Tập đọc:
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
TUẦN 22: Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS đọc bài “Tiếng rao đêm ’’và trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu bài học . 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp cả bài theo đoạn. - GV yêu cầu HS đọc bài theo đoạn. GV theo dõi sửa lỗi phát âm. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. - GV lưu ý cách đọc giọng các nhân vật. 3. Tìm hiểu bài: + Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Bố và Ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? + Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi ? + Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? + Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ ? - Nêu ý 1 ? + Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ? + Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? - Nêu ý 2? + Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì? 4. Đọc diễn cảm: Gọi 4 HS đọc phân vai toàn bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra giọng cho phù hợp - GV đọc mẫu đoạn luyện đọc. - Gv cho HS đọc phân vai. - GV theo dõi cùng cả lớp nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -3 HS tiếp nối nhau đọc bài. - 4 HS đọc bài theo đoạn. + HS 1: Nhụ ...hơi muối. + HS 2: Bố Nhụ...thì để cho ai. + HS 3: Ông Nhụ ....nhường nào. + HS 4 : Để có.....chân trời. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài . - 1 HS đọc phần chú giải - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn theo cặp . -1 - 2 học sinh đọc toàn bài - Làng biển: Làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo. Dân chài: Người dân làm nghề đánh cá - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ tên là Nhụ, Bố bạn, ông của bạn. + Họp làng để đưa cả làng ra đảo và đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo. + ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh , nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của người dân chài là có đất rộng để phơi được mọt vàng lưới và buộc được một con thuyền +Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có đều kiện thuận lợi hơn và còn là để giữ đất của nước mình. + Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới buộc thuyền .Làng mới sẽ giống một ngôi ;làng trên đất liền, có chợ có trường học , có nghĩa trang. -Ý 1:Việc lập làng mới ở ngoài đảo. + Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan, ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy nghĩ của con trai mình quan trọng nhường nào. + Nhụ đi và cả nhà sau đó sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời. +Ý 2: Người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới . + Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của tổ quốc. + 4 HS đọc bài, lớp theo dõi phát biểu. + HS nghe GV đọc mẫu đoạn luyện đọc. ___________________________________ Toán: Tiết 106: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. Bài 1, bài 2(tr110) II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ? - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS làm bài: Bài 1: GV HD h/s làm bài. - Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi và cùng HS nhận xét sửa sai. Bài 2: Yêu cầu HS làm vào vở. Bài3: GV h/d học sinh làm bài . + Yêu cầu HS làm bài và phát biểu ý kiến - GV nhận xét sửa sai . C. Củng cố dặn dò: - Muốn tính Sxq , Stp của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - HS hát. - HS lắng nghe. - HS nêu đầu bài. - HS làm bài tập. Bài giải: a. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có: a =25dm ; b=1,5m =15 dm; h = 18dm là (25 + 15 ) 2 18 =1440 ( dm2 ) Diện tích toàn phần là: 1440 + 25 15 2 =2190( dm2 ) b. Thực hiện tương tự phần a - Nêu đầu bài. - HS làm bài. Bài làm: 8 dm =0,8 m Diện tích xung quanh thùng là: (1,5 + 0,6 ) 2 0,8 =3,36 (m2) Diện tích mặt ngoài được quét sơn là : 3,36 +1,5 1,6 =4,26 (m2) Đáp số : 4,26m2 - HS làm bài 3. + HS phát biểu ý kiến . a, Đ ; b, S ; c. S ; d, Đ; - HS theo dõi.về nhà thực hiện. ____________________________________ Đạo đức: Tiết 21: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG EM I. Mục tiêu: - Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng. - Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương. - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường). - Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường). Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức. II. Chuẩn bị - Ảnh trong bài học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Uỷ ban nhân dân xã( phường) làm những công việc gì? - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 2, SGK) *Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (thị trấn) tổ chức. *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống. Nhóm 1: Tình huống a Nhóm 2: Tình huống b Nhóm 3: Tình huống c + Mời đại diện các nhóm trình bày. * GV kết luận: + Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam. + Tình huống b: Nên đăng kí sinh hoạt hè tại nhà văn hoá của phường. + Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt. 3. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK) *Mục tiêu: HS biết thực hiện được quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền. *Cách tiến hành: + GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (thị trấn) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em: tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề. *GV kết luận: +UBND xã (thị trấn) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đậưc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (thị trấn) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt. 4. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò: - UBND xã( phương) thường làm những công việc gì? - GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Em yêu Tổ quốc Việt Nam. - 2 h/s trả lời. - HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - HS hoạt động theo nhóm 4 - Đại diện từng nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ xung ý kiến. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Liên soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013 BUỔI 1: Toán: Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG I. Mục tiêu: Biết: - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Bài 1, bài 2(tr111). II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị một số hình lập phương có kích thước khác nhau . III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật ? - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. 2. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV tổ chức cho HS quan sát các mô hình trực quan và nêu câu hỏi cho các em thảo luận, nhận xét. Rút ra kết luận hình lập phương là một hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau. - Tính diện tích xung quanh thế nào? - Diện tích toàn phần tính thế nào? - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương thế nào? 3. Luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS vận trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài theo công thức GV gọi 2 HS đọc kết quả, cá HS khác HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS. Bài 2: GV yêu cầu HS nêu cách tính và tự giải bài toán. - Lưu ý h/s hộp không nắp thì mấy mặt. - GV đánh giá bài làm của HS . C. Củng cố dặn dò: - Muốn tính Sxq và Stp của hình lập phương ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Nêu: (5 5) 4 = 100(cm2) (5 5) 6 = 150(cm2) - HS nêu kết luận như trong SGK. - HS làm bài, nêu kết quả. Giải: Diện tichhs xung quanh là: (1,5 1,5) 4= 9(m2) Diện tích toàn phần là: (1,5 1,5) 6= 13,5(m2) Đáp số: 9 m2 13,5m2 - Nêu yêu cầu. - HS làm bài và nhận xét sửa sai. Bài giải Diện tích bìa để làm chiếc hộp đó là : 2,5 2,5 5 =31,25 ( dm2 ) Đáp số: 31,25 ( dm2 ) _____________________________ Luyện từ và câu: Tiết 43: LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (Giảm tải-Không dạy) ÔN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố cho HS: - Biết vể câu ghép. - Nhận biết câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế trong câu ghép, đặt được câu ghép. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Thế nào là câu ghép? B. Bài ôn: 1. Giới thiệu bài: 2. HD học sinh luyện tập: Bài 1: Xác định các vế câu ghép sau: a. Nếu trong công việc ai cũng tự giác thì nhất định chúng ta sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh. b. Trời trong xanh, nước cũng trong xanh. c. Nếu trời mưa to thì bạn Lan không qua suối được. Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp vào mỗi chỗ trống. a. ..... Toản cố gắng học tập cuối năm nhất định bạn sẽ là học sinh giỏi. b. ....Huệ đã nhiều lần khuyên bạn bạn Cường vẫn không thay đổi. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn tả về đông ở quê em trong đó có từ 3 đến 4 câu ghép. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - HS nêu thế nào là câu ghép và cho VD. - HS nêu YC bài tập - HS suy nghĩ làm bài tập. - Vài học sinh lên bảng. - HS nối tiếp nêu ý kiến. - Lớp nhận xét bổ sung nếu có. - HS nêu YC bài tập. - HS suy nghĩ làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng. - Lớp nhận xét. a. Nếu...thì b. Tuy...nhưng - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài tập vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. - HS trình bày bài, lớp nhận xét. - HS nối tiếp đọc đoạn văn mình vừa viết được và chỉ ra những câu là câu ghép có trong đọng văn mình vừa viết được. - Lớp nhận xét. _________________________________ Chính tả: Tiết 22: HÀ NỘI I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng , đẹp đọan trích trong bài thơ Hà Nội . - Tìm và viết đúng các danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam. - Liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thủ đô để giữ một vẻ đẹp của Hà Nội. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sãn qui tắc viết hoa tên địa lí , tên người. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Yêu cầu HS viết các từ: rầm rì, rạo nhạc, dịu, mưa rào ... - Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả: - Gọi HS đọc đoạn thơ. + Nội dung của đoạn thơ là gì? + Mỗi công dân có trách nhiệm như thế nào đối với cảnh quan môi trường của thủ đô Hà Nội? - Yêu cầu HS tìm từ khó dễ viết sai, dễ lẫn. - Yêu câù HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - Đọc bài cho h/s Viết chính tả. - Đọc bài phân tích từ khó. - Chấm chữa lỗi. 3. H/D làm bài tập chính tả: Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu nội dung của bài tập. - Tìm những danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn? - Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ? - GV nhận xét câu trả lời đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. - Tổng kết cuộc thi . C. Củng cố dặn dò: - Em cần làm gì khi đến thăm những nơi có cảnh quan đẹp như Hà Nội? - Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ: Hà Nội. - HS viết bảng con. - HS đọc bài. - Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp. - Trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường để giữ vẻ đẹp Hà Nội. - HS đọc và viết các từ: Hà Nội, chong chóng, nổi gió, Hồ Gươm, Tháp Bút, giặc, Trăng vàng - HS nghe viết bài. - HS soát lỗi. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Nối tiếp nhau trả lời, mỗi học sinh trả lời một câu, HS khác bổ sung ý kiến. - Một HS đọc thành tiếng cho cả lớp theo dõi - Hoạt động nhóm. + Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS. + GV cử các trọng tài để theo dõi - Hình thức: Thi viết tên tiếp sức. - Yêu cầu: Mỗi cột viết 5 tên riêng theo đúng nội dung của cột mỗi HS chỉ viết một tên rồi chuyển bút cho bạn nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. - Tiêu chí đánh giá: Điền đúng một tên riêng : 1 Điểm, Mỗi cột viết sạch, đẹp: 1 Điểm. Tổng cộng: 30 điểm - Chấm điểm nhóm viết nhanh nhất. - Các trọng tài công bố điểm của từng nhóm. ________________________________ Khoa học: Tiết 43: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT ( Tiếp ) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. - Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt. II. Đồ dùng dạy học: Hình ảnh về việc sử dụng chất đốt và các thông tin trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Hãy kể mốt số chất đốt thường dùng? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. GV giới thiệu bài: - Nêu nội dung yêu cầu của tiết học . 2. Hoạt động 3:Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt . * Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt. * Cách tiến hành: - GV cho HS thoả luận câu hỏi như sau. + Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? + Than đá dầu mỏ khí tự nhiên có phải làcác nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao? - GV khuyến khích HS nêu VD về việc sử dụng lãng phí năng lượng, tại sao sần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng. - Yêu cầu HS nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn? - Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu? - Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng các chất đốt trong sinh hoạt. - Cần phải làm gì để đề phòng tránh tai nạn khi sử dựng chất đốt trong sinh hoạt - Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường, không khí, và các biện pháp để giảm bớt những tác hại đó? - GV cho từng nhóm trình bày ý kiến. + GV theo dõi nhận xét bổ sung . C. Củng cố dặn dò: +Tại sao phải sử dụng tiết kiệm các loại chất đốt ? - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài. - HS nêu ý kiến. - HS lắng nghe . - Chặt cây bừa bãi để lấy cỉu đun sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường . + Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, nước chảy ... - HS liên hệ và trả lời các câu hỏi GV đa ra. - HS liên hệ và trả lời. - HS trình bày và nhận xét. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: