TIẾNG VIỆT *
Ôn: từ đồng âm.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
-Củng cố mở rộng để giúp HS nắm vững hơn về các từ đồng âm.
- HS biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ đồng âm khi nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao.
Soạn 2 / 10 Chiều thứ 6 ngày 6 tháng 10 năm 2006 Tiếng việt * Ôn: từ đồng âm. I. Mục đích yêu cầu. -Củng cố mở rộng để giúp HS nắm vững hơn về các từ đồng âm. - HS biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. - Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ đồng âm khi nói và viết. II. Đồ dùng dạy học. -Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao. III.Các hoạt động dạy học . HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là từ đồng âm? Cho VD. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b)Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) đồng lúa- đồng nghĩa - chuông đồng. b) bàn việc - cái bàn. c) xôi đậu - ruồi đậu. -Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi phần. Bài 2.Hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của của hai từ đồng âm. a) sao. b) tên gọi, mũi tên. -Y/c HS xác định trọng tâm của đề, và tự đặt câu cho phù hợp với y/c của đề. Bài 3. Gạch dưới các từ đồng ân trong những câu sau: - Bố tôi tôi vôi. - bà ta đang la con la. - Kiến bò đĩa thịt bò. -GV hướng dẫn các em hiểu nghĩa của các từ đó và tự tìm từ đồng âm cho phù hợp. -GV thu vở chấm chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. -3, 4 em trả lời. -HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra nghĩa của từng từ. - HS thảo luận theo cặp và làm bài rồi đại diện chữa bài. - HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài. Soạn 13/ 10 Tuần 7 Chiều thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006 Tiếng việt * Ôn: Dùng từ đồng âm để chơi chữ. I. Mục đích yêu cầu. -Củng cố mở rộng để giúp HS nắm vững cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và hiểu được tác dụng của từ đồng âm . - HS biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, biết cách đặt câu với từ đồng âm. - Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ đồng âm khi nói và viết. II. Đồ dùng dạy học. -Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao. III.Các hoạt động dạy học . HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là từ đồng âm? Cho VD. - Hãy nêu nghĩa của hai từ đồng âm : đá cầu, nước đá. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) 4Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Gạch dưới các từ đồng âm để chơi chữ trong các câu sau và cho biết biết nghĩa của các từ đồng âm . a) Sương mai còn đọng trên những nhành mai. b) Cấm đá cầu trên cầu. c)Chúng tôi bàn chuyện giúp đỡ Minh ngay trên bàn tiệc. -Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi phần. - Em hãy nêu tác dụng của từ đồng âm. Bài 2.Hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của của hai từ đồng âm trong bài tập 1. -Y/c HS xác định trọng tâm của đề, và tự đặt câu cho phù hợp với y/c của đề. - Y/c đại diện đọc câu trước lớp. Bài 3. ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ( Tiếng )gì bắt đầu bằng d, gi, hoặc r. a) Nam sinh .... trong một .... đình có truyền thống hiếu hoc. b) Bố mẹ .... mãi, Nam mới chịu dậy tập thể ..... c) Ông ấy nuôi chó ........để......... nhà. d) Khi làm bài, không được......sách ra xem, làm thế ...lắm. -GV hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từng câu sau đó tự tìm từ đồng âm cho phù hợp để điền vào. -GV thu vở chấm chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. -3, 4 em trả lời. -HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra nghĩa của từng từ. - 2, 3 em nêu lại. - HS thảo luận theo cặp và làm bài rồi đại diện chữa bài. - HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài. - Thứ tự các chữ cần điền là: a) ra, gia. b) giục, dục c) dữ, giữ. d) giở, dở. Toán * Ôn: Luyện tập chung. I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố lại một số dạng toán cơ bản đã học - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính đối với phân số. - Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy - học. HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. -Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trước. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1.Đúng ghi Đ, sai ghi S. a) + = 1- b) x < -1 c) + > + Bài 2. Một vòi nước chảy vào bể trung bình mỗi giờ được bể. Hỏi sau 3 giờ còn mấy phần bể chưa có nước? A. bể B. bể C. bể D. bể -Y/c HS xác định trọng tâm của đề bài, thảo luận để tìm kết quả đúng. - Bài 3. Mua 5 m vải phải trả 75000 đồng. Hỏi muốn mua 15 l xăng như thế thì phải trả bao nhiêu tiền? b) Nếu giá 1m vải tăng lên 10000 đồng thì với 75 000 đồng có thể mua được bao nhiêu m vải như thế? - GV gợi ý hướng dẫn HS làm từng phần. a) Y/c HS tóm tắt và đưa về dạng toán đã học để giải. b) Tìm giá tiền 1 m vải sau khi tăng , sau đó tìm số vải mua được từ 75 000 đồng. 3.Củng cố. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn. -Củng cố lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân ,chia phân số. -GV nhận xét chung tiết học và dặn HS ôn bài và làm bài tập ở nhà. -2 HS chữa trên bảng. - HS tự tính toán và đối chiếu kết quả sau đó điền dấu cho phù hợp. -HS đọc kĩ y/c của bài rồi tự tìm kết quả sau đó khoanh vào kết quả đúng - Đại diện 1 em lên bảng chữa bài. -HS đọc kĩ y/c của bài sau đó làm bài vào vở. -HS đọc kĩ y/c của bài rồi chuyển đổi các đơn vị đo sau đó tìm diện tích. Tự học I . Mục đích yêu cầu. - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. -Mở rộng kiến thức về môn toán . -Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy -học. HĐ của GV HĐ của HS 1.Hoàn thành các bài buổi sáng. - HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán. -Củng cố lại khái niệm về số thập phân.Biết cách chuyển đổi số đo độ dài và đo khối lượng sang số thập phân.- -- Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt. 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Bài 1: Điền vào chõ trống các từ ngữ tả vẻ đẹp của cô gái Nga trong đêm trăng trên sông Đà. a) Mái tóc.................................................................. b) Những ngón tay..................................................... Bài2: Tìm những câu thơ trong khổ thơ thứ 2 - Gợi ra hình ảnh một đêm trăng yên tĩnh. - Gợi ra hình ảnh của đêm trăng có hoạt động của con người. 3.Củng cố. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa học. - GV nhận xét chung tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục tự học để nắm vững bài hơn. - HS thực hiện làm bài theo hướng dẫn của GV. -HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài. - HS đọc kĩ y/c của bài và đại diện trả lời. Soạn 17/ 10 Chiều thứ 6 ngày 20 tháng 10 năm 2006 Tiếng việt * Ôn: Luyện tập tả cảnh I. Mục đích yêu cầu. -Củng cố để giúp HS nắm vững hơn về quan hệ nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn. - Rèn kĩ năng viết câu văn giàu hình ảnh và cảm, biết sử dụng liên tưởng trong khi viết văn.. - Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. II. Đồ dùng dạy học. - đề bài trong tiếng việt nâng cao. III.Các hoạt động dạy học . HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS chữa bài của giờ trước. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b)Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1.Em hãy viết câu mở đoạn cho đoạn văn sau theo ý riêng của em. a) Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng áo. bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ. b) Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. - Gv gợi ý hướng dẫn để giúp HS hoàn thành bài. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài, luyện viết văn miêu tả và chuẩn bị bài sau. -3, 4 em trả lời. -HS đọc kĩ y/c của đề bài, tự viết những câu mở đoạn bằng ý riêng của mình. - Đại diện hai em viết bảng. - lớp nhận xét đánh giá từng phần và bổ sung cho hoàn chỉnh. Tự học I . Mục đích yêu cầu. - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. - Mở rộng kiến thức về môn toán và luyện từ và câu. - Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. HĐ của GV HĐ của HS 1.Hoàn thành các bài buổi sáng. a) Môn toán: GV giúp HS tiếp tục hoàn thành các bài tập trong vở bài tập. - Củng cố lại cách chuyển đổi một phân số thành số thập phân. b) Môn luyện từ và câu. - Y/c hoàn thành bài tập trong vở bài tập. - Củng cố về từ nhiều nghĩa. 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Bài 1. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ chín dưới đây. a) chín: Số tiếp theo của số 8 trong dãy số tự nhiên. b) chín: hoa quả ở vào giai đoạn phát trieenr nhất. c) chín: thức ăn nấu kĩ tới mức ăn được. d) suy nghĩ kĩ lưỡng, đầy đủ mọi khía cạnh. Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân rồi đọc số thập phân đó. a) 5 b) 51 c) 99 -Củng cố lại cách chuyển hỗn số sang số thập phân. 3.Củng cố. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn. -GV nhận xét chung tiết học và dặn HS ôn bài và làm bài tập ở nhà. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. -HS thực hiện làm bài theo hướng dẫn của GV. - Nhiều HS nhắc lại cách chuyển đổi. - HS đọc kĩ bài và tự đặt câu, 2em đại diện chữa bảng. -HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài.
Tài liệu đính kèm: