Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 20

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 20

TUẦN 20:

Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 99: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Biết đọc, viết phân số.

- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.( Bài 1, bài 2, bài 3) (tr110)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 99: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết phân số.
- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.( Bài 1, bài 2, bài 3) (tr110)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu h/s viết các thương dưới dạng phân số: 9 : 7; 5 : 3; 
- 2 h/s lên bảng, lớp làm nháp.
- GV nhận xét chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: GV viết các số lên bảng.
- Yêu cầu đọc.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- HS đọc từng số đo đại lượng.
- Lần lượt h/s đọc và trao đổi các số đo đại lượng dạng phân số: Một phần hai ki lô gam; năm phần tám mét,
Bài 2: GV đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu h/s viết.
- GV nhận xét.
- HS viết bảng lớp và bảng con từng phân số. ; ; ; .
Bài 3: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chấm bài, cùng h/s chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập3.
- HS tự làm bài vào vở, 2 h/s lên bảng chữa bài. ; ; ; ; 
Bài 4: 
- Gọi h/s lên bảng viết.
- Nhận xét.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
; ; .
Bài 5. GV vẽ hình lên bảng lớp.
- GV tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm và trao đổi cả lớp.
- GV cùng h/s chốt bài làm đúng.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu phân số chỉ số h/s tổ 1 của lớp 4A so với số h/s cả lớp 4A? 
- Nhận xét giờ học, dặn h/s xem lại bài.
- HS trao đổi nhóm 2, làm bài vào nháp. 2 h/s lên bảng chữa bài, các nhóm đổi nháp kiểm tra.
a. CP = CD b. MO = MN
 PD = CD ON = MN
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết : : MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2).
- Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc đoạn văn bài tập 3 sgk /19?
- 2 h/s đọc. 
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD làm bài tập:
Bài 1:
- hướng dẫn làm bài theo nhóm 2.
- HS đọc nội dung bài tập 1.
- Làm vào nháp, 1 h/s làm bài bảng phụ.
- GV theo dõi gợi ý h/s còn lúng túng.
- HS trình bày bài.
- GV nhận xét chung chốt từ đúng.
a) Tập thể dục; đi bộ; chạy; chơi thể thao; du lịch; nghỉ mát; giải trí; an dưỡng;...
b) Vạm vỡ; lực lưỡng; cân đối; rắn rỏi; rắn chắc; săn chắc; chắc nịch; dẻo dai; nhanh nhẹn;...
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài.
- Yêu cầu làm bài thi giữa 2 nhóm.
2 nhóm thi làm bài bảng lớp.
- GV chốt ghi bảng một số môn thể thao.
VD: Bóng đá, bóng chuyền, chạy, nhảy cao, bơi, đua môtô, cờ vua, cờ tướng, nhảy ngựa,...
Bài 3: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét chữa bài.
- HS làm bài vào vở, nêu miệng.
a. Khoẻ như voi ( Trâu; hùm; ...)
b. Nhanh như cắt (gió; chớp; điện; sóc;
Bài 4: 
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trao đổi theo N2, trả lời.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khoẻ tốt,.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em luyện tập những môn thể thao nào? 
- Dặn h/s HTL các thành ngữ, tục ngữ trong bài.
Tiên: sống nhàn nhã thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng.
có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 40: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
 - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ đổi mới của địa phương sưu tầm được. 
- Viết dàn ý bài giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài tập:
Bài 1: 
- Đọc yêu cầu.
- Đọc đoạn văn.
- 1 h/s đọc to, lớp theo dõi.
- Đọc thầm bài và trả lời?
- Cả lớp.
a. Bài văn giới thiệu đổi mới của địa phương.
- Xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạch, tỉnh Bình Định, là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm.. 
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- Lần lượt h/s kể: ...biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm; nghề nuôi cá phát triển; đời sống người dân cải thiện...
- Lập dàn ý vắn tắt?
- HS lập nháp, trình bày, lớp nhận xét.
- GV dán dàn ý đã lên bảng.
- HS đọc lại.
+ Mở bài:
+ Thân bài:
+ Kết bài:
- Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
- Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống.
- Nêu kết quả đổi mới, cảm nghĩ của em.
Bài 2:
- Đọc yêu cầu đề bài, xác định yêu cầu đề.
- GV nhắc nhở h/s chọn những đổi mới em ấn tượng nhất...hoặc giới thiệu mơ ước đổi mới...
- HS tiếp nối nhau giới thiệu nội dung chọn:...
- Thực hành giới thiệu theo cặp.
- Cả lớp thực hành.
- Thi giới thiệu trước lớp.
- Cá nhân, nhóm thi giới thiệu.
- GV khen h/s giới thiệu tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em cho biết quê em có gì đang đổi mới?
- Về nhà viết lại bài giới thiệu vào vở. 
- Lớp, trao đổi bổ sung.
 ________________________________
Khoa học:
Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch( Có thể không yêu cầu vẽ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk phóng to (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Nêu nguyên nhân và tác hại của không khí bị ô nhiễm?
- 2 h/s trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 1: Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho h/s quan sát tranh theo cặp: Chỉ vào từng hình nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí?
- Từng cặp thực hiện yêu cầu: Nêu nội dung từng hình và kết luận của hình đó nên hay không nên.
- Yêu cầu trình bày.
- Đại diện các cặp trình bày, lớp trao đổi.
- GV nhận xét chung chốt ý.
+ Những việc nên làm:
 Hình 1;2;3;5;6;7.
+ Việc không nên làm: Hình 4.
+ Liên hệ bản thân, gia đình, nhân dân làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
* Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
- Thu gom và sử lý rác, phân hợp lí.
- Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy, giảm khí đun bếp,...
- Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành....
3. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Mục tiêu: Bản thân học sinh tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành: 
- HS nhiều em trao đổi và liên hệ.
- Tổ chức cho h/s hoạt động theo nhóm 4:
- 2 bàn là 1 nhóm thực hành.
- Nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh.
- Nhóm trưởng phân công từng thành viên trong nhóm vẽ, viết từng phần.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GVNX, khen nhóm có nội dung trình bày phong phú.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em và gia đình đã đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị theo N4 cho tiết học sau: ống bơ; thước; sỏi; trống nhỏ; giấy vụn; kéo; lược;
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Đại diện nhóm nêu ý tưởng của nhóm mình, lớp nhận xét trao đổi bổ sung. 
__________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2013
Toán:
Tiết 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU.
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.( Bài 1) (tr111)
II. Đồ dùng dạy học:
- Các băng giấy như sgk. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Yêu cầu viết phân số bằng 1; bé hơn 1; lớn hơn 1?
- 3 h/s lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- GV nhận xét chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận biết hai phân số bằng nhau:
- GV cùng h/s lấy hai băng giấy.
- 2 băng giấy bằng nhau.
- GV cùng h/s thao tác trên 2 băng giấy.
- Băng giấy thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần.
- Tô màu bao nhiêu phần bằng nhau của băng giấy?
- Tô màu của băng giấy.
- Làm tương tự băng giấy 2. 
- Chia thành 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phần được phần tô màu là băng giấy.
- So sanh 2 phần tô màu của 2 băng giấy ?
- Bằng nhau.
- Từ đó so sánh 2 phân số.
- Bằng nhau.
- Phân số có TS và MS nhân với mấy để có được phân số ?
==; = =
- Nêu kết luận?
Kết luận: HS đọc quy tắc.
3. Thực hành: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS tự làm bài vào nháp.
- Một số học sinh lên bảng chữa bài.
- Trình bày.
- GV nhận xét chốt bài làm đúng
- Nhiều h/s nêu miệng kết quả bài làm: 
; ; ....
- Lớp nhận xét, trao đổi.
Bài 2. a. Tính và so sánh kết quả.
-Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu làm bài.
- GV chấm, cùng h/s nhận xét, trao đổi, chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở, 2 h/s lên bảng.18 : 3 = 6; (18 4) : (3 4)= 72:12=6
81:9 = 9; (81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9
- Từ đó nêu nhận xét?
- Nếu nhân (hoặc chia) số bị chia và số chia với (cho) cùng một số tự nhiên khác 0 thì giá trị của thương không thay đổi.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chấm, cùng h/s nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Phân số thế nào là phân số bằng nhau? 
- Dặn h/s về trình bày bài tập 1 vào vở. 
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài vào vở. 2 h/s lên bảng chữa bài.
a) ==; b) ===
______________________________________
Chính tả:
Tiết 20: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn bài 2a. 3a lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc cho h/s viết một số từ coa s/x.
- 2 h/s lên bảng viết, lớp viết nháp sản sinh; sắp xếp, bổ sung; sinh động.... 
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. HD nghe viết:
- Đọc bài chính tả. 
- 1 h/s đọc, lớp theo dõi.
- Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn nói về người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
- Yêu cầu lớp đọc thầm nêu những từ khó, dễ viết lẫn; tập viết.
- HS đọc thầm và nêu và viết.
- VD: Đân-lớp, nước Anh, XIX, 1880, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm,...
- GV nhắc nhở h/s trước khi viết bài.
- GV đọc cho h/s viết.
Theo dõi nhắc nhở h/s chữ viết chưa đạt.
- Lớp viết bài vào vở chính tả.
- GV đọc toàn bài.
- HS soát lại bài, 
- GV thu chấm 5-7bài. 
3. Bài tập.
Bài 2(a): GV treo bảng phụ.
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng chữa bài.
- Trình bày.
- 1 số học sinh đọc bài, lớp nhận xét.
- GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Thứ tự các từ điền đúng: Chuyền trong; chim; trẻ.
Bài 3(a): 
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Ghi nhớ các hiện tượng chính tả đã học.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
+ Thứ tự từ điền: đãng trí, chẳng thấy, xuất trình.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 20
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận ra những  ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 20.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng nêu nhận xét tình hình của tổ trong tuần.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Học sinh trong lớp tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 20. 
- Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 21.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 20. 
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 21: 
- Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s tham gia vui chơi thi đố nhau các bảng nhân chia hoặc quy tắc đã học.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia vui chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20 LOP 4.doc