Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?

+ Tác giả đã tả cánh diều bằng những giác quan nào ?

- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui sướng cho đám trẻ như thế nào ?

+ Trò chơi thả diều đã đem lại những ước mơ đẹp cho đám trẻ như thế nào ?

- GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.

- Hãy đọc câu mở bài và kết bài ?

- HS đọc câu hỏi 3.

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2011
Ngày dạy: Thứ hai, 28/11/2011
Tiết 2
Môn: Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã mang lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm, nội dung chính của bài.
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 2 em học sinh nối tiếp nhau đọc bài tập đọc Chú Đất Nung (phần 2). Trả lời câu hỏi 3, 4 SGK.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
GV treo tranh minh họa bài tập đọc.
? Các em thấy những cảnh gì trong tranh?
Các em đã bao giờ thả diều chưa?
Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cảnh thả diều của những đứa trẻ mục đồng và niềm vui sướng, khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho chúng.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- GV đọc mẫu
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, kết hợp luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như SGV.
 * Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Tác giả đã tả cánh diều bằng những giác quan nào ?
- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui sướng cho đám trẻ như thế nào ?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại những ước mơ đẹp cho đám trẻ như thế nào ?
- GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
- Hãy đọc câu mở bài và kết bài ?
- HS đọc câu hỏi 3. 
GV: Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn. 
- GV nhận xét, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 4. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn nói lên điều gì ?
* GV treo bảng phụ ghi nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS hát tập thể.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS: cảnh thả diều.
- HS: có 
- HS lắng nghe.
- HS nghe
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Tuổi thơ  đến vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm ... khát khao của tôi.
- HS đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, HS trao đổi theo cặp.
HS: cánh diều mềm mại như cánh bướm.Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép,
- HS: Mắt, tai 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+ Tổ 1, 2 trả lời: các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
+ Tổ 3, 4 trả lời: suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiênBay đi diều ơi ! Bay đi ! 
- HS lắng nghe.
- Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ cánh diều - Tôi đã ngửa cổ suốt một thời ...mang theo nỗi khát khao của tôi. 
- 1 HS đọc, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS: Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- 2 HS đọc 
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
- BGK nhận xét
- Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- HS đọc.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết 3
Môn: Toán
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I-MỤC TIÊU: 
Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a), bài 3 (a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: SGK, SGV.
HS: SGK, Vở toán
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Tính bằng 2 cách:
a) (4x15): 3
b) (9x 20) : 4
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 b ) Phép chia 320 : 40 (số bị chia và số chia đều có chữ số 0 ở tận cùng)
 - GV ghi 320 : 40, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
 - GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ). 
 ? Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
 ? Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? 
 ?Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4 
 * GV nêu kết luận. 
 - GV thực hiện đặt tính 320 : 40. 
 - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
 c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
 - GV ghi 32000 : 400, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
 - GV cho HS làm theo cách thuận tiện 32 000 : (100 x 4). 
 - Vậy 32 000 : 400 được mấy. 
 - Nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
 - Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. 
 - GV nêu kết luận. 
 - HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400
 - GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
 - Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
 - GV cho HS nhắc lại kết luận. 
d ) Luyện tập, thực hành:
 Bài 1
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
 - Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2a 
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3a
 - Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu của bài. 
 - GV nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS chữa bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu bài. 
- HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 
320: (8 x 5); 320:(10 x 4); 320: (2 x 20 )
- HS thực hiện tính. 
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 = 8
- Bằng 8. 
- Cùng có kết quả là 8. 
- Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. 
- HS suy nghĩ, nêu các cách tính của mình. 
- HS thực hiện tính. 
- ....= 80 
- Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
- Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4
- HS nêu lại kết luận. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
- Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- HS đọc.
