Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 11

Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 11

Đạo đức

THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KÌ I

I . Mục tiêu :

-Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước .

- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống .

II.Tài liệu và phương tiện :

 Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập .

III.Hoạt động dạy học :

 

doc 32 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn:7/11/2010
Ngày giảng: thứ hai/8/11/2010
Tiết 2 : 	Đạo đức
THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KÌ I	
I . Mục tiêu : 
-Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước .
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống .
II.Tài liệu và phương tiện : 
« Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước các phiếu ghi sẵn các tình huống bài ôn tập .
III.Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 .Bài mới: 
*Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã học?
ª Hoạt động 1 Ôn tập các bài đã học 
- Gv yêu cầu lớp kể một số câu chuyện liên quan đến tính trung thực trong học tập .
- Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để thực hiện tính trung thực trong học tập ?
- Qua câu chuyện đã đọc . Em thấy Long là người như thế nào ? 
* Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận.
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
-GV nêu từng ý cho lớp trao đổi và bày tỏ ý kiến .
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
- Gọi một số học sinh kể về những trương hợp khó khăn trong học tập mà em thường gặp ? 
- Theo em nếu ở trong hoàn cảnh gặp khó khăn như thế em sẽ làm gì?
* GV đưa ra tình huống : - Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận . 
* Ôn tập -GV nêu yêu cầu :
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 -GV kết luận:
 +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
 - Mời lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài 
-Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét.
- Giáo viên rút ra kết luận . 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc lại tên các bài học : Trung thực trong học tập - Vượt khó trong học tập - Biết bày tỏ ý kiến - Tiết kiệm tiền của - Tiết kiệm thời giờ .
-Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ .
- Lần lượt một số em kể trước lớp .
- Long là một người trung thực trong học tập sẽ được mọi người quý mến .
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
-HS giơ tay chọn các cách.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
- Học sinh kể về những trường hợp khó khăn mà mình đã gặp phải trong học tập.
-HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết.
- Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp .
 -HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
-Các nhóm thảo luận sau đó các nhóm cử đại diện lên báo cáo trước lớp .
- Một số em lên bảng nói về những việc có thể xảy ra nếu không được bày tỏ ý kiến .
-Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
Tiết 3: Toán
 NHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...
 	 CHIA CHO 10, 100, 1000, ... 
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, 
 -Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000, 
 -Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,  chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  để tính nhanh.
- Gd Hs tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
*Gv: Bảng phụ.
* hs: Sgk, vở nháp.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10 :
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì ?
 -10 còn gọi là mấy chục ?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
 -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ?
 -35 chục là bao nhiêu ?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
-Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10 ?
 -Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10
 78 x 10
 457 x 10
 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì ?
 -Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ?
 -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 ?
 -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 -Hãy thực hiện:
 70 : 10
 140 : 10
 2 170 : 10
 7 800 : 10
c.Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000,  :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d.Kết luận :
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 e.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
 +100 kg bằng bao nhiêu tạ ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300 : 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép nhân.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
HS đọc phép tính.
-HS nếu: 35 x 10 = 10 x 35
-Là 1 chục.
-Bằng 35 chục.
-Là 350.
-Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780
457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78 910
-HS suy nghĩ.
-Là thừa số còn lại.
-HS nêu 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
-Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
-HS nhẩm và nêu:
 70 : 10 = 7
 140 : 10 = 14
 2 170 : 10 = 217
 7 800 : 10 = 780
-Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở bên phải số đó.
-Làm bài vào VBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết.
-HS nêu: 300 kg = 3 tạ.
+100 kg = 1 tạ.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
-HS nêu tương tự như bài mẫu.
Ví dụ 5000 kg =  tấn
Ta có: 1000 kg = 1 tấn
 5000 : 1000 = 5
Vậy 5000 kg = 5 tấn
Tiết 4: 	 Khoa học
BA THỂ CỦA NƯỚC
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
 -Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí
 -Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể khí thành thể rắn và ngược lại.
 - Gd Hs ý thức giữ gìn, bảo vệ moi trường nước trong sạch.
II/ Đồ dùng dạy- học:
* Gv:
 -Hình minh hoạ trang 45 / SGK.
 -Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.
* Hs: - Sgk
 	- Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 +Em hãy nêu tính chất của nước ?
 -Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
 -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể 
nào ?
 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
 -Gọi 1 HS lên bảng. GV dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu HS nhận xét.
 -Vậy nước trên mặt bảng đi đâu ? Chúng ta cùng làm thí nghiệm để biết.
 -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng:
 +Chia nhóm cho HS và phát dụng cụ làm thí nghiệm.
 +Đổ nước nóng vào cốc và yêu cầu HS:
 * Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
 * Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
 * Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
 * Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu ?
 * Nước ở quần áo ướt đã đi đâu ?
 * Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí ?
 * Hoạt động 2: Chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng.
 - HS đọc thí nghiệm, quan sát hình vẽ và hỏi.
 1) Nước lúc đầu trong khay ở thể gì ?
 2) Nước trong khay đã biến thành thể gì ?
 3) Hiện tượng đó gọi là gì ?
 4) Nêu nhận xét về hiện tượng này ?
 -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Khi ta đổ nước vào nơi có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
 -Hỏi: Em còn nhìn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ?
 -GV tiến hành tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ.
 Câu hỏi thảo luận:
 1) Nướ ... eo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-HS quan sát hình.
+Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm).
+Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm.
+Gấp 10 lần.
+Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2.
