Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 6

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 6

Tiết 2 Tập đọc : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( Tiết 1)

 I.Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

 - Hiểu nội dung bi: Ca ngợi Dế Mn cĩ tấm lịng nghĩa hiệp - bnh vực người yếu.

 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lịng nghĩa hiệp của Dế Mn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 II.Chuẩn bị:

 - Bảng lớp ghi sẳn câu, đoạn cần luyện đọc.

 

doc 175 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
gggg o0ohhhh
 Thứ tư ngày 22 tháng 8 năm 2012
 Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 Tiết 2 Tập đọc : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( Tiết 1)
 	I.Mục tiêu:
 	- Đọc rành mạch, trơi chảy; bước đầu cĩ giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
 	- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn cĩ tấm lịng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu.
 	- Phát hiện được những lời nĩi, cử chỉ cho thấy tấm lịng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 	II.Chuẩn bị: 
 	- Bảng lớp ghi sẳn câu, đoạn cần luyện đọc.
 	III.Các hoạt động dạy, học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2'
3'
10'
12'
8'
5'
1. Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2..Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
Giới thiệu chủ điểm “ Thương người như thể thương thân” .
- Nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học
 b.Dạy học bài mới:
Luyện đọc: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Kết hợp sửa lỗi phata âm, câu cho HS.
-Bài gồm mấy đoạn?
-Yêu cầu HS nêu.
-Yêu cầu HS đọc theo cặp.
-Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Tìm hiểu bài:
-Y/cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? (Đi qua vùng cỏ xước nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy chị Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá)
-HS đọc thầm đoạn 2: Tìm những chi nào cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
(Thân hình nhỏ bé, yếu ớt, người bự những phấn như mới lột.Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ ăn nên lâm vào cảnh nghèo túng.)
-HS đọc thầm đoạn 3:Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? 
( Trước đây mẹ Nhà Trò vay lương ăn của bọn nhện, chưa trả đủ thì bị chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm ăn không đủ, không trả được nợ. Bọn nhện đánh Nhà Trò mấy bận. Lần náy chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.)
 -HS đọc thầm đoạn 4: Những lơìo nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? 
Lời nói của Dế Mèn, hành động của Dế Mèn
+Tìm những hình ảnh nhân hoá em thích?
+Nêu nội dung của bài? Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
Đọc diễn cãm:
-Yêu cầu HS đọc 4 đoạn và tìm giọng đọc thích hợp cho từng đoạn.
-Mời đại diện các dãy đọc diễn cãm.
3.Củng cố, dặn dò:
-Em học được điều gì từ Dế Mèn?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Về nhà đọc bài lại nhiều lần và TLCH. 
- Trình bày SGK lên bàn.
- Học sinh lắng nghe.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
-Bài gồm có 4 đoạn.
-HS nêu 4 đoạn.
-HS từng cặp theo bàn đọc với nhau.
-Nghe bạn đọc.
-Nghe.
-Đọc thầm đoạn 1.
-1-3 HS trả lời. Nhận xét.
-Đọc thầm đoạn 2.1-3 HS trả lời. Nhận xét.
-Đọc thầm đoạn 3.1-3 HS trả lời. Nhận xét.
-HS tìm hìmh ảnh nhân hoá. Nhận xét.
-2-3 HS nêu lại nội dung.
-Nhóm đôi trao đổi tim giọng đọc, phát biểu.
-4 HS thi đọc diễn cãm. Nhận xét.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 Tiết 3: Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO.
 	I.Mục tiêu: 
 	- Đọc, viết được các số đến 100000.
 	- Biết phân tích cấu tạo số.
 	II.Chuẩn bị: 
 	-GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
 	III.Các hoạt động dạy, học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5;
2;
26'
4'
1. Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - Giáo viên giới thiệu chương trình và nêu yêu cầu mục đích cần đạt của tiết học
 b.Luyện tập;
 Bài 1:
 -GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
 -GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
 +Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
 +Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
 +Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2:
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
 -Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
 -GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Nêu lại nội dung đã luyện tập.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Học sinh lắng nghe
-HS nêu yêu cầu .
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
-Các số tròn chục nghìn .
-Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
-Là các số tròn nghìn.
-Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
-2 HS lên bảmg làm bài cả lớp làm vào vở.
-HS kiểm tra bài lẫn nhau.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu bài tập .
-2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào VBT .Sau đó , HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 4: Khoa học: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG 
 	I/ Mục tiêu: 
 	- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, khơng khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
 	II/ Chuẩn bị:
 	-Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
 	III/ Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5'
15'
15'
5'
1.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Đây là một phân môn mới có tên là khoa học với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ mang lại cho các em những kiến thức quý báu về cuộc sống.
 -Yêu cầu 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề.
 * Hoạt động 1: Con người cần gì để sống 
 Bước 1: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các bước:
 -Chia lớp thánh các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS.
 -Yêu cầu: Các em hãy thảo luận để trả lời câu hỏi: “Con người cần những gì để duy trì sự sống ?”. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy.
 -Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận, ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu khi GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất.
 -Em có cảm giác thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ?
 * Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút.
 -Hỏi: Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào ?
 -Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sau ?
 * GV gợi ý kết luận: Để sống và phát triển con người cần:
 -Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, 
 -Những điều kiện tinh thần văn hoá xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí, 
 * Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần. 
 Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ trang 4, 5 / SGK.
 -GV gợi ý: Để biết con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em cùng thảo luận và điền vào phiếu.
 2.Củng cố- dặn dò:
 -Nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-1 HS đọc tên các chủ đề.
-Nghe.
-HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.
-Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 Ví dụ:
+Con người cần phải có: Không khí để thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, 
+Con người cần được đi học để có hiểu biết, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, 
+Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, 
-Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
-Làm theo yêu cầu của GV.
-Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.
-HS Lắng nghe.
-Em cảm thấy đói khát và mệt.
-Chúng ta sẽ cảm thấy buồn và cô đơn.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS quan sát.
-HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một nội dung của hình: Con người cần: ăn, uống, thở, xem ti vi, đi học, được chăm sóc khi ốm, có bạn bè, có quần áo để mặc, xe máy, ô tô, tình cảm gia đình, các hoạt động vui chơi, chơi thể thao, 
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 5: Âm nhạc: ( Đã có giáo viên chuyên trách dạy)
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 Thứ năm ngày 23 tháng 8 năm 2012
 	Tiết 1: Đạo đức : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (t1) 
 	I.Mục tiêu:
 	- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 	- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
 	- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 	- Cĩ thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
 	II.Chuẩn bị:
 	-SGK Đạo đức 4.
 	-Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
 	III.Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo vi ... iếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp.
-Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu sai).
-Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d.
-Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm.
-Dán phiếu, nhận xét bổ sung.
-Chữa lại các từ (nếu thiếu hoặc sai)
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-Suy nghĩ và nói câu của mình.
Bạn Minh rất thật thà.
Chúng ta không nên gian dối.
Ông Tô Hiến Thành là người chính trực.
Gà không vội tin lời con cáo gian manh.
Thẳng thắn là đức tính tốt.
Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ.
Chúng ta nên sống thật lòng với nhau.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động cặp đôi.
-Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
+Tin vào bản thân: Tự tin.
+ Quyết định lất công việc của mình: tự quyết .
+ Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 3 : Tập làm văn LT XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
 	I. Mục tiêu: 
 	- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).
 	- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo tàhnh 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2).
 	II. Chuẩn bị: 
 	-Bảng lớp ghi sẳn tóm tắt câu chuyện ba lưỡi rìu. 
 	III. Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
14’
14’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ghi nhớ tiết học trước.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 -Nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+Truyện có những nhân vật nào?
+Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+Truyện có ý nghĩa gì?
-Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV chữa cho từng HS , nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính.
-Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lơiø kể có sáng tạo.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
- -GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chành trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
-Gọi 2nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. 
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.
-Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
3/. Củng cố- dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
-Lắng nghe.
-6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 đế 5 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
-Quan sát, đọc thầm.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
-Nhận xét lời kể của bạn.
-Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
-Đọc phần trả lời câu hỏi.
Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 4 : Địa lý TÂY NGUYÊN 	
 	I.Mục tiêu :
 	- nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
 	+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 	+ Khí hậu cĩ hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khơ.
 	- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
 	II.Chuẩn bị :
 	-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 	III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1’
16’
12’
4’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các loại cây trồng ở Trung du Bắc Bộ.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 -Nêu yêu cầu, mục đích cần đạt của tiết học. b.Phát triển bài :
 *Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp :
 - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói:Tây Nguyên là vùng đất cao ,rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
 -GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK.
 -GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam .
 -GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
* GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao .
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên .
 -GV cho HS trình bày kết quả của mình .
 -GV sửa chữa ,bổ sung .
 2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô :
 * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân :
 - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK , từng HS trả lời các câu hỏi sau :
 +Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ?
 +Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ?
 -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận 
3.Củng cố, dặn dò :
- Nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vào vở
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
-Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
-HS chỉ vị trí các cao nguyên .
-HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự .
-HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên .
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-HS trả lời .
-HS trình bày kết quả .
-HS dựa vào SGK trả lời .
 +Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10 .
 +Mùa khô vaò những tháng 1,2,3,4,11,12 .
 +Có 2 mùa rõ rệt 
-HS khác nhận xét.
- 2 học sinh đứng tại chổ thực hiện yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Ghi yêu cầu về nhà vào vở.
 	Tiết 5 : Giáo dục tập thể : SINH HOẠT LỚP
	I .MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Đánh giá lại các hoạt động cũng như các kết quả làm được và các mặt còn thiếu sót trong tuần 6
 	- Xây dựng kế hoạch hoạt động và rèn luyện tuần 7
	II. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
20’
10’
5’
Phần mở đầu
- Ôån định tổ chức lớp học : 
- Cho học sinh hát .
II. Phần cơ bản
A. Đánh giá tình hình trong tuần : 
. Về học tập : 
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót 
- Trong tuần qua , đã có nhiều cố gắng trong học tập , đi học chuyên cần , hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Duy trì được nề nếp lớp học như đầu giờ .
 2. Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
- Đã đổ nước vào các chậu cảnh đầy đủ.
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
- Đã thực hiên làm vệ sinh đúng theo phân công của nhà trường.
- Đã tham gia sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 
B. Kế hoạch tuần tới : 
- Giáo viên nêu các hoạt động chính của tuần tới
- Triển khai nộp sổ hộ khẩu làm chế độ NĐ49
- Tiếp tục vận động những bạn còn vắng đến lớp 
- Tiến hành Ngoại khoá theo chủ điểm của nhà trường .
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .
III. Phần kết thúc
- Giáo viên chốt lại kế hoạch hoạt động tuần 33
- Dặn học sinh chuẩn bị các điều kiện cũng như cần lư ý các hoạt động của lớp
- Lớp hát tập thể 1 bài
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua và tình hình nghỉ học trong lớp .
Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe thảo luận các biện pháp thực hiện
Học sinh lắng nghe
Ghi chép vào vở
^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^s

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4B TUAN 1-6.doc