Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 1 đến 5

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 1 đến 5

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.

- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ

- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.

II.CHUẨN BỊ:

- SGK

- Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 10 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:19/8/2009	Tuần: 1
Môn: Lịch sử
BÀI 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết mônLịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiênvà con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nướctừ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Biết mônLịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người , đất nước Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh sinh hoạt một số dân tộc ở một số vùng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
Bài mới: 
Giới thiệu: 
- GV treo bản đồ
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta & cư dân ở mỗi vùng.
- GV đưa cho mỗi nhóm 1 bức tranh (ảnh) về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu & mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
- GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước & giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó.
- GV kết luận
- GV hướng dẫn HS cách học.
Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ.
- HS theo dõi.
- HS trình bày lại & xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí thành phố mà em đang sống.
- Các nhóm làm việc
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS phát biểu ý kiến
- HS theo dõi.
- HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:	
Ngày:21/8/2009	Tuần: 1
Môn: Địa lívà Lịch sử
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
Bài cũ: Môn Lịch sử & Địa lí 
Môn Lịch sử & Địa lí lớp 4 giúp 
em hiểu điều gì?
Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên 
& đời sống của người dân nơi em đang sinh sống?
GV nhận xét.
Bài mới: Giới thiệu bài
1. Bản đồ
Bước 1:
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
Bước 2:
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Bước 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn trên từng hình.
- Yêu cầu HS đọc SGK & trả lời các câu hỏi sau:
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
Bước 2:
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời
2.Một số yếu tố của bản đồ
Bước 1:
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Hoàn thiện bảng sau (dựa vào ví dụ để hoàn thiện bảng)
+ Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) như thế nào?
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+ Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 & cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?
+ Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
Bước 2:
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & kí hiệu bản đồ.
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản
Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi
Củng cố 
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Bản đồ được dùng để làm gì?
Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ (tt)
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS quan sát 
- Vài HS đọc
- Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.
- HS quan sát & chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn
- HS trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS thảo luận theo nhóm
Tên bản Phạm vi Thông tin 
 đồ thể hiện chủ yếu
Bản đồ Nước Vị trí, giới 
Địa lí tự Việt Namhạn,hình dáng
nhiên nước ta, thủ
Việt đô, một số
 Nam thành phố, 
 núi, sông
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện câu trả lời
- HS quan sát & thực hành vẽ vào vở nháp
- Hai em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, em khác nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.
- HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá giỏi biết tỉ lệ bản đồ
Ngày:26/8/2009	Tuần: 2
Môn: Lịch sử và Địa lí
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS nêu được các bước sử dụng bản đồ :đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểmcủa đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- Ham thích tìm hiểu môn Địa lí.
II.CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài cũ: Bản đồ
- Bản đồ là gì?
- Kể một số yếu tố của bản đồ?
- Bản đồ thể hiện những đối tượng nào?
- GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
3.Cách sử dụng bản đồ
Bước 1:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ có ý nghĩa gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
+ Chỉ đường biên giới của Việt Nam với các nước xung quanh trên hình 3 (bài 2) & giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia
Bước 2:
- GV yêu cầu HS nêu các bước sử dụng bản đồ
4.Bài tập
- GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
- Khi HS lên chỉ bản đồ, GV chú ý hướng dẫn HS cách chỉ. Ví dụ: chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (thành phố) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh; chỉ một dòng sông phải đi từ đầu nguồn xuống cuối nguồn.
Củng cố 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi
- Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên & chỉ đường biên giới của Việt Nam trên bản đồ treo tường
- Các bước sử dụng bản đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng địa lí cần tìm
+ Tìm đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
- HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b, 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
- HS các nhóm khác sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ & chính xác.
- Một HS đọc tên bản đồ & chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ
- Một HS lên chỉ vị trí của thành phố mình đang sống trên bản đồ.