+Bằng 100 hình.
+Bằng 100dm2.
-HS dựa vào hình trên bảng và trả lời: 
 1m2 = 100dm2.
-HS nêu: 1dm2 =100cm2
-HS nêu: 1m2 =10 000cm2
-HS nêu:
1m2 =100dm2
1m2 = 10 000cm2 
-HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào VBT, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS viết.
-2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm hai dòng đầu, HS 2 làm hai dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+HS nêu: Ta có 100dm2 = 1m2, mà 400 : 100 = 4
Vậy 400dm2 = 4m2 
-HS nghe GV hướng dẫn cách đổi.
+HS nêu: Ta có 1m2 = 100dm2,
mà 2110 x 100 = 211000
Vậy 210m2 = 211000dm2
-HS nghe GV hướng dẫn cách đổi.
+HS nêu: Vì 1m2 = 10 000cm2
Mà 15 x 10 000 = 150 000
Vậy 15m2 = 150 000cm2
+HS nghe GV hướng dẫn cách đổi.
+HS nêu: Vì 10dm2 = 1 000cm2,
1 000cm2 + 2cm2 = 1002cm2 ,
Vậy 10dm2 2cm2 = 1002cm2
-HS đọc.
+Dùng hết 200 viên gạch.
+Là diện tích của 200 viên gạch.
+Diện tích của một viên gạch là:
30cm2 x 30cm2 = 900cm2
+Diện tích của căn phòng là:
900cm2 x 200 = 180 000cm2 ,
180 000cm2 = 18m2.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Một vài HS nêu trước lớp
-HS suy nghĩ và thống nhất có hai cách chia.
Tiết 2 Âm nhạc
ÔN BÀI “KHĂN QUÀNG...”
(Đồng chí Lực dạy)
Tiết 3	 Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu
 - Hs nắm được 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được mở bài theo cách đã học( BT1, 2, mục III ); Bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( BT 3, mục III).
 - Rèn KN viết đoạn mở bài.
 - Gd Hs biết lựa chọn cách viết cho phù hợp. 
 II. Đồ dùng dạy học: 
* Gv:
 Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và Thỏ.
* Hs: Sgk.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
-Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Tìm hiểu ví dụ:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết gì qua bức tranh này?
-Để biết nội dung truyện tính tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
 Bài1, 2:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
-Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
-Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài.
-Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
-Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.
-Hỏi: +Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 c. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi vàv trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
-Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
-Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu càu chuyện Hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
-Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Nhận xét chung, kết luận câu trải lời đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
-Gọi HS trình bày.GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS nếu có.
-Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
3. Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.
-2 cặp HS lên bảng trình bày.
-Nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu.
-Lắng nghe
-Đây là chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.
-Lắng nghe.
-2 HS tiếp nối nhau đọc truyện.
+HS 1; Trời thu mát mẽ đến đường đó.
+HS 2: Rùa không  đến trước nó.
HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện và SGK.
+Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy.
-1 HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
Cách mở bài của BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói ngay rùa đang thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
-Lắng nghe.
+Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp.
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+Cách a/ Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông.
+Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc cách a/., 1 HS đọc cách b/.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp- kể ngay sự việc ở đầu câu truyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Có thể mở bài gián tiếp cho truện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê .
-HS tự làm bài: 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành một nhóm đọc cho nhau nghe phần bài làm của mình. Các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét, sửa cho nhau.
-5 đến 7 HS đọc mở bài của mình.
Tiết 4 	 Khoa học
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ?
 	 MƯA TỪ ĐÂU RA ?
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
 - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II/ Đồ dùng dạy- học:
* Gv:
 -Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK.
* Hs: 
 -Chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể 
nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ?
 2) Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ?
 3) Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
 -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng:
 -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
 -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
 * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
 * Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
 -GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
-Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toan bộ câu chuyện về giọt nước. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
 * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ?
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?” 
 -GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
 1) Tên mình là gì ?
 2) Mình ở thể nào ?
 3) Mình ở đâu ?
 4) Điều kiện nào mình biến thành người khác ?
 -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm.
 1) Nhóm Giọt nước 2) Nhóm Hơi nước: 
 3) Nhóm Mây trắng: 4) Nhóm Mây đen: 
 5) Nhóm giọt mưa: 6) Nhóm Tuyết: 
3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ?
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
 -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không để chuẩn bị bài 24.
-HS trả lời.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, đọc, vẽ.
-Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời: Các đàm mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết.
-HS đọc.
-HS tiến hành hoạt động.
-Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất.
-Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS phát biểu tự do theo ý nghĩ:
§ Vì nước rất quan trọng.
§ Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng.
Tiết 5 SINH HOẠT LỚP 
I.Mục tiêu:
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua
 - Biết được phương hướng của tuần tới.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Đánh giá trong tuần qua.
 -Duy trì được sĩ số , nề nếp của lớp.
 -Trang phục đầy đủ, đúng quy định( Thứ hai , thứ tư mặc áo quần đồng phục , năm ,sáu mặc quần xanh áo trắng)
 -Đi học đúng giờ, học và làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ.
 -Học có tiến bộ: 
*Tồn tại:
 - Chưa học bài ở nhà: Tân, Quân, Nhàn...
 - Sách vở chưa đầy đủ: Quân
 - Nói chuyện riêng trong giờ học : Cường, Thương...
2.Phương hướng tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm của tuần trước.
 - Phát động phong trào " Bông hoa điểm mười" chào mừng ngày 20/11
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên.
 - Không ăn quà vặt.
 - Học và làm bài tập trước khi đến lớp.
 -Bổ sung đồ dùng học tập đầy đủ : bút , thước , bảng , xốp , phấn ,
 - Mặc trang phục đúng quy định
 - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền.
 - Phụ đạo học sinh yếu: 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi.
 -Chuẩn bị tiết mục hát dân ca chào mừng ngày 20/11

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 11.lop 4 cs.doc