Tập đọc:
Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC.
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện , đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
2. Hiểu nội dung:Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam . ( Trả lời được các câu hỏi 1 , 2 , 3 )
II. Đồ dùng dạyhọc:
Tranh ảnh về các công trình do các công nhân nước ngoài hỗ trợ xây dựng .
TUẦN 5: Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC. I. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện , đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật. 2. Hiểu nội dung:Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam . ( Trả lời được các câu hỏi 1 , 2 , 3 ) II. Đồ dùng dạyhọc: Tranh ảnh về các công trình do các công nhân nước ngoài hỗ trợ xây dựng . III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Đọc thuộc lòng bài thơ: Bài ca về trái đất và nêu nội dung bài? - Nhận xét – ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: - GV chia đoạn : 4 đoạn - Yêu cầu đọc nối tiếp. - HD đọc đúng và tìm hiểu từ khó. - Yêu cầu đọc nhóm. - GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài: - Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở đâu? - Dáng vẻ A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ? - Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? - Nội dung bài nói nên điều gì? 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - GV đọc mẫu đoạn 4. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 - Nhận xét- sửa sai. C. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A - lếch - xây gợi cho em điều gì? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài . - 4 HS đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp luyện tiếng từ và giải nghĩa một số từ khó trong bài . - 1 HS đọc chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 1-2 HS đọc cả bài - Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng. - Vóc người cao lớn , mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân , khuôn mặt to chất phác. + Ý 1: Dáng vẻ đặc biệt của anh A - lếch - xây. - Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?. - Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ! - Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoai hình A- lếch- xây. Em thấy đoạn văn đó tả rất đúng về một người nước ngoài. +) ý 2 :Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp . - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ______________________________ Toán: Tiết 21: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI. I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.Bài 1, bài 2 (a, c), bài 3-(tr22). II. Các hoạt động dạy- học: A. Kiểm tra: - Nêu các đơn vị đo dộ dài đã học? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD ôn tập: Bài 1: - GV kẻ sẵn bảng như trong bài 1 lên bảng. - Cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng. - Em có nhận xét gì về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ ? Bài 2: - GV gợi ý. - Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé hơn liền kề. - Chuyển đổi từ bé ra các đơn vị lớn hơn. Bài 3: - Cho 1HS đọc yêu cầu. - Mời 1 HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào bảng con. - Chữa bài. Bài 4**: - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Cho HS làm bài vào vở. - Chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn? - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS nêu ý kiến. - HS quan sát bảng đơn vị đo độ dài. - HS điền bảng đơn vị đo. Hai đơn vị đo độ dài liền nhau: - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. - Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn. - HS nêu yêu cầu. - HS theo dõi. - HS làm bài. Bài giải: a, 135m= 1350dm. 342 dm = 3420 cm 15cm = 150mm c, 1mm= cm. 1cm = m. 1m = km - HS nêu yêu cầu. Bài giải: 4km37m= 4037m. 8m12cm= 812cm 354dm= 35m4dm 3040m= 3km40m - HS nêu yêu cầu. Bài giải: a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là: 791 + 144 = 935 (km). b. Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là: 791 + 935 = 1726 (km) Đáp số: a . 935km b . 1726 km ____________________________________ Đạo đức: Tiết 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN I. Mục tiêu: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. * Đối với hs khá giỏi: Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. II. Chuẩn bị: - Phiếu bài tập cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Em đã có trách nhiệm về việc làm của mình chưa? - Gv nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin. * Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc thông tin trang 9- SGK + Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? + Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? + Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng? * GV kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đông ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn ... 3. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. *Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất,thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận các tình huống + Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào? + Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em trong hoàn cảnh đó Thiên có thể làm gì để tiếp tục đi học? - Tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến. * GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,...Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí. 4. Hoạt động 3: Làm bài tập 1- 2 SGK *Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với ND bài học. * Cách tiến hành: + GV nêu quy ước giơ thẻ( Thẻ đỏ biểu hiện có ý chí, thẻ xanh biểu hiện không có ý chí) + GV nêu lần lượt từng trường hợp, HS giơ thẻ màu để biểu hiện sự đánh giá của mình. - Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì ? * Kết luận: các em đã biết phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có chí.... + Ghi nhớ: SGK 5. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp. - Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về gương những HS hoặc sưu tầm trong sách báo. 6. Củng cố dặn dò: - Thế nào là người có ý chí ? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau . - 2 h/s trả lời. - 1 HS đọc, lớp nghe - Cuộc sống của gia đình Trần Bảo Đồng rất khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm! Vì thế ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì. - Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương hpáp học tập tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa - Dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh. - HS nêu ý kiến. - HS thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng hoạt động để thực hiện yêu cầu. - HS làm cá nhân. - Chúng ta nên giúp đỡ bạn, động viên bạn vượt qua khó khăn. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 24: ĐÊ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tich theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông; đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. - Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản).Bài 1, bài 2, bài 3(tr25) II. Chuẩn bị: - Hình SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu các đơn vị đo diện tích đã học? - Thế nào là mét vuông? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài- ghi đầu bài: 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông: - Cho h/s quan sát hình SGK. + Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu? - GV giới thiệu cách đọc viết đề-ca-mét vuông như SGK. + Nêu cách đọc và viết kí hiệu đề-ca-mét vuông? - GV cho HS quan sát hình vuông có cạnh dài 1dam. Chia mỗi cạnh hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm thành các hình vuông nhỏ: + Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bằng bao nhiêu? + 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông? + Vậy 1 dam2 bằng bao nhiêu mét vuông? + Đề-ca-mét vuông gấp bao nhiêu lần mét vuông? 3. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông: - Dựa vào dm2 và hình SGK-26 hãy cho biết thế nào là héc tô mét vuông? - 1hm2 = dam2? 4. Luyện tập: Bài 1: + Cho HS nối tiếp nhau đọc. 105 dam2; 32600 dam2;492 hm2; 180350 hm2. - GV nhận xét ,sửa sai. Bài 2: - GV đọc cho h/s viết. a. Hai trăm bảy mươi mốt đề- ca- mét vuông. b. Mười tám nghìn chín trăm năm mươi tư đề- ca- mét vuông. c. Sáu trăm linh ba héc- tô- mét vuông. d. Ba mươi tư nghìn sáu trăm hai mươi héc- tô- mét vuông. - GV nhận xét. Bài 3: - GV hướng dẫn mẫu: 100 m2= 1 dam2 1 m2 = dam2 3 m2= dam2 - Cho hs làm bài. - GV chấm 1 số vở, nhận xét đánh giá. Bài 4**: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Gv hướng dẫn mẫu: 5 dam2 23m2 = 5 dam2 + dam2 = 5dam2 + Cho h/s làm và chữa bài. - GV nhận xét sửa sai. C. Củng cố dặn dò: - Đề-ca-mét vuông là gì? Héc-tô-mét vuông gấp bao nhiêu lần Đề-ca-mét vuông? - GV nhận xét giờ học dặn HS học bài chuẩn bị tiết sau: Mi-li-mét vuông bảng đơn vị đo diện tích. - 1 h/s nêu ý kiến. - HS đổi 1m2 = 100dm2 12m2 = 120000cm2 - HS quan sát. - Có cạnh dài 1dam. - Đề-ca-mét vuông kí hiệu: dam2 - Bằng 1m2. - 1 100 = 100 (m2). - 1 dam2 = 100 m2. - 100 lần. - HS nêu ý kiến. - HS nêu yêu cầu. - HS nối tiếp nhau đọc. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - 2 HS nêu yêu cầu. - HS viết vào bảng con. a. 271 dam2; b. 18954 dam2 c. 603 hm2 d. 34620 hm2 - 2 HS nêu yêu cầu. - HS theo dõi. - 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở. a. 2dam2= 200 m2 3 dam2 15 m2 = 315 m2 200 m2 = 2 dam2... b. 27m2 = dam2 (giam tải-gợi ý) 1 dam2 = hm2 8dam2 = hm2 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài tập YC chúng ta viết các số đo có 2 đơn vị đo dưới dạng số đo có một đơn vị là đề-ca-mét vuông. - HS làm bài vào vở sau đó lên bảng chữa bài. 16 dam2 91m2 = 16dam2 +dam2 = 16dam2 32 dam2 5m2 = 32 dam2 + dam2 = 32dam2 _____________________________ Luyện từ và câu: Tiết 10: TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố. -**HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về các sự vật, hoạt động có tên gọi giống nhau. III. Các hoạt đông dạy học: A. Kiểm tra: - Tìm các từ đồng nghĩa với hoà bình(BT2-47)? - GV nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phần nhận xét: Bài tập 1, 2: - Em có nhận xét gì về hai câu văn trên? - Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2. - Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên? + GV chốt lại: Hai từ câu ở 2 câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm. 3. Ghi nhớ: - Gọi h/s đọc ghi nhớ. 4. Luyện tập: Bài 1: + Chia nhóm nêu yêu cầu các nhóm. + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. + GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Cho HS làm vào vở rồi chữa bài. - GV nhận xét sửa sai. Bài 3**: + Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm. + YC đại diện các nhóm trình bày . + GV nhận xét, bổ sung. Bài 4**: - Cho HS thi giải câu đố nhanh. - GV nhận xét tuyên dương. C. Củng cố dặn dò: - Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ? - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS học bài và chuẩn bị giờ sau: Mở rộng vốn từ Hữu nghị – hợp tác. - HS nêu ý kiến. -**HS đặt câu. - 2HS tiếp nối đọc. - Hai câu văn trên đều là hai câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau. - Tiếp nối trả lời. - Hai từ câu phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. + Câu (cá): bắt cá, tôm,bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) + Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn - 3 HS đọc. - 2 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS hoạt động theo N4. - Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng Đồng trong tượng đồng: Kim loại có màu đỏ. Đồng trong một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam. - Đá trong hòn đá: Chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành từng tảng, từng hòn. - Đá trong bóng đá: Đưa chân nhanh và hất mạnh bóng... - Ba trong ba và má: Bố ( cha, thầy). Ba trong ba tuổi: Số tiếp theo trong số 2 - 2 hs nêu yêu cầu. - HS nối tiếp đọc câu của mình. VD: Chúng em bàn nhau đi thăm bạn Huệ. Em và Trang ngồi cùng bàn. - 1 h/s nêu yêu cầu. - HS hoạt động theo nhóm 2. *Lời giải: Nam nhầm lẫn giữa từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu(tiền để chi tiêu)với tiếng tiêu trong tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước) - 2 h/s nêu yêu cầu. - Hs thi đua nêu câu lời giải. *Lời giải: a) Con chó thui. b) Cây hoa súng và khẩu súng. _________________________________ Tập làm văn: Tiết 10: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. II. Chuẩn bị: - Bảng lớp ghi đầu bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. - Phấn màu. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:- Ghi đầu bài: 2. Nhận xét chung và chữa lỗi điển hình - GV viết lên bảng đề bài, các lỗi điển hình. + Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. + Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt. + Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. + Cho cả lớp tự chữa trên nháp. + Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. + GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu. 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài: + GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi. + Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. + Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi. + GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn. + YC HS trình bày đoạn văn đã viết lại. + Nhận xét đánh giá C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. * Những lỗi điển hình: - HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. - HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - HS đổi bài soát lỗi. - HS nghe. - HS trao đổi, thảo luận. - HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. - Một số HS trình bày. ________________________________ Khoa học: Tiết 10: THỰC HÀNH: NÓI “ KHÔNG” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN. I. Mục tiêu: - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Có ý thức tuyên truyền tới mọi người xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Phóng to hình 1,2,3(Sgk); 1 chiếc ghế phủ khăn. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Sử dụng thuốc lá, rượu, bia, ma tuý có hại gì? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hoạt đông 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” * Mục tiêu: Học sinh nhận ra : nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó học sinh có ý thức tránh xa nguy hiểm. * Cách tiến hành: - Tổ chức và hướng dẫn: Sử dụng chiếc ghế phủ khăn kín. Giới thiệu “Đây là 1 chiếc ghế rất nguy hiểm...”đặt ghế trước cửa ra vào lớp. - Tổ chức cả lớp thảo luận: - Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? tại sao khi đi qua chiếc ghế, 1 số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? Tại sao lại có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế? - Giáo viên nhận xét, hoàn thiện câu trả lời. 3. Hoạt đông 2: Đóng vai. * Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. * Cách tiến hành: - Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì, các em sẽ nói sao? - Chia 3 nhóm: Giao cho mỗi nhóm một tình huống, yêu cầu đóng vai tình huống. - Việc từ chối không sử dụng các chất gây nghiện có dễ dàng không? Nếu bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? * Chốt lại : C. Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống lại nội dung chính của bài. - HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - HS nêu ý kiến. - Cả lớp đi ra ngoài hành lang; học sinh lần lượt đi vào rất cẩn thận để không chạm vào ghế. - lo sợ, muốn tránh xa. - để giữ bản thân không bị nguy hiểm - do tò mò, hiếu kì, muốn thử sức... - Không ! Tôi không muốn làm việc đó. - Các nhóm phân vai, đóng vai, thể hiện - Nhóm khác góp ý. - Tìm sự giúp đỡ của gia đình,người thân, thầy cô giáo. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: