Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 29

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 29

TUẦN 29:

Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 144: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.( Bài 1, bài 3, bài 4) (tr151)

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29:
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 144: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước.( Bài 1, bài 3, bài 4) (tr151)
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
 - Nêu các bước giải bài toán khi biết hiệu và tỉ số ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Bài toán cho biết gì? Tìm hai số thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2**:
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài.
- Xác định dạng toán.
- Nêu các bước giải bài toán.
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- GV gợi ý cho h/s đặt đúng đề toán.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
 Đáp số: Số thứ nhất: 45.
 Số thứ hai: 15.
- HS đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu của bài.
- HS xác định dạng toán.
- HS nêu các bước giải bài toán.
- HS giải bài toán:
 Đáp số: Số thứ nhất:15.
 Số thứ hai: 75.
- HS đọc đề bài.
- Xá định yêu cầu và cách giải.
- HS giải bài toán:
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là:
4 - 1 = 3 (phần)
Số gạo nếp là:
540 : 3 = 180 (kg)
Số gạo tẻ là:
180 4 = 720 (kg)
 Đáp số: Tẻ: 720 kg.
 Nếp: 180 kg.
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự đặt một đề toán phù hợp với sơ đồ đã cho, đọc đề.
- HS giải bài toán.
KQ: Số cam: 34 cây.
 Số dừa: 204 cây.
_________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 58: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ 
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
-** HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với 2 tình huống đã cho ở BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số tờ phiếu ghi lời giải bài tập 2,3- Nhận xét.
- Phiếu bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các từ ngữ thuộc du lịch thám hiểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- Gọi h/s đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
+ Lời yêu cầu của Hùng với bác Hai là bất lịch sự.
+ Lời của Hoa với bác Hai là yêu cầu lịch sự
- Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị?
3. Ghi nhớ sgk:
- Lấy ví dụ về một yêu cầu đề nghị lịch sự.
4. Luyện tập:
Bài 1:
- Cho các câu khiến.
- Lựa chọn cách yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng: b,c.
Bài 2:
- Hướng dẫn h/s lựa chọn yêu cầu đề nghị lịch sự.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Tổ chức cho h/s đọc đúng ngữ điệu câu khiến.
- Nhận xét.
+ Lan ơi, cho tớ về với!
+ Cho tớ đi nhờ một cái!
Bài 4**:
- GV: với mỗi tình huống có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịchsự
- Nhận xét đánh giá.	
C. Củng cố dặn dò:
- Cần nêu yêu cầu đề nghị thế nào cho phù hợp?
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn h/s thực hành nói lịch sự, chuẩn bị bài sau.
- Đố nhau tên các dòng sông.
- HS đọc đoạn văn.
- HS suy nghĩ làm bài.
- Là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xư hô phù hợp.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
- HS lấy ví dụ về lời yêu cầu, đề nghị 
lịch sự.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc câu khiến với ngữ điệu phù hợp.
- HS chọn cách nói lịch sự: b,c.
- HS nêu yêu cầu.
- HS lựa chọn cách nói phù hợp, lịch sự; b, c, d. Cách nói c, d có lịch sự cao hơn.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu.
- HS so sánh các cặp câu khiến.
+ Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô : Lan, tớ, với, ơi.
+ Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 vài h/s làm bài vào phiếu.
- HS nối tiếp đọc câu khiến đã đặt.
a. Bố ơi, bố cho con xin tiền để con mua một quyển sổ ạ!
b. Bác ơi, bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc nhé!
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 58: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà.
- Bảng học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu đọc tóm tắt bản tin đã làm bài trước.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Nhận xét:
- Yêu cầu đọc bài văn.
- Phân đoạn, nội dung của từng đoạn?
- Nhận xét nêu đoạn và nội dung đoạn.
2. Ghi nhớ:
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
3. Luyện tập:
- GV treo tranh ảnh một số con vật nuôi.
- Hướng dẫn h/s quan sát kĩ các con vật.
- Chọn một con vật, lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật đó.
- Theo dõi gợi ý h/s thực hành lập dàn ý.
- Yêu cầu đọc dàn ý.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu ích lợi của con vật em vừa thực hiện lập dàn ý?
- Dặn hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc tóm tắt bản tin.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc bài văn, phân đoạn và xác định nội dung của từng đoạn.
+ Đ1: Mở bài: giới thiệu về con mèo sẽ được tả trong bài.
+ Đ2,3: Thân bài: tả hình dáng, hoạt động và thói quen của mèo.
+ Đ4: Kết luận: cảm nghĩ về con mèo.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- HS quan sát tranh.
- Nêu ý kiến chon lập dàn ý cho con vật định tả.
- HS lựa chọn một con vật để quan sát kĩ, lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
- HS đọc dàn ý của mình.
________________________________
Khoa học:
Tiết 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT 
I. Mục tiêu:	
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
-** Nêu ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk. Sưu tầm tranh ảnh hoặc cây thật sống ở các nơi khác nhau ( khô hạn, ẩm thấp, dưới nước).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thực vật cần gì để sống?
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
* Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày và phân loại cây theo 4 nhóm:
+ Cây sống dưới nước.
+ Cây sống trên cạn.
+ Cây ưa ẩm.
+ Cây sống được cả trên cạn và dưới nước.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm h/s làm tốt.
* Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
3. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nhu cầu về nước của một số loài cây ở những giai đoạn khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
* Mục tiêu: Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau ? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu của nước của cây.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát hình sgk trang 117.
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ Nêu một số ví dụ chứng tỏ cùng một cây ở những giai đoạn khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
* Kết luận: - Cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cũng cần những lượng nước khác nhau
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới tiêu hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kỳ phát triển của cây 1 cây mới có thể đạt năng suất cao .
C. Củng cố dặn dò: 
- Để cây trồng phát triển được tốt cần cung cấp nước như thế nào?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng tập hợp cây và cùng cả nhóm phân loại theo 4 nhóm, trưng bày.
- HS các nhóm quan sát, nhận xét.
- HS quan sát và trả lời:
+ Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
- HS lấy ví dụ: cây ngô, cây mía, cây ăn quả ...
- 1-2 học sinh nêu lại mục bạn cần biết 
__________________________________________________________________ 
TUẦN 29:
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 145: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
- Củng cố giải toán có lời văn.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.( Bài 2, bài 4) (tr152).
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1**:
- Hướng dẫn h/s điền hoàn thành vào bảng: Tìm số bé thế nào, số lớn thế nào?
- Nhận xét kết quả.
Bài 2:
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của đề.
- Nêu các bước giải bài toán?
- Tỉ số là bao nhiêu?
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3**: 
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của đề.
- Nêu các bước giải bài toán?
- Yêu cầu làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán dạng gì?
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng điền vào bảng.
H2 số
Tỉ số
Số bé
Số lớn
15
30
45
36
12
48
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS nêu các bước giải bài toán.
- Tỉ số 10:1
- HS giải bài toán:
 Đáp số: Số thứ nhất: 820
 Số thứ hai: 82.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS nêu dạng toán, nêu các bước giải bài toán.
- HS giải bài toán:
 Đáp số: Gạo nếp: 100 kg.
 Gạo tẻ: 120 kg.
- Đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS vẽ sơ đồ, giải bài toán.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Quãng đường từ nhà An đến hiệu sách là;
840 : 8 3 = 315 (m)
Quãng đường từ hiệu sách đến trường là:
840 - 315 = 525 (m)
 Đáp số: Đoạn đường đầu: 315 m.
 Đoạn đường sau: 525 m
____________________________________
Chính tả:
Tiết 29: AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4,...?
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT) hoặc BT CT phương ngữ (2) a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc cho h/s viết 1 số từ khó có l/n.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h/s nghe viết:
- GV đọc bài viết.
- Nêu nội dung của mẩu chuyện?
- Yêu cầu nêu và viết từ khó.
- Lưu ý h/s cách viết một số chữ dễ viết sai.
- GV đọc cho h/s nghe- viết bài. Cho h/s T chép.
- Đọc bài cho h/s chữa lỗi.
- Thu một số bài, chấm, chữa lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2(a): 
- GV gợi ý h/s: thêm dấu thanh để tạo tiếng có nghĩa.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Điền từ vào mẩu chuyện:
- Yêu cầu h/s điền từ.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu sự khôi hài của mẩu chuyện.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- HS viết bảnh con.
- HS nghe đọc đoạn viết.
- HS đọc lại bài cần viết.
- Giải thích các chữ số 1,2,3,4,... không phải do người A rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn học Ấn Độ khi sang Bát đa ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số 1,2,3,4,...
- HS viết các từ khó bảng lớp, bảng con.
- HS viết bài.
- HS tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS trình bày bài.
+ tr: trại, trảm, tàn, trấu, trăng, trân
+ ch: chài, chăm, chán, chậu, chặng, chẩn, 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở, 1 h/s làm bài vào bảng con.
- HS trình bày bài.
- HS đọc mẩu chuyện đã hoàn chỉnh.
- HS nêu tính khôi hài của mẩu chuyện.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 29
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 29.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
 - Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 29. Nêu ‏ý kiến về
 phương hướng phấn đấu tuần học 30.
- Lớp trưởng nhận xét chung trong tuần.
 * GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 29.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 30: 
 - Tiếp tục phát huy ưu điểm ở tuần 29 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 30.
 - Rèn ý thức tự học, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s luyện tập nghi thức đội tham gia thi nghi thức vào 26/3.
 - Tìm hiểu về Đoàn thanh niên ở địa phương.
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia thực hiện nghiêm túc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 LOP 4.doc