Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 26

Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 26

Luyện đọc

TÔM CÀNG VÀ CÁ CON Ôn Toán :

NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

- HS yếu, trung bình biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; B¬ước đầu biết đọc trôi trảy toàn bài.

- HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời đ¬ược câu hỏi 4( hoặc Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?).

 - Củng cố cho Hs cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp ghép 2 + 5 - Tuần dạy 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012
Tiết 1:
Trình độ 2
 Trình độ 5
Môn
Tên bài
Luyện đọc
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
Ôn Toán : 
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. Mục đích- yêu cầu
- HS yếu, trung bình biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi trảy toàn bài. 
- HS khá giỏi đọc diễn cảm toàn bài. Trả lời được câu hỏi 4( hoặc Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con?).
- Củng cố cho Hs cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. 
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đ Dùng 
VBT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Hôm nay đã được học bài tập đọc gi?
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nếu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu- hướng dẫn đọc.
- HS yếu, trung bình biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi trảy toàn bài và trả lời câu hỏi.
? Khi đang tập bơi dưới đáy sông Tôm Càng gặp chuyện gì ?
-Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹt, 2 mắt tròn xoe, khắp người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
? Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng cách tự giới thiệu tên, nơi ở " Chào bạn,
tôi là Cá Con cũng sống dưới nước như nhà Tôm các bạn"
*HS khá - giỏi đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài kết hợp trả lời câu hỏi.
? Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con 
- Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu nhằm Cá Con lao tới, nó vội búng càng vọt tới xô bạn vào một ngách đá nhỏ 
? Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?
+Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn, nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng khi bạn đau
+ Tôm càng là người bạn đáng tin cậy
? Nêu ND của câu chuyện?
1.Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS nêu cách cộng, trừ, nhân số đo thời gian.
- GV nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2.Luyện tập
Bài tập 1 (VBT - 55): Tính
*Kết quả:
30 giờ 24 phút; 17,2 giờ ; 21 phút 35 giây; 10 giờ 115phút hay 11giờ 55 phút.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (VBT - 55): 
Bài giải
Số tiết Mai học trong hai tuần lễ là:
 25 x 2 = 50( Tiết)
Thời gian Mai học trong hai tuần lễ là:
 50 x 40 = 2000 ( Phút)
 Đáp số: 2000 phút
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3(VBT - 55)
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài cá nhân
- Mời HS nêu kết quả.
 Bài giải
12000 hôp. gấp 60 hộp số lần là: 
12000 : 60 : 5 = 200 ( lần)
12000 hộp đóng hết số thời gian là:
5x 200 =1000 ( phút)
 Đáp số: 1000 phút
- Cả lớp và GV nhận xét.
IV Củng cố dặn dò:
 - GV nêu lại ND bài
 - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Tập viết
$ 26: CHỮ HOA X
Khoa học
$51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần)
 - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ X đặt trong khung 
- Bảng phụ viết nội dung bài.
- Hình trang 104, 105 SGK.
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra: 
- Viết bảng con chữ V, Vợt
- Nhận xét, chữa, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu MĐYC. 
2. HD viết chữ hoa: 
- GV giới thiệu chữ mẫu.
- Chữ X hoa cao và rộng như thế nào ? Có mấy nét?
- Chữ X hoa cao 5 dòng; gồm có 1 nét là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc 2 đầu và 1 nét xiên
- Nêu cách viết chữ X hoa. 
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa HD cách viết.
X X X
- HD HS viết bảng con 
- Nhận xét, uốn nắn, nêu lại cách viết chữ X hoa.
