Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 33

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 33

TIẾNG VIỆT *

Ôn tập về dấu câu( Dấu hai chấm )

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu hai và tác dụng của dấu phẩy.

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu hai chấm khi viết câu.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao,

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn 25/ 4 Tuần 33
Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về dấu câu( Dấu hai chấm )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu hai và tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu hai chấm khi viết câu.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao, 
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Khoanh tròn dấu haoi chấm dùng sai trong đoạn văn tả một người bạn . Chép lại đoạn văn sau khi đã sủa lỗi về sử dụng dấu hai chấm.
 Phương Bình năm nay vừa tròn 10 tuổi. Vóc người : cân đối, khoẻ mạnh . Dáng đi : nhanh nhẹn, hoạt bát. Mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Bạn có : khuôn mặt chữ điền, sống mũi thẳng và cao. Trên khuôn mặt bạn: thích nhất là đôi mắt sáng và đen. Nơi đó có nét gì thông minh khó tả. Trong lớp khi cô giảng bài: bạn chăm chú nghe, về nhà: bạn làm lại ngay. Người ta nói: “ Học đi đôi với hành” là vậy.
- Củng cố lại tác dụng của dấu hai chấm và cách sử dụng dấu hai chấm.
Bài 2: Em hãy đặt câu:
Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại.
Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích thuyết minh.
- GV chấm chữa bài cho HS.
Bài 3: Điền vào chỗ chấm dấu câu thích hợp nói rõ vì sao em điền dấu đó.
a) bà chủ nhà vui vẻ đón khách .....
- Thưa bác, mời bác vào chơi!
b) Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu.....xanh lá mạ, tím phớt, xanh biếc... 
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm.
- Gv nhận xét giờ học và nhắc nhở HS viết đúng dấu hi chấm trong câu văn.
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- HS xác định yêu cầu rồi tìm và khoanh vào dấu hai chấm dùng sai, sau đó làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- nêu lại tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.
- HS đọc kĩ yêu cầu của cách sử dụng dấu phẩy rồi đặt câu theo đúng yêu cầu.
- 2 em làm vào phiếu học tập để chữa bài.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở..
- Đại diện chữa bài.
Toán *
Ôn tập về tính diện tích thể tích của một số hình.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách tính diện tích và thể tích của một số hình.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính và vận dụng giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức,tự giác làm bài,vận dụng tốt thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Cho tam giác ABC có cạn BC dài 32 cm, biết rằng nếu kéo dài cạnh BC thêm 4 cm thì diện tích tam giác sẽ tăng thêm 24 cm2. Tính diện tích tam giác ABC. 
GV gợi ý giúp đỡ HS trung bình vẽ hình và tìm hướng giải.
Củng cố lại cách tính diện tích tam giác.
Bài 2: Cho ABCD là hình chữ nhật, hãy tính diện tích tứ giác MBCD, biết M là trung điểm AB ;
 DC = 6 cm , BC = 2 cm.
 M 
 A B 
 C D
- GV gợi ý giúp HS yếu hoàn thành bài.
+ Muốn tính được diện tích tứ giac sta phải tìm được diện tích của những hình nào.
+ Dựa vào đâu có thể tính được diện tichs tam giác AMC?
- GV nhận xét và củng cố lại cách tính nhẩm.
Bài 3: Một HHCN có chiều cao 8m , chiều dài hơn chiều rộng 4 cm, có diện tích xung quanh bằng 448 cm2 . Hỏi hình hộp đó có thể tích bằng bao nhiêu?
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc kĩ bài rồi làm bài.tự làm bài
- Đại diện 2 em lên chữa bảng.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài. và tự làm bài, đại diện làm bảng phụ chữa bài. 
- HS yếu nghe theo hướng dẫn của GV để làm bài.
- HS đọc kĩ đề bài, xác định y/c của bài rồi làm bài.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – Tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
Môn : Tập đọc: GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm kết hợp học thuộc lòng bài thơ sang năm con lên bảy. 
- HS luyện đọc cá nhân kết hợp học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ theo hướng dẫn của GV
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 107 )
- Mời HS lên bảng thực hiện tìm SXQ và Stp của HHCN và HLP.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách tính Sxq- Stp của HHCN và HLP.
- HS áp dụng công thức tự làm bài.
- HS đại diện nêu kết quả.
Bài 2( VBT- 107 )
- Y/c HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài rồi tìm chiều cao của cái bể dạng HHCN.
- Y/c HS nhắc lại cách tính thể tích của HHCN, biết thể tích làm thế nào để biết chiều cao. 
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 108 )
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
- Củng cố lại cách tìm thể tích và Stp của HLP.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- Nhắc lại cách tính Stp và thể tích của HLP.
Bài 4: ( VBT- 108.) : 
- Mời HS đọc bài phân tích bài và yêu cầu các em tính và khoanh vào kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS trao đổi và làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Soạn 30/ 4 Chiều thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn mở rộng vốn từ Trẻ em.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
2. Kĩ năng: biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuển các từ đó vào vốn từ tích cực.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS chữa bài tập về nhà.
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Điền những từ ngữ sau vào mỗi chỗ trống cho thích hợp.
Tuổi thơ, trẻ thơ, trẻ em, trẻ ranh, nhóc con, con nít, trẻ con, nhãi ranh, cháu bé, thiếu nhi, nhi đồng, ranh con.
a) Từ ngữ chỉ trẻ em với thái độ yêu mến, tôn trọng.
b) Từ ngữ chỉ trẻ em với thái độ coi thường.
- GV và HS chữa bài. 
Bài 2: Viết vào chỗ trống hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về trẻ em.
M : Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
Gv giúp HS tìm nhiều thành ngữ, tục ngữ.
Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ.
Giỏ nhà ai quai nhà ấy.
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi.
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung.
a) Chăm sóc bà mẹ và .....
b) Một kĩ sư ...., vừa rời ghế nhà trường.
c) Tính tình còn .....quá.
d) Năm mươi tuổi, chứ còn ... gì.
- Củng cố lại tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại nội dung vừa ôn tập.
- GVnhận xét giờ học .
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- HS đọc kĩ yêu cầu, suy nghĩ tự tìm rồi viết vào vở.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở..
- đại diện chữa bài: thứ tự các từ cần điền: trẻ em; trẻ măng; trẻ con; trẻ trung.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – LTVC
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 4 ( trang 171)
- Củng cố lại cách tính giá trị phần trăm.
* Môn luyện từ và câu.Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép và hướng dẫn các em làm trong vở bài tập.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- HS tự làm bài trong vở bài tập.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 165 )
- Mời HS đọc kĩ yêu cầu của bài, phân tích bài rồi giải.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách tính diện tích của một mảnh đất.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 113 )
- Gv gợi ý hướng dẫn HS nhớ lại dạng toán tìm phân số của một số.
Y/c HS nhớ lại vận dụng và tìm số nam, số nữ.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS chữa bài. 
Bài 3( VBT- 114 )
- GV giúp HS yếu biết cách tóm tắt bài toán, nhận dạng toán và tìm hướng giải.
100 km : 15 l xăng.
80 km : ........l xăng ?.
- GV và HS củng cố lại cách làm.
Bài 4: 
- Mời HS đọc đề, phân tích đề và tìm hướng giải.
- Tỉ số phần trăm chỉ số HS chơi bóng đá là bao nhiêu ? 
- 1 % có mấy HS làm thế nào ?
- Vậy có tìm được số HS chơi cờ vua và bơi không ?.
- HS làm bài rồi đại diện chữa bài.
C1 : 80 : 100 x 15 = 12( l )
C2 : 15 : 100 x 80 = 12 ( l)
- 100 % - 25 % - 15 % = 60 %.
- 60 : 60 = 1 em
- HS dựa vào gợi ý phân tích và tự làm bài tiếp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docB 2 TUAN 33.doc