Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 8

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 8

TIẾNG VIỆT *

Luyện tập về từ nhiều nghĩa.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

-HS biết đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa

- HS biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.

- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ nhiều nghĩa khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 (buổi 2) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 20/ 10 Tuần 8
Chiều thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006
Tiếng việt *
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
I. Mục đích yêu cầu.
-HS biết đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa 
- HS biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa.
- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ nhiều nghĩa khi nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học.
-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao.
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Hãy đặt 2 câu để phân biệt từ nhiều nghĩa.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) 4Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gạch dưới các từ in nghiêng mang nghĩa chuyển trong mỗi kết hợp từ dưới đây:
a) chân người, chân gà, chân tường.
b) mũi dọc dừa, mũi lõ, mũi thuyền.
c) lưỡi dao, lưỡi lợn, ngắn lưỡi .
-Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi tổ hợp.
Bài 2.Hãy điền thông tin còn thiếu vào ghi nhớ sau.
- Từ nhiều nghĩa là từ có một .........................và một hay một số ........................Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng..............với nhau.
Bài 3. Từ đầu trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
a) Nhà em ở đầu làng.
b) Anh lâm đỗ đầu kì thi trung học ở trường.
c) Bé gãi đầu, gãi tai.
-GV hướng dẫn các em hiểu nghĩa của từng từ sau đó tự tìm từ đầu được dùng với nghĩa gốc.
Bài 4: Em hãy đặt 3 câu để phân biệt nghĩa của từ miệng.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Giao bài tập về nhà:
Từ tai trong câu nào được dùng với nghĩa gốc.
a) Các cháu dỏng tai nghe bà kể chuyện cổ tích.
b) Tai cái ấm này hơi bé nên khó cầm.
c) Cái chén này đã mất tai rồi.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra nghĩa của từng từ.
- HS tự hoàn thành
- 2, 3 em nêu lại.
- HS thảo luận theo cặp tìm nghĩa của từng từ đó rồi kết luận. 
- Đại diện chữa bài.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài. 
Toán *
Ôn: Số thập phân bằng nhau.
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm vững khi ta bỏ chữ số 0 ở bên phải phần thập phân ( nếu có) hoặc thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- HS vận dụng làm tốt các bài tập liên quan.
- Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy - học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trước.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Khoanh tròn chữ đặt trước dòng viết đúng.
a) A. 1,25 > 1,250 > 1,2500. b) A. 0,48 = 0,480 =0,0048
 B. 1,25 < 1,250 < 1,2500. B. 0,48 < 0,480 < 0,048
 C. 1,25 = 1,250 = 1,2500 C. 0,4800 = 0,480 = 0,48
Bài 2. Ghi Đ vào 	dòng viết đúng.
Khi viết số thập phân 0,005 dưới dạng phân số thập phân:
- Bạn Mai viết 0,005= 
- Bạn Dũng viết 0,005 = 
- Bạn Lan viết 0,005 = 
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề bài, thảo luận để tìm kết quả đúng.
- Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng của mỗi câu viết phân số thập phân thành hỗn số.
a) b) 
A. 3 A. 2
B. 31 B. 1
C. 3 C. 12
-Gv thu vở chấm chữa bài.
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
-Củng cố về số thập phân bằng nhau.
-GV nhận xét chung tiết học và dặn HS ôn bài và làm bài tập ở nhà.
-2 HS chữa trên bảng.
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài có kèm giải thích.
-HS đọc kĩ y/c của bài rồi tự tìm kết quả sau đó ghi Đ vào kết quả đúng
- Đại diện 1 em lên bảng chữa bài và giải thích rõ cách làm.
 -HS đọc kĩ y/c của bài sau đó làm bài vào vở.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
-Mở rộng kiến thức về môn toán .
-Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
-Củng cố lại cách so sánh hai số thập phân.
- Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm kết hợp học thuộc lòng bài thơ: Trước cổng trời.
2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
Bài 1: Ghi Đ vào 	 dòng viết đúng thứ tự các số thập phân.
a) Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
A. 36,509 ; 36,512 ; 36,58 ; 35,71 
B. 36,512 ; 36,509 ; 35,71 ; 35,68 
C. 35,68 ; 35,71 ; 36,509 ; 36,512 
b) Viết theo thứ tự từ lớn đến bé:
A. 12,54 ; 12,48 ; 12,19 ; 13,01 
B. 12,19 ; 12,48 ; 12,54 ; 13,01 
C. 13,01 ; 12,54 ; 12,48 ; 12,19 
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa học.
- GV nhận xét chung tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục tự học để nắm vững bài hơn.
- HS thực hiện làm bài theo hướng dẫn của GV. 
-HS dựa vào cách so sánh số thập phân tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài.
-Đại diện trả lời.
Soạn 2 3/ 10 Chiều thứ 6 ngày 27 tháng 10 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn: Mở rộng vốn từ thiên nhiên.
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố hệ thống hóa các từ chỉ sự vật , hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật thiên nhiên để nói về những vấn đề cả đời sống xã hội.
-Giúp HS nắm đựoc một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên , biết đặt câu văn miêu tả thiên nhiên.
- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ ngữ nói về thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. Tiếng việt nâng cao.
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- nêu một câu tục ngữ nói đến thiên nhiên.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ sau:
a ) ào ào như thác lũ.
b) ăn sóng nói gió.
c) Mưa dầm thấm lâu.
d) đầu đội trời chân đạp đất.
-Y/c HS đọc kĩ các câu trên rồi tìm theo y/c của bài.
-GVvà HS cùng chữa bài.
Bài 2: Tìm các từ ngữ miêu tả bầu trời, thời tiết rồi đặt câu với mỗi từ đó.
-Gv gợi ý để HS tìm.
 Các từ tả bầu trời là: bao la, rộng lớn, khổng lồ...
 Các từ tả thời tiết : mưa dầm, nắng gay gắt, lạnh buốt...
Bài 3: Em hãy tìm các từ ngữ miêu tả sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên theo mẫu:
M : Cơn gió ấm áp : Cơn gió mát rượi......
-Gv thu vở chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra nghĩa của từng từ.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện nối tiếp nhau nêu từ và câu đã đặt.
-HS dựa vào mẫu để tìm.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài. 
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
-Mở rộng kiến thức về luyện từ và câu.
-Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
-Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt.
- Củng cố lại cách dựng đoạn mở bài, kết bài trong văn tả cảnh.
2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
Bài 1: Gạch dưới các từ nhiều nghĩa trong các từ in đậm sau đây:
a) chân.
a) Cầu thủ bóng đá bị gãy chân.
b) Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
c) Năm nay, chân ruộng này cấy nếp cái hoa vàng.
-Y/c HS đọc kĩ các câu có từ chân xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi phần và gạch cho đúng.
Bài 2.Nối câu có từ đứng với nghĩa của từ đứng trong câu.
câu có từ đứng
nghĩa của từ đứng
Học sinh đứng dậy chào cô
1. Ngừng chuyển động
cô ấy đã đứng ra thu xếp giải quyết mọi việc một cách ổn thỏa.
2. tự gánh trách nhiệm
Trời đứng gió nên cây cỏ im phăng phắc.
3. có vị trí thẳng với mặt đất.
Xây cầu thang dựng đứng thế này thì thật nguy hiểm
ở tư thế thẳng, chân đặt trên mặt nền.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra nghĩa của từng từ.
- HS thảo luận theo cặp và làm bài rồi đại diện chữa bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBUOI 2 TUAN 8.doc