3. HD viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ 
- GV viết mẫu, HD nhận xét:
- Độ cao của các chữ cái:
- Cách đặt dấu thanh:
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng.
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa HD cách viết.
 Xuôi chèo mát mái
- HD viết bảng con chữ Xuôi
+ Nhận xét, chữa, nêu lại cách viết
4. HD viết vở Tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết vở Tập viết:
 - HS viết bảng con chữ Xuôi 2 lần
- HS viết vào vở Tập viết:
+ 1 dòng cỡ vừa và nhỏ: chữ X hoa
+ 2 dòng cỡ nhỏ: chữ Xuôi và cụm từ ứng dụng 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát
*Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái...
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS làm việc theo yêu cầu:
+ Hãy chỉ vào nhị hay nhuỵ của hoa râm bụt và hoa sen.
+ Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a, 5b.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Hình 5a là hoa mướp đực
- Hình 5b là hoa mướp cái
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
b. Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa mà nhóm mình đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái).
+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng trong phiếu học tập. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số nhóm cầm bông hoa sưu tầm được của nhóm giới thiệu từng bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).
+ Mời 1 số nhóm trình bày kết quả bảng phân loại. 
- Hoa có cả nhị và nhuỵ: hoa bưởi, hoa sen..
- Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ: Hoa mướp, hoa bí
- GV nhận xét, kết luận:
c. Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính..
*Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
*Cách tiến hành: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
 Ôn Toán 
LUYỆN TẬP
Luyện đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục đích- yêu cầu
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
 ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
- Tiếp tục phát triển các biểu tợng về thời gian: Thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát bài văn.
*Học sinh khá, giỏi: Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
II. Đ Dùng 
- Vở BT Toán
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra:	
- Kiểm tra VBT của HS- nhận xét.
B. Thực hành:
Bài 1(VBT/ 40 ): 
- Khoanh vào chữ C đặt trước câu trả lời đúng:
- Nhận xét, chữa.
Bài 2 (VBT/ 40 ): 
- Khoanh vào chữ B.
- Nhận xét, chữa:.
S
Bài 3 (VBT/40 ): Đúng ghi Đ, sai ghi S 
- Ngọc đến đúng giờ 
D
- Ngọc đến muộn giờ
Bài 4 (VBT/ 40) Viết giờ hoặc phút vào chỗ trống thích hợp:
a. Mỗi trận thi đấu bóng đá kéo dài 90 phút.
b.Mỗi ngày ngời thợ làm việc trong 8 giờ.
c. Một ngời đi từ Hà Nôi đến Thành Phố Hồ Chí Minh bằng máy bay hết khoảng gần 2 giờ.
A. Kiểm tra:
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài.
2. HD luyện đọc:
- Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng:
* HS yếu và HS trung bình đọc rành mạch, lưu loát đoạn văn, bài văn kết hợp trả lời câu hỏi:
?Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
*Học sinh khá, giỏi: Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu
? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? 
+Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy...
? Nêu ND chính của bài
- ND: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Về học bài và chuẩn bị bài sau
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012
Đ/C Hoàng Văn Bình dạy 
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán.
LUYỆN TẬP
Kĩ thuật
$24: LẮP XE BEN
(Tiết 3) 
I. Mục đích- yêu cầu
- Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng giải bài tập " Tìm số bị chia cha biết".
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có phép chia.
HS cần phải :
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
-Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 -Rèn luyện tính cẩn thận khi thực h ... ...................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn tập viết 
 CHỮ HOA X
Ôn :Luyện từ và câu
MRVT: TRUYỀN THỐNG
I. Mục đích- yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần)
- GDHS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
II. Đ Dùng 
- Mẫu chữ X đặt trong khung 
- Bảng phụ viết câu ứng dụng Xuôi chèo mát mái 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra phần viết ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD viết chữ hoa
* Chữ hoa X
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Xuôi chèo mát mái 
? Nêu cấu tạo,cách viết câu ứng dụng.
4. HDHS viết vào vở tập viết
- Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3 lần)
5. Chấm chữa bài: 
GV chấm 3 bài rồi nhận xét
- GV NX giờ học, về nhà luyện viết trong vở .
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 : Tìm lời giải nghĩa thích hợp với từ sau:
-Truyền thống 
+ Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác .
-Truyền tụng 
+ Truyền miệng cho nhau rộng rãi và ca ngợi.
- Truyền bá 
+ Phổ biến rộng 
Bài 2 : Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : truyền ngôi, truyền cảm, truyền khẩu, truyền thống, truyền thụ, truyền tụng.
 a. ... kiến thức cho học sinh.
 b. Nhân dân ... công đức của các bậc anh hùng.
 c. Vua ... cho con.
 d. Kế tục và phát huy những ... tốt đẹp.
 e. Bài vè được phổ biến trong quần chúng bằng ... 
g. Bài thơ có sức ... mạnh mẽ.
* Lời giải: 
a. truyền thụ c. truyền ngôi 
b. truyền tụng d. truyền thống 
e.truyền khẩu g. truyền cảm
Bài 3 : Ghép các từ ngữ sau với từ truyền thống để tạo thành những cụm từ có nghĩa: đoàn kết, chống ngoại xâm, yêu nước, nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, của nhà trường, hiếu học, phát huy, nghề sơn mài.
* Lời giải:
- Các từ đứng sau từ truyền thống là: đoàn kết, chống ngoại xâm, yêu nước, của nhà trường, hiếu học. 
- Các từ đứng trước từ truyền thống là : 
nghề thủ công, vẻ đẹp, bộ áo dài, phát huy, nghề sơn mài.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012
Tiết 1
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn Toán
LUYỆN TẬP
Ôn Toán
VẬN TỐC
I. Mục đích- yêu cầu
- Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Đ Dùng 
- VBT
- VBT
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(VBT / 44): 
 Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
2 + 4 + 5 = 11 (cm)
Đáp số: 11 cm
Bài 2( VBT /44 ) 
 Bài giải
Chu vi hình tứ giác DFGH là:
4 + 3 + 5 + 6 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm
Bài 3( VBT /44 ) 
 a) Bài giải
Độ dài đờng gấp khúc ABCDE là: 
3 x 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
b) Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm)
Đáp số: 12cm
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1/ VBT- 60
 Bài giải:
 Vận tốc của xe Ô tô đó là:
 120 : 2 = 60(km/giờ)
 Đáp số: 60km/giờ.
Bài 2/ VBT- 61
 Bài giải:
 Vận tốc của người đi bộ đó là:
 10,5 : 2,5 = 4,2(km/giờ)
 Đáp số: 4,2km/giờ.
Bài 3/ VBT- 61
Thời gian xe máy đó đi là:
10 giờ- 8giờ 15 phút = 1giờ45 phút.
 Đổi 1giờ 45 phút = 1,75giờ
 Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75= 42km/giờ
Đáp số: 42km/giờ.
Bài 4/ VBT- 61
 Bài giải:
Đổi 2phút 5 giây= 125giây
 Vận tốc của vân động viên đó là:
 800 : 125 = 6,4(m/giây)
 Đáp số: 6,4m/giây.
- Nhận xét - sửa sai- ghi điểm.
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- Nhận xét giờ học.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Trình độ 2
Trình độ 5
Môn
Tên bài
Ôn:Tập làm văn 
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý.
TẢ NGẮN VỀ BIỂN
Ôn:Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích- yêu cầu
- Rèn kĩ năng nghe và nói: tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp thông thường.
- Rèn kĩ năng viết: Trả lời câu hỏi về cảnh biển 
- HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đ Dùng 
III.Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 Đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp:
-Học sinh thực hành đóng vai hỏi đáp 
a, Cháu cảm ơn bác, cháu sẽ ra ngay ạ ! 
b, May quá, cháu cám ơn cô nhiều ! 
c, Nhanh lên nhé, tớ chờ đấy !...
- GV nhận xét, đánh giá, sửa chữa.
Bài tập 2 : Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu tả về cảnh biển.
