Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 33

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 33

TUẦN 33:

Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG

I. Mục tiêu:

- Chuyển đổi được số đo khối lượng.

- Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.( Bài 1, bài 2, bài 4)(tr170)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33:
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo khối lượng.( Bài 1, bài 2, bài 4)(tr170)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h/s làm bài tập:
Bài 1: 
- GV yêu cầu hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s làm bài.
+ Hai đợn vị đo khối lượng liền kề nhau gấp và kém nhau bao nhiêu lần ? 
Bài 2 :
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 : (Không bắt buộc)
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
+ GV nêu cách chơi – luật chơi(GV phát giấy khổ to cho các đội)
- GV kết luận; thắng- thua.
Bài 4 : 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
Cần lưu ý gì về đơn vị đo?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 5 : (Không bắt buộc)
- GV nêu câu hỏi phân tích yêu cầu.
- HD h/s khá giỏi tự làm bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hai đợn vị đo khối lượng liền kề nhau gấp và kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu: tấn, tạ , yến, kg, hg, dag, g.
- 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 h/s lên bảng làm bài.
1 yến = 10 kg; 1 tạ = 10 yến
1 tạ = 100 kg; 1 tấn = 10 tạ
1tấn = 1000 kg; 1 tấn = 100 yến
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 h/s lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở.
a,10 yến = 100 kg; yến = 5 kg
 50 kg = 5 yến ; 1 yến 8 kg = 18 kg
b, 5 tạ = 50 yến; 1500 kg = 15 tạ
 30 yến = 3 tạ; 7 tạ 20 kg = 720 kg
c, 32 tấn = 320 tạ; 4000 kg = 4 tấn
230 tạ = 23 tấn; 3 tấn25kg = 3025 kg
- 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- 2 đội ( 3 h/s mỗi đội).
- Các đội thực hiện.
2 kg 7 hg = 2700 g
5 kg 3 g < 5035 g
60 kg 7 g > 6007 g
 12500 g = 12 kg 500 g
- HS nhận xét
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
Đổi: 1kg700g=1700g
Cả cá và rau cân nặng:
1700+300=2000(g)
2000g=2kg
 Đáp số 2kg.
- 2 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
 Xe ô tô chở đước tất cả là :
50 32 = 1600 (kg)
 1699 kg = 16 tạ
 Đáp số : 16 tạ
_________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 66: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời CH Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?).
- Tìm được trạng ngữ trong câu (Bt1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3).
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đặt câu với từ : Lạc quan, yêu đời.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nhận xét+ghi nhớ(giảm tải)
3. Phần luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV mời h/s phát biểu.
- GV cùng lớp nhận xét.
Bài 2 :
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV yêu cầu h/s trình bày bài.
- Nhận xét bài của học sinh.
Bài 3 :
- GV yêu cầu h/s đọc kĩ đoạn văn.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV viết lên bảng câu văn in nghiêng đã được bổ sung trạng ngữ chỉ mục đích.
C. Củng cố dặn dò:
- GV mời h/s nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét tiết học chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS trình bày.
- 1 HS đọc nội dung BT.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
a. Để tiêm phòng cho trẻ em,
b. Vì tổ quốc,
c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho h/s,
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a. Để cung cvấp nước cho cacnhs đồng,
b. Vì mong mỏi của cha mẹ,...
c. Để nâng cao sức khoẻ,...
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT3 ( 2 đoạn a, b)
+ HS đọc kĩ đoạn văn.
+ HS quan sát tranh minh hoạ 2 đoạn văn trong SGK.
- HS phát biểu ý kiến.
a. ...,chuột thường gặm nhấm các đồ vật.
b. ..., lợn thường dũi mõm xuống đất.
_________________________________
Tập làm văn:
Tiết 66: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (Bt1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).
-** GV có thể hướng dẫn HS điền vào một loại giấy tờ đơn giản, quen thuộc ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu Thư chuyển tiền ở VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền.
Bài 1:
- GV lưu ý các em tình huống của BT : Giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà.
- GV giải nghĩa những từ viết tắt, những từ khó hiểu trong mẫu.
- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư.
- GV phát mẫu Thư chuyển tiền.
- GV mời 1 số h/s đọc trước lớp Thư chuyển tiền đã điền đủ nội dung.
Bài 2:
- GV mời 1, 2 h/s trong vai người nhận tiền (là bà) nói trước lớp: Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này?
- GV hướng dẫn để h/s biết: Người nhận cần viết gì? Viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền.
C. Củng cố dặn dò:
- Vì sao cần điền đúng mẫu thư chuyển tiền?
- Các em ghi nhớ cách điền nội dung vào Thư chuyển tiền.
- GV nhận xét tiết học. Dặn h/s vận dụng giúp cha mẹ khi cần viết thư chuyển tiền.
- 1 h/s đọc yêu cầu của bài.
- 2 h/s tiếp nối nhau đọc nội dung (mặt trước và mặt sau) của mẫu thư chuyển tiền.
- 1 h/s giỏi đóng vai em h/s điền giúp mẹ vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà - nói trước lớp.
- Cả lớp điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền GV đã phát.
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 h/s thực hiện.
- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền.
- Từng em đọc nội dung thư của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 - HS phát biểu.
________________________________
Khoa học:
Tiết 66: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 132, 133 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- “ Thức ăn” của cây ngô là gì ? 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV hướng dẫn h/s tìm hiểu hình 1 trang 32 SGK.
+ Thức ăn của bò là gì ?
+ Giữa bò và cỏ có quan hệ gì ?
+ Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì ?
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát bảng phụ cho các nhóm.
Bước 3: 
- Yêu cầu h/s trình bày trước lớp.
* Kết luận:
Sơ đồ (bằng chữ) “ Mối quan hệ giữ bò và cỏ”
Phân bò ª Cỏ ª Bò
Lưu ý : 
- Chất khoáng do phân bò phân huỷ ra là yếu tố vô sinh.
- Cỏ và bò là yêu tố hữu sinh.
3. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
* Mục tiêu : Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nghĩa về chuối thức ăn.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu h/s quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK. 
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
GV giảng : Trong sơ đồ chuối thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK : Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn mà xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng ( chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của các cây khác.
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
- Chuỗi thức ăn là gì ?
* Kết luận : 
- Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thồng qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
C. Củng cố, dặn dò:
- Vì sao không lên phá vỡ chuỗi liên hệ thức ăn trong tự nhiên?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau.
- 1, 2 h/s nêu.
- Cỏ.
- Cỏ là thức ăn của bò.
- Chất khoáng.
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
- HS làm việc theo nhóm (nhóm trưởng điều khiển các bạn giaỉ thích sơ đồ trong nhóm)
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp
- HS thực hiện nhiệm vụ
theo cặp.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
__________________________________________________________________ 
TUẦN 33:
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 165: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( TIẾP THEO )
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về đơn vị đo thời gian phép tính với số đo thời gian.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian.
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian. (Bài 1, bài 2, bài 4)(tr171)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các đơn vi đại lượng đã học?
- Hai đơn vị liền kề hơn kém nhau bao nhiêu?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- Yêu cầu h/s nêu cách làm.
Bài 2: 
- HD h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở.
- Yêu cầu h/s nêu cách làm.
Bài 3: (không bắt buộc)
- Tổ chức trò chơi tiếp sức.
+ Chi lớp thành 2 đội (mỗi đội 4 H)
+ GV nêu cách chơi luật chơi.
 GV nhận xét: thắng thua.
Bài 4: 
- Yêu cầu h/s làm bài vào nháp – sau đó trình bày miệng.
- GV nhận xét kết luận.
Bài 5:(Không bắt buộc)
- Thi nói đúng nói nhanh kết quả ( giải thích cách làm)
Kết quả : b, 20 phút
C. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu các tháng và số ngày mỗi tháng trong năm?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị tiết sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
1 giờ = 60 phút ; 1 năm = 12 tháng
1 phút = 60 giây ;1 thế kỉ = 100 năm
1 giờ = 3600 giây ; 
1 năm không nhuận = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
- HS nêu cách làm.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở- 3 h/s lên bảng làm bài
a, 5 giờ =300 phút ; 420 giây =7 phút ;
 3 giờ 15 phút = 195 phút;
 giờ = 5 phút
b, 4 phút = 240 giây; 2 giờ = 7200 giây
 3phút 25 giây = 205 giây
 phút = 6 giây
c, 5thế kỉ =500năm;12 thế kỉ=1200 năm
thế kỉ =5 năm ; 2000 năm =20 thế kỉ
- HS nêu ý kiến.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- 2 Đội chơi.
5 giờ 20 phút > 300 phút
 495 giây = 8 phút 15 giây
 giờ = 20 phút
 phút < phút
- HS nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào nháp.
- HS trình bày miệng.
a, Hà ăn sáng 30 phút
b, Thời gian Hà ở trường là 4 giờ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu miệng.
____________________________________
Chính tả:
Tiết 33: NGẮM TRĂNG. KHÔNG ĐỀ
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV đọc cho h/s viết các từ ngữ bắt đầu âm s/ x.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nhớ viết:
- GV mời 2 h/s đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
- Gọi h/s nêu nội dung bài?
- GV cho h/s viết những từ ngữ dễ lẫn. 
 hững hờ, tung bay, xách bương, tưới rau.
- Nêu cách trình bày bài?
- Cho h/s viết 2 bài thơ theo trí nhớ.
GV quan sát uấn nắn h/s yếu.
- Chấm chữa bài: chấm 10-13 bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- GV nhắc: chỉ điền vào bảng những tiếng có nghĩa.
- GV tổ chức cho các nhóm thi làm bài.
- Nhận xét bài của học sinh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện để viết đúng chính tả.
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết bảng lớp, nháp các từ chứa s/x.
- 2 h/s đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu nội dung bài thơ.
- HS viết bảng con.
- Nêu cách trình bày bài.
- HS gấp sgk, viết bài.
- HS đổi vở theo cặp soát lỗi.
- 1h/s đọc yêu cầu của bài.
- HS làm theo cặp.
- 4 nhóm làm trên phiếu.
- Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng lớp trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp viết bài vào vở - viết khoảng 20 từ theo lời giải đúng.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 33
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 33.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học33. Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 34.
- Lớp trưởng nêu nhận xét chung.
- Lớp nêu ý kiến bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 33.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 34: 
- Ôn các bảng nhân chia, các quy tắc toán. Đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc, xem lại các dạng văn.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày giải phóng 30/4.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi dân gian.
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia tích cực nhiệt tình vui vẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 LOP 4.doc