Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 26

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 26

TUẦN 26:

Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 129: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- Nắm được cách thực hiện phép tính với phân số.

- Thực hiện được các phép tính với phân số.( Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3 (a, b), bài 4 (a, b)) (tr138)

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 129: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách thực hiện phép tính với phân số.
- Thực hiện được các phép tính với phân số.( Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3 (a, b), bài 4 (a, b)) (tr138)
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách cộng trừ p/s có cùng mẫu số, khác mẫu số ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s nêu cách tính.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi hướng dẫn h/s yếu.
- Nhận xét kết quả.
Bài 2:
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở. GV gợi ý h/s còn lúng túng.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Tính.
- Nêu cách nhân p/s?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Tính
- Muốn chia hai phân số ta làm thế nào?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
Bài 5**:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các cộng trừ, nhân chia hai phân số?
- Nhận xét giờ học. Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS nêu quy tắc.
- Nêu yêu cầu.
- Nêu cách tính.
a) ; 
 b); c) 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở:
b) - = - = .
c) - = - = .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
 = = ; 13 = ; 
 15 = .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
a) ; b) ; c) 
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
 Buổi chiều bán số đường là:
 (50 -10) = 15 (kg)
 Cả ngày bán số đường là:
 10 + 15 = 25 (kg)
 Đáp số: 25 kg.
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 52: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM.
I. Mục tiêu:
Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số tàhnh ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,4. Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kể tên các tấm gương có lòng dũng cảm?
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h /s làm bài tập:
Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
- Từ cùng nghĩa là từ như thế nào?
- Từ trái nghĩa là từ như thế nào?
- Nhận xét.
Bài 2: Đặt câu với một trong các từ
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- GV tới các bàn gợi ý cho h/s yếu.
- Gọi h/s đọc câu.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 3: Chọn từ để điền vào chỗ trống:
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
Thành ngữ nói về lòng dũng cảm:
+ Vào sinh ra tử
+ Gan vàng dạ sắt.
Bài 5**: Đặt câu với một trong các thành ngữ ở bài tập 4.
- Nhận xét câu văn của h/s.
C. Củng cố dặn dò:
- Em hiểu thế nào là dũng cảm?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu.
- HS xác định từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa.
- HS làm bài theo nhóm 4.
+ Can đảm, can trường, gan, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, anh dũng, quả cảm,...
+ nhát, nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược,...
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đặt câu.
- HS nối tiếp đọc câu đã đặt.
VD: + Cả tiểu đội chiến đấu rất anh dũng
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
+ Khí thế dũng mãnh
+ Hi sinh anh dũng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ.
- HS học thuộc các thành ngữ.
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ đặt câu với thành ngữ.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
 _________________________________
Tập làm văn:
Tiết 52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối đã xác định.
- Giáo dục tinh thần yêu môi trương thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số loài cây: cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,..
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các cách mở bài, kết bài?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Đề bài: Tả một cây có bóng mát (cây ăn quả, cây hoa) mà em thích.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV treo tranh, ảnh về các loại cây.
- Yêu cầu đọc các gợi ý sgk.
- Lưu ý: Viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. Liên hệ cây với môi trường.
- Tổ chức cho h/s viết bài.
- GV theop dõi nhắc nhở.
- Gọi h/s đọc bài.
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
- Em cần làm gì để bảo vệ vẻ đẹp của các loại cây xanh?
- Chuẩn bị cho bài viết bài tại lớp.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu của bài.
Đọc đề.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS nối tiếp nêu tên cây chọn tả.
- HS đọc các gợi ý 1,2,3,4 sgk.
- HS viết bài.
- HS trao đổi bài theo nhóm 2.
- 1 vài h/s đọc bài trước lớp.
________________________________
Khoa học:
Tiết 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT 
I. Mục tiêu:
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
- Các kim loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt.
- Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phích nước nóng, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,..
- Mỗi nhóm: 2 cốc, thìa kim loại, thìa nhựa, 1 vài tờ giấy báo, dây chỉ, nhiệt kế.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Khi đun nước ta cần chú ý gì ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém:
* Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt và những vật dẫn nhiệt kém và đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s làm thí nghiệm.
- Các kim loại dẫn nhiệt tốt được gọi là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa... dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt.
- Tại sao những ngày trời rét, chạm tay vào ghế sắt, tay ta có cảm giác lạnh hơn chạm tay vào ghế gỗ?....
2. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách dẫn nhiệt của không khí.
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức trao đổi hình 3 sgk.
- Làm thí nghiệm sgk.
- Vì sao phải đổ nước nóng như nhau vào hai cốc?
- Vì sao phải đo nhiệt độ hai cốc cùng một lúc?
3. Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
* Mục tiêu: Giải thích được việc sử dụng được các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho h/s làm việc theo 4 nhóm.
- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các vật dẫn điện, dẫn nhiệt mà em biết?
- Nhận xét chung giờ học. Dặn h/s chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi sgk.
- HS nêu: Vì khi chạm tay vào ghế sắt, tay đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh, còn ghế gỗ và nhựa do ghế gỗ và nhựa dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
- HS đối thoại theo nhóm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Nhóm trình bày thí nghiệm.
- HS nêu và rút ra kết luận.
- HS làm việc theo nhóm thi kể về cộng dụng chất cách nhiệt.
- Đại diện nhóm kể tên.
__________________________________________________________________ 
TUẦN 26:
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2013
Buổi 1:
Toán:
Tiết 130: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính với phân số.
- Biết giải bài toán có lời văn.( Bài 1, bài 3 (a, c), bài 4) (tr138)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách nhân và cách chia phân số ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Trong các phép tính sau, phép tính nào làm đúng?
- Yêu cầu h/s thảo luận cặp.
- Nhận xét.
Bài 2**: Tính.
- Tính giá trị biểu thức thế nào?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Tính.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5**:
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài.
- Bài toán làm bằng mẫy phép tính?
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Muốn cộng, trừ, nhân chia phân số ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu.
- HS xác định câu đúng/sai theo cặp.
 a, S b, Đ
 c, S d, S
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài:
a) = ; 
b) : = = . 
 c) : = = .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
KQ : a)  ; b)  ; c) 
- HS nêu yêu cầu. 
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài.
Bài giải :
Số phần bể đã có nước là:
+ = ( bể) .
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - = ( bể)
 Đáp số: ( bể).
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
Số cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số cà phê lấy ra cả hai lần là:
2710 + 5420 = 8130 ( kg)
Số cà phê còn lại trong kho là:
23450 – 8130 = 15320 ( kg)
____________________________________
Chính tả:
Tiết 26: THẮNG BIỂN (BVMT)
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc một số từ ngữ có phụ âm đầu là s/x cho h/s viết.
- Nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc đoạn viết.
- Nhờ đâu người dân thắng được biển?
( Nhờ lòng dũng cảm tinh thần đoàn kết con người chống lại nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống cho con người) 
- GV lưu ý h/s cách trình bày bài, một số từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc cho h/s viết từ khó.
- GV đọc cho h/s viết bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- Đọc cho h/s chữa lỗi.
- GV thu một số vở, chấm, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
- Yêu cầu điền vào chỗ trống l/n?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, chốt lại các từ cần điền: lại-lồ-lửa- nõn- nến- lónh lánh- lunh linh- nắng- lũ lũ- lên- lượn.
C. Củng cố dặn dò:
- Nội dung đoạn văn ca ngợi gì?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng lớp.
- HS nghe đọc.
- HS đọc lại đoạn viết, nêu ý kiến.
- HS theo dõi.
- Nêu một số từ viết dễ lẫn.
- HS viết từ khó bảng lớp, nháp.
- HS nghe đọc – viết bài.
- HS tự chữa lỗi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1-2 h/s làm bài bảng phụ.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 26
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những  ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 26.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học26. 
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nêu ‏ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 27.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 26.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 27: 
- Phát huy ưu điểm ở tuần 26 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 27.
- Phát động thi đua học tập đạt được nhiều điểm tốt chào mừng ngày 8/3.
2. Hoạt động tập thể:
- Thi đọc các bảng nhân chia giữa 3 tổ. Tổ nào đạt nhiều điểm 9-10 là tổ thắng.
- Tổ chức cho h/s tham gia múa hát các bài hát thuộc chủ đề 8/3.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26 LOP 4.doc