- Một HS lên chỉ tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình trên bản đồ theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày 02/9/2009	Tuần: 3 
Môn: Lịch sử
BÀI: NƯỚC VĂN LANG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang:thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ:
+Khoảng năm 700 năm TCN nước Văn Lang , nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng , bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật.
HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
Hình trong SGK phóng to
Phóng to lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm
Hát
Bài mới: 
Giới thiệu: 
GV treo lược đồ Bắc Bộ & 1 phần Bắc Trung Bộ & vẽ trục thời gian lên bảng
Trước khi cho HS hoạt động, GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên (CN); phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước Công nguyên (TCN); phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau Công nguyên (SCN)
Yêu cầu HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK, xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
GV đưa cho mỗi nhóm 1 khung bảng thống kê để các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp 
GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
GV chốt ý
Củng cố 
Các vua Hùng là những người đã mở ra những trang đầu tiên của lịch sử nước ta. Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?
Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
 Dặn dò: 
Xem trước bài “Nước Âu Lạc” 
HS dựa vào kênh hình & kênh chữ trong SGK để xác định
Các nhóm trao đổi & trình bày trước lớp
Ngày 10 tháng 3 âm lịch
Trong dân gian có câu:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- HS trả lời. Các HS khác bổ sung
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá giỏi:
+ Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang;: nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu, 
+Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấuvật ,
+Xác định trên lược đồ những khuvực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
Ngày:09/9/2009	Tuần: 4
Môn: Lịch sử
BÀI: NƯỚC ÂU LẠC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
HS nắm được một cáchsơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Aâu Lạc:
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Aâu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
HS có thái độ, tinh thần cảnh giác, yêu & bảo vệ Tổ quốc.
II.CHUẨN BỊ:
Hình ảnh minh hoạ
Lược đồ Bắc Bộ & Bắc Trung Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động:
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bài cũ: Nước Văn Lang
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Ở mạn Tây Bắc nước Văn Lang, bên cạnh người Lạc Việt còn có người Âu Việt. 
GV giới thiệu một số điểm chung về cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt 
-GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt & người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng & họ sống hoà hợp với nhau.
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nhà nước Văn Lang
So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang & nước Âu Lạc?
Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương
GV mô tả về tác dụng của nỏ & thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
Ngày nay ở huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn còn lại di tích của thành Cổ Loa.
GV yêu cầu HS đọc SGK
Các nhóm cùng thảo luân các câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
GV nhấn mạnh: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
Củng cố 
- Em học được gì qua thất bại của An Dương Vương?
 Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
HS trả lời
HS nhận xét
- Nêu những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt
- HS trả lời
Xây thành Cổ Loa & chế tạo nỏ.
HS đọc to đoạn còn lại
Do sự đồng lòng của nhân dân ta, có chỉ huy giỏi, có nỏ, có thành luỹ kiên cố.
HS trả lời & nêu ý kiến của riêng mình
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá giỏi:
+ Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Aâu Việt.
+So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Aâu Lạc.
+Biết sự phát triển về quân sự của nước Aâu Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
Ngày: 16/9/2009	Tuần: 5
Môn: Lịch sử
BÀI: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938.
Nêu dôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đạiphong kiến phương bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân taphải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):
+Nhân dân taphải cống nạp những sản vật quý.
+Bọn dô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, Sống theo phong tục của người Hán.
Căm thù giặc & bồi dưỡng lòng tự hào với truyền thống bất khuất, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bảng thống kê
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: Hát
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài cũ: Nước Âu Lạc
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
GV đưa mỗi nhóm một bảng thống kê (để trống, chưa điền nội dung), yêu cầu các nhóm so sánh tình hình nước ta trước & sau khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
GV giải thích thêm các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
GV nhận xét
- GV đưa phiếu học tập (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột các cuộc khởi nghĩa để trống)
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
HS trả lời
HS nhận xét
HS có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống, sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả làm việc
HS điền tên các cuộc khởi nghĩa sao cho phù hợp với thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa
Các ghi nhận, lưu ý:
HS khá giỏi :Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền độc lập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4_tuan_1_den_5.doc