TIẾNG VIỆT *
ÔN : CHÍNH TẢ NGHE- VIẾT.
Bài: ếch ngồi đáy giếng.
I.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả của bài ếch ngồi đáy giếng.
2. Kiến thức: Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi .
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
soạn 11 / 1 Tuần 19 Chiều thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007 Tiếng việt * Ôn : Chính tả nghe- viết. Bài: ếch ngồi đáy giếng. I. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả của bài ếch ngồi đáy giếng. 2. Kiến thức: Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi . 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. II. đồ dùng dạy học. II. các hoạt động dạy-học. Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sách vở của HS. 2 Bài mới. a ) giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học. b) Hướng dẫn HS nghe - viết. - Y/c 1 em đọc bài viết. - Bài chính tả cho em biết điều gì? - Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai và cần viết hoa. - GV hướng dẫn cách viết các từ đó và cách trình bày bài văn. - GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao. - GV đọc cho HS soát lỗi. - GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc. - GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. c )Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Điền d/r/ gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ. Quả bầu bắt chước bóng bay Muốn lên trời cứ loay hoay ....ưới.....àn. Bờ ao, cây...áy, cây khoai Suốt ngày chân ngứa bởi hay ...ẫm bùn. Bài tập 2:Nối các cụm từ ở cột bên trái với cột bên phải để tạo nên các câu tục ngữ, thành ngữ quên dùng. Khôn nhà đói góp Đánh rắn làm lành Bớt giận dại chợ No dồn khúc giữa - Y/c HS thảo luận theo cặp và nối đúng. - GV và HS chốt lại lời giải đúng. 3. củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tập tốt. - Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ và phân biệt các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi. - 1 HS đọc lại bài,HS dưới lớp theo dõi bạn đọc để nắm được các từ khó. Cách viết bài - 2 em nêu nội dung. - 2 HS đại diện nêu: - HS nghe viết bài vào vở. - HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.) -HS làm bài theo cặp, đại diện HS thi điền tiếp sức theo nhóm. - HS trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập số 3 ( a) - Một vài em đọc toàn bài trớc lớp. - HS trao đổi rồi tự làm bài. Toán * Ôn: Diện tích hình thang. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Củng cố lại cách giải các bài toán có liên quan đến diện tích hình thang. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải toán và trình bày bài toán. 3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học. Luyện giải toán, đánh giá kết quả học toán. III. Các hoạt động dạy học. Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học b) Giảng bài. Hướng dẫn HS làm bài tập sau: Bài 1: Viết tên các hình thang có trong hình bên. A B D N P C - Yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của hình thang. Bài 2: Hình bình hành ABCD có AB = 4,5 dm, AH = 3,2 dm; DH = 1,5 dm ( xem hình vẽ bên) Tính diện tích hình thang ABCH. A B D C H - GV giúp HS dựa vào hình vẽ để tính đáy bé , sau đó tìm diện tích hình thang Bài 3. Một miếng đất hình thang có diện tích 1053 m. Biết rằng nếu tăng đáy bé thêm 4 m thì được hình thang mới có diện tích bằng 1107 m. Tìm độ dài mỗi đáy của miếng đất. - GV gợi ý : Khi tăng đáy bé 4m thì diện tích tăng thêm là bao nhiêu? - Phần diện tích tăng thêm là tam giác có đáy là bao nhiêu, chiều cao là gì? - Dựa vào hình tam giác để tìm chiều cao của hình thang. - Tìm tổng độ dài 2 đáy của hình thang và tìm đáy be, đáy lớn. - Y/c HS chữa bài. - Gv và HS cùng củng cố lại cách tính tổng hai đáy, cách tìm chiều cao và s hình thang 3. Củng cố dặn dò. - Mời HS nêu lại các kiến thức vừa ôn. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS về nhà ôn bài - 2 em lên bảng làm bài. - HS tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài. - HS đọc bài, phân tích bài và tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài HS đọc kĩ đề phân tích đề và tìm cách giải. - Tìm độ dài HC hay đáy bé hình thang. 4,5 – 1,5 = 3 dm. S HT = ( 4,5 + 3 ) x 3,2 : 2=12 dm - HS đọc kĩ đề, phân tích bài và tự tìm cách giải và trìng bày. - S tăng thêm: 1107 – 1053 = 54 m - chiều cao hình thang: 54 x 2 : 4 = 27 ( m) - Tổng hai đáy của miếng đất. 1053 x 2 : 27 = 78 ( m) - đáy bé : ( 78 – 4 ) : 2 = 37 ( m) - đáy lớn : 37 + 4 = 41 ( m) Tự học I- Mục đích yêu cầu. - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. - Củng cố mở rộng kiến thức Toán, tập đọc. - Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. II .Đồ dùng dạy học GV+HS: VBT Toán. III- Các hoạt động dạy – học . Giáo viên Học sinh 1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng. *Môn tập đọc: Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm bài Ngời công dân số Một ( tiếp) - GV cùng HS nhận xét, tuyên dơng HS đọc tốt. - 3 tổ thi đọc diễn cảm. *Môn Toán: HS làm tiếp bài 1 phần c trang 94. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang. - HS nháp +1HS làm bảng lớp. 2. GV giúp HS hoàn thành vở bài tập toán. *Môn Toán: Bài 1( VBT- 6) - GV Y/C HS tự làm bài vào VBT. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang. - 1 HS đọc Y/C của bài. - HS làm bài cá nhân. 3HS nối tiếp làm bảng lớp. Bài 2( VBT- 6) - GV yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách tính theo các bớc:+Tìm độ đà đáy bé và chiều cao. + Tính diện tích thửa ruộng. + Tính số KG thóc thu hoạch đợc. - 1HS đọc đề bài. - HS làm VBT + 1 HS làm bảng. Bài 3( VBT- 6 ) - Hớng dẫn HS phân tích đề bài. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang. - 1 HS đọc đề bài. - Phân tích đề bài. - HS làm bài cá nhân. Đại diện 2 HS làm bảng lớp. Bài 4( VBT- 7 ) - GV kẻ hình BT4 trên bảng.HD HS phân tích đề và cách giải. - Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thangvà kĩ năng ớc lợng để giải bài toán. - 1HS đọc đề bài. Phân tích đề bài. - HS làm VBT + 1 HS làm bảng. HS đổi vở để kểm tra bài làm của bạn. 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2HS đọc quy tắc tính diện tích hình thang. Soạn 14 / 1 Chiều thứ 6 ngày 19 tháng 1 năm 2007 Tiếng việt * Ôn: Luyện tập tả người ( Dựng đoạn mở bài ) I. Mục đích, yêu cầu. 1. Kĩ năng: HS viết được một đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp. 2. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về viết đoạn mở bài. 3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài. II. Đồ dùng dạy học. -GV : chuẩn bị một số phiếu to cho bài tập 1. III. Các hoạt động dạy -học. Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS nhắc lại 2 kiểu mở bài đã học . 2. Bài mới. a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học b) Hướng dẫn HS luyện tập. Bài tập 1: Những đoạn mở bài sau được viết theo cách nào? Em hãy viết lại theo cách mở bài khác. Đoạn 1. Người mà lớp em ai cũng quý mến là Nhật, tổ trưởng, tổ em. Đoạn 2: Bà nội tôi thường nói: " Con gái thời này hiếm có ai được nết ăn nết làm, khéo léo đảm đang như mẹ cháu" . Hôm nay có dịp đứng ngắm mẹ nấu ăn tôi nghiệm thấy lời khen của bà bà quả là đúng. Đoạn 3: đã 8 giờ rồi, hôm nay là thứ bảy. Em dọn dẹp thật nhanh còn kịp xem chương trình "Đuổi hình bắt chữ "trên đài truyền hình Hà Nội. Vừa nghe thấy tiếng nhạc của chương trình quảng cáo, em vội chạy ngay đến bên chiếc ti vi. Kia rồi anh xuân Bắc, người dẫn chương trình quen thuộc mà em hâm mộ đã xuất hiện. Y/c HS đọc đề bài của bài 1. - GV giúp HS nắm vững đề bài . - GV tổ chức cho HS tự làm bài. - Mời 1 số em phát biểu. - GV kết luận lại nội dung và cách mở bài ở từng phần. Bài tập 2. - Với mỗi đề văn sau em hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách khác nhau. + tả một diễn viên mà em hâm mộ. + Tả một người mà em yêu quý nhất. - Tổ chức cho HS tự viết bài mình đã chọn. - Y/c lớp nhận xét đánh giá bài làm của các bạn. 3. Củng cố dặn dò. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức về hai kiểu mở bài trong bài văn tả ngời. -GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. - 2-3 em nhắc lại. - 1 em đọcđoạn lệnh và đoạn mở bài 1., 1 HS đọc đoạn 2,3 lớp theo dõi SGK. - HS đọc thầm lại 3 đoạn mở bài và phát biểu. - HS tự viết bài vào vở. - Đại diện vài em làm vào phiếu to để chữa bài. Tự học I- Mục đích yêu cầu - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. - Củng cố mở rộng kiến thức Toán. - Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. II - Đồ dùng dạy học GV+HS: VBT Toán; III- Các hoạt động dạy – học . Giáo viên Học sinh 1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng. *Môn Toán: HS làm tiếp bài 2 phần c trang 98. -Rèn luện kĩ năng tính chu vi hình tròn. - HS nháp +1HS làm bảng lớp. 2.Mở rộng nâng cao kiến thức bài học *Môn Toán: Bài 1( VBT- 11) - GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. - Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tròn, đã biết đờng kính. - 1 HS đọc Y/C của bài. - HS tự làm bài vào VBT, sau đó kiểm tra chéo. - 3HS làm trên bảng. Bài 2( VBT- 11) - Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tròn, đã biết bán kính. - 1HS đọc Y/C của bài. - HS tự làm bài vào VBT. 3 HS làm bảng. Bài 3( VBT- 11 ) - Củng cố giải toán về chu vi hình tròn. - 1HS đọc đề bài. - HSvận dụng quy tắc tự làm bài vào VBT. Đại diện 1 HS làm bảng. 3.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 , 3 HS nêu lại công thức và quy tắc tính chu vi hình tròn.
Tài liệu đính kèm: