Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26

Tập đọc:

Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,

nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ,

cụ đồ, vỡ lòng.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ trang 79, SGK,(phóng to nếu có điều kiện)

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 51: NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, 
nhấn 	giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, 
cụ đồ, vỡ lòng...
- Hiểu ý chính: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh hoạ trang 79, SGK,(phóng to nếu có điều kiện)
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Goi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
3. Tìm hiểu bài:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
+ Nêu ý 1?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dậy mình thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- Những thành ngữ tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
-** Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào?
+ Nêu ý 2 ?
4. Đọc diễn cảm bài văn:
- GV gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng bài văn. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 1.
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét , cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Bài văn có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sa “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”. 
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu theo SGK.
- HS đọc bài theo trình tự.
+ HS 1: Từ sáng sớm...mang ơn rất nặng 
+ HS 2 : Các môn sinh...tạ ơn thầy .
+ HS 3 : Cụ già tóc bặc...nghĩa thầy trò.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn luyện đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo mừng thọ thầy. Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý kính trọng thầy.
+ Những chi tiết : Từ sáng sớm , các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy Chu để mừng thọ thày. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ cùng nhau dạ ran và theo sau thầy.
+Ý 1: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu mừng thọ.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy măng ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “ Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy” 
 + Các câu thành ngữ , tục ngữ.
a, Tiên học lễ hậu học văn.
b, Uống nước nhớ nguồn.
c, Tôn sư trọng đạo.
d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- HS nối tiếp nhau giải thích.
+Ý2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối vơi người thầy cũ .
- 3 HS nối tiếp nhau đọc, 1 HS nêu cách đọc, cả lớp trao đổi và đi đến kết luận chọn giọng đọc đúng.
- HS nghe GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1 bài văn.
- Nhận xét.
_______________________________
 Toán
Tiết 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ.
I. Mục tiêu:
Biết:
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. Bài 1(tr135)
II. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra:
- Khi cộng số đo thời gian cần thực hiện thế nào?
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
a. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số .
- Cho HS đọc bài toán , nêu phép tính 
tương ứng .
1 giờ 10 phút 3 = ?
- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
 Vậy 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút.
 VD 2: GV gọi HS đọc bài toán .
Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút x 5 = ? 
GV cho HS tự đặt tính và tính.
- Cho HS trao đổi và nhận xét kết quả và nêu ý kiến: Cần đổi 75 phút ra giờ và phút.
 75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy : 3 giờ 15 phút 5 =16 giờ 15 phút
- GV cho HS nêu nhận xét:
- GV nhận xét.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Thực hiện thế nào?
- GV cho HS tự làm bài và chữa bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: ( Nếu còn thời gian )
 GV cho HS đọc đề bài và nêu cách gải sau đó tự giải .
- GV chữa bài .
C. Củng cố dặn dò:
- Khi nhân số đo thời gian với một số ta cần lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán nêu phép tính rồi thực hiện .
 1 giờ 10 phút 
 3 
 3 giờ 30 phút
- HS nêu bài toán .
- HS nêu phép tính và thực hiện phép tính 
 3 giờ 15 phút.
 5
15 giờ 75 phút.
- HS nêu nhận xét.
Khi nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo của đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn hàng liền kề.
- HS đọc đề bài và cùng làm bài tập.
a.3giờ 12 phút 3 = 9giờ 36 phút.
 4giờ 23 phút 4 = 17giờ 32 phút.
 12 phút 52giây 5 = 1giờ 2 phút 6 giây.
b. 4,1 giờ 6 = 24, 6 phút.
 3,4 phút 4 = 13,6 phút .
 9,5 giây 3 = 28,5 giây.
- Đọc đầu bài.
- HS làm bài.
 Bài giải:
Bé Lan ngồi trên đu quay hết số thời gian là:
 1 phút 25 giây 3 = 4 phút 15 giây.
 Đáp số : 4 phút 15 giây.
Đạo đức:
Tiết 26 : EM YÊU HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với kảh năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hoà bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hào bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
 II. Chuẩn bị :
- Tranh ảnh của những trẻ em nhân dân sống ở những vùng có chiến tranh.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra bài học ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 1: Khởi động.
- GV cho HS hát bài ; Trái đất này là của chúng mình. Nhạc Trương Quang Lục, lời thơ Định Hải.
+ Bài hát nói lên điều gì?
+ Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS trả lời, GV nhận xét và giới thiệu.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin trang 37 SGK .
* Mục tiêu: HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, và sự tàn phá của chiến tranh và hỏi.
+ Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- Gọi HS đọc các thông tin trang 37, 38, và thảo luận theo nhóm các câu hỏi trong SGK.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ của bài tập 1.
* Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1 .
- Sau mỗi ý kiến GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận.
5. Hoạt động 4: Làm bài tập 2.
* Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS trao đổi với bạn cùng bàn và trao đổi với bạn ngòi cùng bàn về kết quả bài làm .
- GV gọi một số HS trình bày kết quả bài làm.
6. Hoạt động 5: Làm bài tập 3:
* Mục tiêu: HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm bài tập 3.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ GV mời HS đọc ghi nhớ trong SGK.
7. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Em cần làm gì để bảo vệ hoà bình?
- Gv nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- HS hát bài : Trái đất này là của chúng em.
+ Bài hát nói lên sự khao khát hoà bình của các em nhỏ trên toàn thế giới.
+ HS liên hệ trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- HS trả lời.
- 2 HS đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Các nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS đọc bài tập và bày tỏ thái độ với các tình huống trong bài tập .
+ ý kiến (a) , ( d) là đúng ; ý kiến ( b) , (c) là sai.
- HS giải thích lí do.
+ Các ý kiến (a) , (d) là đúng ; các ý kiến (b), (c) là sai .Trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có tránh nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
- HS làm bài tập và trình bày kết quả.
+ Hành động b, c là đúng thể hiện được lòng yêu hoà bình.
- HS thảo luận.
- HS trình bày:
+ (a), (b), (c), (d), (đ),(e), ( g) 
+ HS liên hệ bản thân trả lời cho phù hợp.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ.
I. Mục tiêu:
 Biết:
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. 
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. Bài 1(tr136) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu cách nhân số đo thời gian?
- GV nhận xét.
3.Bài mới
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu của giờ học.
2. HD h/s thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- GV gọi HS đọc VD 1 và nêu phép chia tương ứng.
42phút 30 giây : 3 = ?
- GV HD h/s đặt tính và thực hiện phép chia.
* VD 2: GV cho HS đọc và nêu phép tính tương ứng .
 7 giờ 40 phút : 4 = ?
- GV cho h/s đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng .
- GV HD : Như vậy cần đổi 3giờ ra phút , cộng với 40 phút và chia tiếp.
- GV cho HS nêu nhận xét .
3. Luyện tập:
Bài 1:
- Thực hiện thế nào?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1.
- Dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
 Bài 2: ( nếu còn thời gian )
- GV yêu cầu HS đọc bài tập và giải bài tập trên bảng.
- GV và HS nhận xét sửa sai .
C. Củng cố dặn dò: 
- Khi chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập, và chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu ý kiến.
1 HS đọc VD trong SGK.
HS thực hiện phép tính.
42phút 30 giây 3 
12 
14phút 10 giây
 30 giây
 0
Vậy: 42 phút 30 giây: 3=14 phút10 giây
- HS đọc nội dung VD 2.
HS thực hiện phép tính.
 7giờ 40 phút 4 
 3giờ = 180phút 1giờ 55phút 
 220phút
 20
 0
Vậy : 7giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
- 2 HS nêu nhận xét.
+ Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
- HS làm bài tập.
a. 24p 12 s : 4 = 6p 3s.
b. 35h 40p : 5 = 7h 8p .
c. 10h 48p : 9 = 1h 12p.
d. 18,6p : 6 = 3p 6 s .
 - Nêu đầu bài.
- HS làm bài.
 Bài giải :
Tổng số thời gian người đó làm là :
12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4giờ 30phút.
Trung bình mỗi dụng cụ người đó làm hết số giờ là:
4giờ 30phút : 3 = 1giờ 30phút.
 Đáp số : 1giờ 30phút.
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 51: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
	I. Mục tiêu:
- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (Giảm tải) GV giới thiệu cho h/s biết.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Yêu cầu h/s trình bày kết quả bài làm.
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài vào vở.
- HS trình bày kết quả và nhận xét bài làm.
- Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác(thường thuộc thế hệ sau)
- Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
- Truyền có nghĩa là lan rộng hoăc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
- Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
- Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào thể người.
- Truyền máu, truyền nhiễm.
+ Em hiểu nghĩa của từng từ trong bài 2 như thế nào?
- Từ và nghĩa của từ. 
+ Truyền nghề trao lại nghề mình biết cho người khác.
+ Truyền ngôi: trao lại ngôi báu mình đang giữ cho cho con hay người khác.
+ Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho mọi người.
+ Truyền hình: truyền hình ảnh đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng ra đi ô hoặc đường dây.
+ Truyền tụng : truyền miệng cho nhau.
+ Truyền máu: đưa máu vào cơ thể người.
+ Truyễn nhiễm: lây.
 Bài 3:
GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- Yêu cầu h/s làm bài và trình bày kết quả 
+ GV gợi ý:
Dùng bút chì gạch một gạch ngang dưới từ chỉ người, hai ngạch dưới từ chỉ vật.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
 + 7 HS nối tiếp nhau giải thích và dặt câu . VD về câu.
+ Ông là người truyền nghề nấu bánh đúc cho cả làng.
+ Vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
+ Ông đã truyền bá nghề nuôi tôm cho bà con.
+ Hôm nay VTV3 truyền hình trực tiếp buổi giao lưu văn nghệ “ hát mãi khúc quân hành”
+ Mọi người truyền tụng công đức của bà.
+ Bác sĩ đang truyền máu cho bệnh nhân.
+ HIV là một căn bệnh truyền nhiễm.
Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
Các Vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu,Phan Thanh Giản.
Những từ ngữ chỉ sự vật, gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
Nắm cho bếp từ thủa các vua Hùng dựng nước, Mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
_________________________________
Chính tả:
Tiết 26: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
 I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.	
II. Đồ dùng dạy học:
 	Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Đọc cho HS viết các tiếng Sác –lơ Đác - uyn , A -đam , Nữ Oa ,..
-Nhận xét sửa sai cho HS
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu và nội dung tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
- GV gọi HS đọc đoạn văn.
- Nội dung của đoạn văn là gì ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
- GV đọc cho h/s viết chính tả.
- Đọc phân tích từ khó.
- Chấm chữa bài.
3. HD làm bài tập chính tả.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài viết tác giả bài Quốc tế ca.
+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, và giải thích cho nhau nghe về cách giải thích đó.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò: 
- Tên người, tên địa lý nước ngoài viết như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng con. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Bài văn giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1 / 5.
- HS tìm và nêu từ khó.
Chi- ca-gô, Niu Y- oóc, Ban- ti- mo, Pít-sbơ- nơ ...
- Cả lớp đọc và viết các từ khó.
- HS viết bài.
- Chữa lỗi.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
+ Tên riêng: Ơ-gien Pô-chi- ê, Pi-e Đơ gây-tê, Pa – ri .viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên, Giữa cỏc tiếngtrong một bộ phận của tờn được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
+ Tên riêng: Pháp; viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
________________________________
Khoa học:
Tiết 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
	I. Mục tiêu:
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 - Hình trong SGK. (104 – 105 ).
 	- Dặn h/s sưu tầm hoa thật để quan sát.
 	 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thế nào là sự biến đổi hoá học?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
B. Bài mới:
1. Gới thiệu bài:
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu h/s thực hiện theo yêu cầu trong sách GK trang 104.
- HS quan sát và chỉ vào nhị ( nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa dâm bụt trong SGK?
- Hãy chỉ hoa nào là hoa đực, hoa cái trong hình 5 a, b Trong SGK?
- GV nhận xét. 
3. Hoạt động 2: Thực hành với vật thật .
* Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có nhị và nhuỵ và hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ .
* Cách tiến hành:
- Cho h/s quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị và đâu là nhuỵ?
- Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ? hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành vào vở?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
4. Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
* Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
* Cách tiến hành:
- Cho HS tự quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK. Đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu ý kiến.
- HS báo cáo sự chuẩn bị.
- HS quan sát và trả lời.
H5a: Hoa mướp đực.
H5b: Hoa mướp cái.
- HS quan sát và thực hiện, hoàn thiện theo bảng sau.
Hoa có cả nhị và nhuỵ 
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Phượng
 Mướp
Dong riềng
Râm bụt
Sen
- HS thực hành và trình bày kết quả.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26 LOP 5.doc