lên bảng.
- Gọi h/s nêu bài miệng.
- GV cùng h/s nhận xét, chốt bài làm đúng.
 A B E G
 D C K H
- Từng bàn thảo luận, nêu miệng kết quả, hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện: AB và DC; AD và BC
- HS nêu cặp cạnh đối diện của hình bình hành EGHK.(EK và GH; KH và EG)
Bài 2: GV vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Lớp làm bài vào nháp, 2 h/s lên bảng chữa bài.
- GV cùng h/s nhận xét, chốt bài làm đúng.
14 13 = 182( dm2)
2316 = 368 (m2).
Bài 3: GV giới thiệu cùng h/s công thức tính chu vi hình bình hành:
- Gọi h/s nêu lại quy tắc tính.
- Yêu cầu h/s vận dụng công thức tính chu vi hình bình hành tính.
- GV nhận xét bài đúng.
- Nhiều hs nhắc lại:
P = ( a + b ) 2. ( a và b cùng 1 đơn vị đo)
- HS phát biểu thành lời. 
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 h/s lên bảng chữa bài.
a. P = (8+3) 2 = 22 (cm)
b. P = (10 + 5) 2 = 30 (dm)
Bài 4**: 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Tính diện tích mảnh đất thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng làm bài.
GV theo dõi gợi ý.
Bài giải:
- GV cùng h/s chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành?
- Dặn học quy tắc tính chu vi hình bình hành. 
Diện tích của mảnh đất đó là:
40 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2.
______________________________________
Chính tả:
Tiết 19: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra :
- Nêu nhận xét nhắc nhở viết chính tả ở học kì II .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe- viết :
- Đọc bài Kim tự tháp Ai Cập.
- HS theo dõi.
- 1 h/s đọc, lớp đọc thầm toàn bài.
- Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng thế nào?
- Xây dựng toàn bằng tảng đá. Từ cửa kim tự tháp đi vào là một hành lang tối và hẹp,...
- Nội dung đoạn văn điều gì?
- Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại và sự taì giỏi thông minh của người Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp.
- Nêu từ khó dễ lẫn khi viết chính tả?
- HS nêu ý kiến.
- GV đọc một số từ vừa tìm được?
- GV cùng học sinh nhận xét chốt từ viết đúng. 
- Một số h/s lên bảng viết, lớp viết vào nháp. 
- Đọc bài cho h/s viết bài.
- HS viết bài.
+ GV nhắc nhở h/s tư thế ngồi, cách trình bày bài. 
- HS thực hiện.
+ GV đọc bài, phân tích từ khó.
- Lớp soát bài.
- GV chấm bài bài.
4. Luyện tập:
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
- GV cùng h/s làm rõ yêu cầu.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS làm bài vào vở. 1h/s lên bảng. 
- GV cùng h/s nhận xét trao đổi chốt bài đúng. 
- Thứ tự: sinh vật; biết; biết; sáng tác; tuyệt mĩ; xứng đáng.
 Bài 3(a):
- GV yêu cầu h/s làm bài.
- Gọi h/s trình bày.
- GV chốt bài đúng.
- Từ ngữ viết đúng chính tả:
Sáng sủa; sản sinh; sinh động.
C. Củng cố dặn dò:
- Em cần làm gì để bảo vệ cảnh đẹp và các di sản ở đất nước ta? 
- Nhớ các hiện tượng chính tả để viết đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm vở, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Lớp trình bày miệng.
- Từ ngữ viết sai chính tả.
 Sắp sếp; tinh sảo; bổ xung.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 19
I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận ra những  ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 19.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
 1. Sinh hoạt lớp: 
 - Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 19. 
 - Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 20.
- Lớp nêu ý kiến phát biểu.
 * GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 19.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 20: 
- Nhắc nhở một số em chưa chưa thuộc bài cần cố gắng ôn lại cho thuộc bài.
- Tự giác giúp đỡ nhau trong học tập. 
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s múa hát các bài hát đã học.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình vui vẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 LOP 4.doc