Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 34

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 34

Tập đọc:

 Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

 I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

-** HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).

 

doc 12 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34:
Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
	Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
	I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
-** HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ trang 153, SGK. Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ sang năm con lên bảy. 
- Nhận xét, ghi điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu 1 HS khá đọc.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chú ý sửa nỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
3. Tìm hiểu bài:
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca –pi và Rê –mi khác nhau như thế nào ?
+ Nêu ý 1 ?
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
3. Thi đọc diễn cảm:
- HD đọc HS đọc toàn bài theo vai. 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và chuẩn bị bài sau
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
-1 HS khá đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đọc 2 vòng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
- Ca –pi không biết đọc mà chỉ lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca –pi có trí nhớ tốt hơn Rê –mi ...
+ Ý 1: Lớp học đặc biệt của Rê –mi.
- Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
* Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
* Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
* Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập và trẻ em phải cố gắng, say mê học tập.
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
- HS đọc bài theo vai:
+ HS 1: Người dẫn chuyện.
+ HS 2: cụ Vi-ta-li.
+ HS 3: Rê-mi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi luyện đọc.
_____________________________
Toán:
 Tiết 166: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
- Củng cố các bài toán về quãng đường thời gian vận tốc.
- Biết giải bài toán về chuyển động đều. Bài 1, bài 2(tr171)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- Để tính được vận tốc ta làm thế nào? Để tính được quãng đường, thời gian ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém 
câu hỏi hướng dẫn làm bài:
+ Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB chúng ta phải tính được gì?
+ Tính vận tốc của xe máy bằng cách nào?
+ Sau khi tính được vận tốc xe máy, em tính thời gian xe máy đi và tính hiệu thời gian 2 xe đi, đó chính là khoảng thời gian ôtô đến trước xe máy
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: ( Nếu còn thời gian )
- GV mời HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng HS kém.
Gợi ý hướng dẫn làm bài.
+ Biết quãng đường 2 xe đã đi, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngược chiều, ta có thể tính được gì ? 
+ Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, em hãy dựa vào bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe.
- GV nhận xét ghi điểm HS
C. Củng cố dặn dò: 
- Nêu cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lần lượt nêu về 3 quy tắc và công thức.
- HS đọc đề toán trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. HS cả lớp làm bài vào vở Bài làm:
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48 (km/h)
b. Nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 0,5 = 7,5(km).
c. Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2 (giờ).
1,2 giờ = 1giờ 12 phút.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vàp vở bài tập.
+ Chúng ta phải tính được vận tốc của xe máy.
+Tính vận tốc xe máy bằng cách lấy vận tốc ô tô chia 2 vì vận tốc của ôtô gấp đôi vận tốc xe máy
 Bài giải:
Vận tốc của ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km / giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3- 1,5 = 1,5 (giờ).
Đáp số : 1,5 giờ.
- 1 h/s đọc đề bài toán. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Tổng vận tốc của 2 xe.
 Bài giải:
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 ( km)
Vận tốc của xe đi từ A là:
90 : ( 2+3) 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
90 – 36 = 54 ( km/ giờ)
Đáp số : 36 km / giờ và 54 km/ giờ.
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 34: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Cần phải tôn trọng luật giao thông ở địa phương. Thực hành an toàn trên đường đi học về.
- Thực hiện đúng luật giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành luật giao thông.
- Giáo dục ý thức tự bảo vệ, chấp hành pháp luật.
	II Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Ai phải nộp thuế? Nộp thuế để làm gì?
- Gv nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:- ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Khởi động
- Trò chơi: đèn xanh, đèn đỏ.
- Cán sự lớp điểu khiển tổ chức.
- Em hiểu trò chơi này như thế nào?
- Nếu không thực hiện đúng luật giao thông điều gì sẽ xảy ra?
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tham gia giao thông khi đi và về học.
* Mục tiêu: Trong lớp. 
* Các tiến hành:
- Giáo viên nêu tình huống: 
+ Khi đi học em đi thế nào?
+ Khi tan học em đi về như thế nào?
+ Khi đi bộ trên đường các em phải lưu ý điều gì?
Giáo viên nêu nhận xét: Một số học sinh chưa thực hiện theo quy định, còn chạy nhảy, xô đẩy nhau, chưa đi theo hàng khi ra về.
Khi đi ra đường chưa đi đúng bên phải, đang đi ở đường bên này lại chạy sang đường bên kia. Đi bênphải phần đường dành cho người đi bộ.
4. Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: Thực hiện tham gia giao thông an toàn.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho học sinh thực hành xếp hàng ra về.
- GV theo dõi tình hình tham gia giao thông.
- Tổ chức cho h/s báo cáo lại kết quả tham gia giao thông.
* Kết luận: Để đảm bảo cho bản thân mình và mọi ngời cần chấp hành nghiên chỉnh luật giao thông.
5. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Tại sao phải tôn trọng luật giao thông?
- GV nhận xét giờ học, Nhắc nhở h/s thực hiện đúng luật giao thông.
- 2 hs trả lời- lớp nhận xét.
- Lần1: HS chơi thử.
- lần 2: HS chơi thật.
- Cần phải hiểu luật giao thông, đi đúng luật giao thông.
- Tai nạn sẽ xảy ra.
- Các nhóm 2 thảo luận trả lời câu hỏi về tình hình tham gia giao thông thực tế của các em.
- HS thực hành tham gia giao thông từ trường tới cổng UBND xã Lương Thịnh.
- Sau khi tham gia giao thông h/s về lớp báo cáo kết quả.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 167: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
 - Tính chu vi diện tích một số hình.
 - Biết giải bài toán có nội dung hình học. Bài 1, bài 3 (a, b) (tr172)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời HS nêu cách tính chu vi diện tích một số hình?
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1: 
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV cho HS tự làm bài toán, GV theo dõi giúp đỡ HS. 
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm.
- GV Gợi ý cho HS các bước giải.
Ta có thể giải bài toán theo các bước sau:
 + Tính chiều rộng của căn nhà.
+ Tính diện tích căn nhà.
+ Tính diện tích mỗi viên gạch 
+ Tính số viên gạch.
+ Tính tiền mua gạch.
- GV nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 2 ** :
- GV mời HS đọc đề bài.
- Nêu lại cách tính diện tích hình thang?
- Gợi ý HS dựa vào CT để tính chiều cao hình thang.
- Yêu cầu HS khá làm bài tập và trình bày kết quả.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc đề bài và làm bài tập.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Cần thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS. Gọi HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét bài làm của HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ? S hình vuông ? S hình thang ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện.
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm.
- HS tóm tắt bải toán.
1 HS làm bài trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.
 Bài giải:
Chiều rộng của nền nhà là :
8 = 6(m)
Diện tích của nền nhà :
6 8 = 48 (m2) hay 4800 dm2.
Mỗi viên gạch có diện tích là :
4 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần để nát nền nhà:
4800 : 16 = 300 ( viên) 
Số tiền dùng để mua gạch là.
20000 300 = 6000000 ( đồng).
 Đáp số: 6000000 đồng .
- Đọc bài.
- HS nêu: S ht = ( a+ b ) h : 2
HS nêu :
H = S ht 2 : ( a + b ) 
 Bài giải :
Cạnh của mảnh đất hình vuông là:
 96 : 4 = 24 (m).
Diện tích mảnh đất hình vuông hay chính là diện tích mảnh đất hình thang là:
 24 24 = 576 (m2)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là :
 576 : 36 = 16 (m)
Tổng hai đáy của hình thang là:
 36 2 =72 (m)
Độ dài đáy lớn của HT là:
 ( 72 + 10 ) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé của hình thang là:
 72 – 41 = 31 (m)
 ĐS : 16 m ; 41 m ;31 m
 - Đọc bài.
- HS làm bài tập 3:
 Bài giải:
Chu vi của hình chữ nhận ABCD là:
 ( 28 + 84 ) 2 = 224(cm).
Diện tích của hình thang EBCD là:
 ( 28 + 84 ) 28 : 2 = 1568 ( cm2) 
BM = MC = AD : 2 = 18 : 2 = 14 (cm)
Diện tích của hình tam giác vuông EBM là :
 28 14 : 2 = 196(m2)
Diện tích của hình tam giác vuôngCDM là:
 84 14 : 2 = 588(cm2)
Diện tích của hình tam giác EMD là .
 1568 – 196 – 588 = 784 (cm2 ).
______________________________
 Luyện từ và câu:
 Tiết 67: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN(Giảm tải)
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
DẤU HAI CHẤM-DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Nắm được tác dụng của dấu ngoạc kép.
	II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD ôn tập:
Bài 1: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu sau:
a. Bình nói:
- Tớ không đi chơi được vì tớ phải trông em.
b. Trong vườn nhà ông em có đủ thứ rau: rau muống, rau ngót, rau đay, rau mồng tơi
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các câu sau:
a) Thầy ôn tồn giải thích
- “ Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
b) Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn cơm trắng, dẻo và không có cháy.
- Mời 1 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu có sử dụng dấu hai chấm.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm : (để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.) để làm bài.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- Mời một số em trình bày. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quyền của trẻ em(trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý đặc biệt.) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS nối tiếp trình bày.
- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép dùng làm gì trong câu?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s tiếp tục ôn tập các dấu câu.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Đọc bài.
- HS thảo luận theo cặp phát biểu.
*Lời giải :
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
-Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
-Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Nêu yêu cầu.
- HS đọc bài trao đổi theo cặp.
- Nêu ý kiến trình bày bài.
*Lời giải:
a) Thầy ôn tồn giải thích:
- “ Lá lành đùm lá rách” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b) Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy.
-Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nghe hướng dẫn.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Một số em trình bày. 
1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS nối tiếp trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
___________________________________
 Chính tả: ( Nhớ –Viết )
Tiết 34: SANG NĂM CON LÊN BẢY
	I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3).
	II. Đồ dùng dạy-học:
	Bảng nhóm
	III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 Hs lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên một số các cơ quan, tổ chức ở bài 9 trang 147 SGK.
- Nhận xét chữ viết của HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
- Nhắc HS lưu ý lùi vào 2 ô viết rồi mới chữ đầu dòng thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
- Yêu câu fvieets bài.
- Soát lỗi, chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
Gợi ý HS: Kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Hỏi: khi viết tên các cơ quan, xí nghiệp, công ty em viết như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét – bổ sung.
C. Củng cố dặn dò:
- Hãy nhắc lại cách viết tên các cơ quan xí nghiệp, công ti?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- 3HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tưởng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- HS tìm và nêu các từ khó.
- 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp.
- HS theo dõi.
- HS viết bài.
- HS soát nỗi chính tả.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào bảng nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tên cơ quan, xí nghiệp, công ty được viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng.
____________________________________
	 Khoa học:
Tiết 67: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI 
 TRƯỜNGKHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí và 
nước ở địa phương.
	II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 138, 139 SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và đất bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Quan sát hình trang 138SGK:
- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
- Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường nước?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến.
- GV nhận xét kết luận.
3. Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương. Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
* Cách tiến hành:
Cho cả lớp thảo luận:
- Liên hệ những việc làm của người dân địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
- Nêu tác hại của ô nhiễm không khí và nước?
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố, dặn dò:
- Môi trường nước và không khí mà bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sức khoẻ của con người?
- Em hãy nêu những biện pháp để làm giảm và ngăn chặn không gây ô nhiễm môi trường?
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- HS phát biểu ý kiến.
- Thảo luận nhóm 4
- Ô nhiễm không khí: Do khí thải, tiếng ồn của nhà máy
- Ô nhiễm nước: Do nước thải của thành phố, nhà máy chảy ra sông ra biển.
- Dẫn đến hiện tượng biển bị ô nhiễm làm chết những động vật, thực vật sống ở biển.
- Trong không khí chứa nhiều chất độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp. Khi trời mưa cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm ô nhiễm môi trường đất và nước, khiến cho cây cối ở những vùng đó bị trụi lá và chết.
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ trình bày trước lớp về ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34 LOP 5.doc