Cảnh biển buổi sáng mai khi mặt trời mới mọc. Sóng nhấp nhô trên mặt biển. Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn.
- Đọc trước lớp .
- Học sinh khác nhận xét - đánh giá 
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- KT VBT của HS
B. Bài ôn:
1.Giới thiệu bài
- Trong tiết TLV trước, các em viết một bài văn tả đồ vật. Trong tiết học hôm nay các em sẽ viết tiếp một bài văn tả đồ vật.
 2 HDHS làm bài 
Đề bài : Em hãy tả một đồ vật gần gũi với em và được em yêu thích nhât?
2.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Mời HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
HDHS xác định yêu cầu của đề bài 
+ Thể loại : Miêu tả 
+ Đối tượng tả: Đồ vật 
+ Trọng tâm cần tả: Một đồ vật gần gũi và yêu thích nhất? 
- GV cho 1 vài học sinh kể tên đồ vật mình sẽ tả.
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý bài văn tả đồ vật.
3.HS làm bài kiểm tra
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- GV gọi HS đọc bài trước lớp .
- GV nhận xét đánh giá, cho điểm .
IV Củng cố dặn dò
- GV nêu lại ND bài
- GV nhận xét giờ học
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TẬP VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO + NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh biết hát múa những bài thuộc chủ đề kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3.. Tập luyện bài thể dục, kéo co, Nghi thức đội 
- HS tập hát múa bài hát ca ngợi về đoàn, đất nước. Tập các nội dung TTTD theo quy dịnh của đoàn đội.
- Rèn kỹ năng hát múa tập thể cho học sinh. Giúp học sinh biết thêm những bài hát về đoàn, đất nước.
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, biện pháp khắc phục, phương hướng tuần sau.
II. Chuẩn bị: 
- Thời gian: 35 phút.
- Địa điểm: Tại lớp học.
- Đối tượng: Học sinh lớp 2+ 5 số lượng học sinh cả lớp. 
- GV chuẩn bị một số động tác múa để hướng dẫn học sinh múa. một số dụng cụ cho luyện tập TDTT.
III. Hoạt động 
1. Bài mới: Giới thiệu hoạt động.
- Giáo viên tập hợp học sinh để phổ biến nội dung hoạt động.
2: Vào bài:
a. Hoạt động 1: Tập văn nghệ , TDTT (20 phút)
- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ.
* Kiểm tra dung cụ các nhóm
* Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm HS để HS múa hát, và tập luyện TDTT.
+ Nhóm 1: Hát múa bài: Em là mầm non của Đảng. 
- GV hướng dẫn học sinh các động tác múa của bài: Em là mầm non của Đảng. 
+ GV múa mẫu từng động tác - HS quan sát múa theo
+ HS tập múa - GV quan sát uấn nắn từng học sinh múa cho dẻo, đều đẹp.
- HS thực hành múa:
- Giáo viên theo dõi nhận xét động viên khuyến khích học sinh.
 + Nhóm 2: Tập luyện thể dục thể thao theo sự hướng dẫn của Tổng phụ trách đội.
 - Giáo viên tham gia hướng dẫn nhóm 1 đồng thời quan sát nhắc nhở các em ở nhóm còn lại.
- Sau khi tập luyện giáo viên nhận xét chung về hiệu quả tập luyện, ý thức thực hiện của từng nhóm ngay tại sân trường. 
- Qua tiết hoạt động em có cảm nhận điều gì?
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs theo dõi nắm bắt nhiệm vụ.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và mang theo dụng cụ để đi ltập luyện 
- Học sinh thực hiện công việc của mình.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của thầy giáo.
- Trường lớp sanh, sạch đẹp hơn.
b. Hoạt động 2: Nhận xét cuối tuần
*Nhận xét tuần qua
+ Cán sự lớp tự nhận xét rút kinh nghiệm tuần qua.
- HS nghe nhận xét đóng góp ý kiến. (Bình bầu cá nhân...)
1.2 GVCN nhận xét chung
* Ưu điểm: 
- Học sinh đi học đều, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. (Lò Văn Tâm, Lường Thị Thu, Hà Văn Tuyển, Hà Thị Trang)
- Học sinh đã có đủ đồ dùng học tập.
- Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp.
* Tồn tại:
- 1 số học sinh về nhà chưa có ý thức học bài. (Tòng Văn Chiển, Thàm Văn Nên )
* Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp.
- Tiếp tục thi đua dành nhiều Hoa điểm mười.
- Chuẩn bị cho tiết HĐNGLL tuần sau: Gioa lưu 26/3. Tổng kết chủ đề.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài lớp học.
- Nhận xét tiết học:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuấn26.doc