- 1 HS đọc đề bài. 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét. 
- Tìm x. 
- 2 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
- 2 HS nhận xét. 
- HS đọc. 
- Tổ thi làm nhanh.
- HS nhận xét.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết 4
Môn: Lịch sử
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê 
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: - Tranh trong SGK, tranh ảnh về lũ lụt.
HS: - SGK, vở lịch sử
III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
GV cho HS xem video về cảnh lũ lụt.
GV: lũ lụt gây thiệt hại về người và của cho nhân dân ta. Từ rất lâu, nhân dân ta đã biết đắp đê ngăn lũ. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về việc đắp đê của nhà Trần.
* HĐ1: 
? Nghề chính của ND ta dưới thời nhà Trần là gì?
? Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy nêu tên một vài sông ngòi?
? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
? Em có được chứng kiến hoặc có biết câu chuyện nào kể về chống lũ lụt không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó?
Nhận biết được việc đắp đê ngăn lũ là quan trọng nên nhà Trần đã quan tâm việc đắp đê rất sớm.
*HĐ 2:
?Nhà Trần đã tổ chức việc đắp đê chống lụt như thế nào?
Giới thiệu tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần.
*HĐ 3:
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- GV nhận xét, chốt lại.
* HĐ 4:
* GDBVMT: Qua việc dắp đê của nhà Trần liên hệ về thực tế địa phương của HS để giáo dục HS biết bảo vệ môi trường.
? Tại sao lũ lụt lại xảy ra hàng năm? 
? Ở địa phương em, người dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
GV: Các em phải tham gia trồng cây, bảo vệ môi trường để phòng chống thiên tai, lũ lụt.
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu ghi bài, học bài.
-Chuẩn bị: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Hát
HS trả lời.
Lớp nhận xét.
HS nghe.
- Nghề nông là chính.
- Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả, ...
Hoạt động nhóm đôi.
- Trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển nhưng có khi gây lũ lụt làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
- HS: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- HS kể.
- Thảo luận nhóm: ( 3 phút)
- Trao đổi và đi đến kết luận: Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê: đặt chức quan Hà đê sứ, năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh.
- HS: hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- HS: góp phần giúp cho nông nghiệp phát triển.
- HS: do ô nhiểm môi trường, phá hoại đê điều, phá rừng,...
- HS: xây dựng các trạm bơm nước, trồng rừng, chống phá rừng,...
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết 5
Môn: Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Ghi chú: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
* Kĩ năng sống: + Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
 + Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
	GV: bảng phụ ghi tình huống ở HĐ2
	HS: + Các câu tục ngữ, ca  ... học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng học sinh (nếu có )
 - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng 
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em.
- 2 HS đọc dàn ý.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng 
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin. 
- Tự làm bài.
- 3 HS trình bày kết quả quan sát.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Khi quan sát đồ vật ta cần quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ phận.
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 - 5 HS trình bày dàn ý.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết
Môn: Toán
LUYỆN TẬP (Trang 83)
I. MỤC TIÊU :
- Thực hiện được phép chia số có ba chữ số, bốn chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư )
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2(b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 SGK, bảng nhóm HS
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của cô
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định:
 2. KTBC:
GV ghi đề bài tập: Tính:
a. 1748: 76
b. 3285: 73
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ ôn lại các kiến thức đã học trong tuần này.
 b ) Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - GV cho HS tự làm bài, nêu cách thực hiện tính của mình. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2(b)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - Khi thực tính giá trị của các biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo thứ tự nào ? 
 - Nhận xét bài làm của bạn. 
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét
- HS nghe giới thiệu bài. 
- Đặt tính rồi tính. 
- 4 HS lên bàng làm bài, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. 
-  tính giá trị của biểu thức. 
- HS trả lời
- HS làm bài vào VBT.
- HS thi làm nhanh.
- HS nhận xét, đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Ngày soạn: 21/11/2011
Ngày dạy: Thứ sáu, 02/12/2011
Tiết 1
Môn: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- MỤC TIÊU:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em (sưu tầm): Truyện ngụ ngôn, cổ tích, cười, thiếu nhi, truyện đọc lớp 4...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG HỌC HS
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể câu chuyện: Búp bê của ai?
? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: nêu tên, mục tiêu bài.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
- GV hỏi HS để gạch chân những từ quan trọng trong bài.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
-Nhắc HS trong 3 truyện:
*Chú lính chì dũng cảm. Chú Đất Nung. Bọ Ngựa.
Có 2 Truyện: Chú lính chì dũng cảm, Bọ Ngựa.
c. HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- GV nhắc nhở HS, quan sát, giúp đỡ.
GV nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị kể chuyện tuần 16: Đã chứng kiến hoặc tham gia.
HS kể
HS nêu
-HS nghe.
-HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi. 
- Quan sát tranh minh hoạ, phát biểu:
* Truyện nào có nhân vật là đồ chơi?
* Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em?
-HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật là đồ chơi hay con vật
- Vài HS kể tên câu chuyện em đã đọc, đã nghe 
Hoạt động nhóm:
- HS kể trong nhóm, cử đại diện thi kể chuyện, bầu BGK.
- HS thi kể.
- Từng cặp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Trao đổi trước lớp:
*Về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
* Đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện
- BGK nhận xét.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết
Môn : Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư )
- Bài tập cần làm: Bài 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK, vở toán, bảng con.
Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu bài tập:
Đặt tính rồi tính:
756 : 32
9785: 79
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: các em tiếp tục học :Chia cho số có hai chữ số (tt).
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu cách chia.
a) Trường hợp chia hết: 
- Ghi phép chia ở bảng: 10105: 43 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng:
 Tính từ trái sang phải.
* Có 3 lượt chia
* Ước lượng tìm thương trong mỗi lượt chia.
* Rồi tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
- Hướng dẫn thử lại. 128 x 43 = 10105 
- Chốt lại 
b) Trường hợp chia có dư:
- Ghi phép chia ở bảng: 26345: 35 = ?
- Hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép tính ở bảng.
- Hướng dẫn thử lại. 752 x 35 + 25 = 26345
- Chốt lại.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Bài 1:Đặt tính rồi tính
+ Yêu cầu HS tính trên bảng con.
+ Lần lượt gọi 4 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò:
 - Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số.
 -Nhận xét lớp.
 -Chuẩn bị: Thương có chữ số 0.
-HS làm bài, lớp làm vào nháp, nhận xét.
- HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
 10105 43
 150 128
 215
 00
 10105: 43 = 128 
- HS đọc lại cách đặt tính.
- Tiếp tục theo dõi. Một em lên bảng:
26345 35
 184 752
 095
 25
26345: 35 = 752 ( dư 25)
HS đọc lại cách đặt tính.
4 HS lên bảng lớp làm, HS còn lại làm vào bảng con.
HS nhận xét.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
Tiết
Môn : Khoa học
Bài : 30
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - Hình trang 62, 63 SGK.
- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông to, dây thun, kim khâu, chậu thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển.
HS: - Sưu tầm tư liệu về vai trò của không khí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu câu hỏi.
GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Làm thế nào để biết có không khí ?
b.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh chúng ta.
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Đi tới các nhóm giúp đỡ.
Tiểu kết: HS phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật.
*Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí ở quanh mọi vật.
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm.
- Đi tới các nhóm giúp đỡ.
- Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
Tiểu kết: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật.
* GDBVMT: Cho HS biết được không khí có khắp mọi nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn không khí trong lành.
*Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí.
- Lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
Tiểu kết: HS phát biểu định nghĩa về khí quyển ; kể ra những sự tồn tại của không khí.
- Đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét lớp. 	
- Nhắc nhở xem lại bài, thực hành nhận biết không khí hiện diện quanh ta.
- Chuẩn bị Không khí có những tính chất gì ?
HS trả lời
HS nhận xét.
Hoạt động lớp, nhóm.
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm.
- Làm thí nghiệm theo các bước:
+ Thảo luận và đưa ra giả thiết: Xung quanh ta có không khí.
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK.
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm.
- Làm thí nghiệm theo nhóm:
+ Thảo luận, đặt ra các câu hỏi: 
 Trong túi ny lông có không khí không ?
 Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì ?
 Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì ?
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK.
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên.
Hoạt động lớp
- Quan sát hình 5 / 63 nêu khái niệm về khí quyển 
- Phát biểu.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
.
SINH HOẠT
TUẦN 15
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của cô
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc hướng dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
 - Chuyên cần, đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt
 - Tiến bộ
 - Chưa tiến bộ
3. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra.
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
HS hát
- Hs ngồi theo tổ
- Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình.
* Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua:
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó V-T - M
Lớp trưởng: tổng kết kết quả thi đua.
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
 - Theo dõi tiếp thu

Tài liệu đính kèm:

  • docT15.doc