Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.Mục tiêu:
-Học xong bài này, HS có khả năng:
+ Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
+ Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
+ Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
+HS Khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
II.Đồ dùng dạy học:
* Gv:
-SGK Đạo đức 4.
-Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
-Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.
* Hs: Sgk.
TUẦN 14 Ngày soạn: :28/11/2010 Ngày giảng: 29/11/2010 Tiết 2 Đạo đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I.Mục tiêu: -Học xong bài này, HS có khả năng: + Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. + Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. +HS Khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. II.Đồ dùng dạy học: * Gv: -SGK Đạo đức 4. -Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. -Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. * Hs: Sgk. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:Cho HS hát . 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” +Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. -GV ghi điểm. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21) -GV nêu tình huống: Cô Bình- Cô giáo dạy bọn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bọn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!” -GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/22) -GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập. Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. òNhóm 1 : Tranh 1 òNhóm 2 : Tranh 2 òNhóm 3 : Tranh 3 òNhóm 4 : Tranh 4 -GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập. +Các tranh 1, 2, 4 : thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. +Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/22) -GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. a/. Chăm chỉ học tập. b/. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. c/. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. d/. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. đ/. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo. e/. Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam. g/. Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn. -GV kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo. -GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 4.Củng cố - Dặn dò: -Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23) -Một số HS thực hiện. -HS nhận xét. -HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. -HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. -Cả lớp thảo luận về cách ứng xử. -Từng nhóm HS thảo luận. -HS lên chữa bài tập- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. -Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. - Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. -HS đọc. -HS cả lớp thực hiện. Tiết 3: Toán CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I.Mục tiêu : Giúp HS: -Biết chia một tổng cho một số. và một hiệu chia cho một số -Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. - Hs làm BT 1, 2. - Rèn KN thực hiện các nội dung trên. - Gd hs tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động củ trò 1.Ổn định : 2.KTBC : -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b) So sánh giá trị của biểu thức -Ghi lên bảng hai biểu thức: ( 35 + 21 ) :7 và 35 :7 + 21 :7 -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên -Giá trị của hai biểu thức ( 35 + 21 ) :7 và 35 : 7 + 21 : 7 như thế nào so với nhau ? -Vậy ta có thể viết : ( 35 + 21 ) : 7 = 35 :7 + 21 : 7 c) Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số -GV nêu câu hỏi để HS nhận xét về các biểu thức trên +Biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 có dạng như thế nào ? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức. 35 : 7 + 21 :7 ? + Nêu từng thương trong biểu thức này. + 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21 ) : 7 + Còn 7 là gì trong biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 ? _ Vì ( 35 + 21) :7 và 35 : 7 + 21 :7 nên khi thực hiện chia một tổng cho một sôù , nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia, ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau d) Luyện tập , thực hành Bài 1a -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV ghi lên bảng biểu thức : ( 15 + 35 ) : 5 -Vậy em hãy nêu cách tính biểu thức trên. -GV nhắc lại : Vì biểu thức có dạng là tổng chia cho một số , các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện theo 2 cách như trên -GV nhận xét và cho điểm HS Bài 1b : -Ghi lên bảng biểu thức : 12 : 4 + 20 : 4 -Các em hãy tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu. -Theo em vì sao có thể viết là : 12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài sau đó nhận xét và cho điểm HS Bài 2 -GV viết lên bảng biểu thức : ( 35 – 21 ) : 7 -Các em hãy thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách. -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn. -Yêu cầu hai HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình. -Như vậy khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào ? -GV giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số . -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -Gọi HS đọc yêu cầu đề bài -Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán và trình bày lời giải. Bài giải Số nhóm HS của lớp 4A là 32 : 4 = 8 ( nhóm ) Số nhóm HS của lớp 4B là 28 : 4 = 7 ( nhóm ) 8 + 7 = 15 ( nhóm ) Đáp số : 15 nhóm -GV chữa bài , yêu cầu HS nhận xét cách làm thuận tiện. -Nhận xét cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. -HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. -HS đọc biểu thức -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. -Bằng nhau. -HS đọc biểu thức. -Có dạng là một tổng chia cho một số . -Biểu thức là tổng của hai thương -Thương thứ nhất là 35 : 7 , thương thứ hailà 21 : 7 -Là các số hạng của tổng ( 35 + 21 ). -7 là số chia. -HS nghe GV nêu tính chất và sau đó nêu lại . -Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách -Có 2 cách * Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia . * Lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết quả với nhau . -Hai HS lên bảng làm theo 2 cách. -HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu -Vì trong biểu thức 12 :4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia cho 4 áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết : 12 :4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 -1 HS lên bảnng làm bài , cả lớp làm bài vào vở, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -HS đọc biểu thức. -2 HS lên bảng làm bài ,mỗi em làm một cách. -HS cả lớp nhận xét. -Lần lượt từng HS nêu + Cách I : Tính hiệu rồi lấy hiệu chia cho số chia + Cách 2 : Xét thấy cả số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia nên ta lần lượt lấy số trừ và số bị trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau -Khi chia một hiệu cho một số , nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau. -2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở. -HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở , HS có thể có càch giải sau đây: Bài giải Số học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là 32 + 28 = 60 ( học sinh ) Số nhóm HS của cả hai lớp là 60 : 4 = 15 ( nhóm ) Đáp số : 15 nhóm Tiết 4: Khoa học MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Nêu được một số cách làm sạch nước: Lọc, khử trùng, đun sôi. -Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và đun sôi nước trước khi uống. -Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II/ Đồ dùng dạy- học: * Gv: -Các hình minh hoạ trang 56, 57 / SGK. -Phiếu học tập cá nhân. * HS: chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: 1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ? 2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường. t Mục tiêu: Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ? * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: + Lọc nước bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. + Lọc nước bằng cách khử trùng nước: Cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên cách này làm cho nước có mùi hắc. + Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết. * Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. Mục tiêu: HS biết được hiệu quả của việc lọc nước. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm (nếu có) hoặc GV làm thí nghiệm yêu cầu HS qua sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ? 2) ... GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. -GV hỏi : cửa hàng có bao nhiêu mét vải tất cả ? -Cửa hàng đã bán bao nhiêu phần số vải đó ? -Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ? -Ngoài cách giải trên bạn nào còn có cách giải khác ? -GV yêu cầu HS trình bày lời giải vào vở. Cách 1 Số mét vải cửa hàng có là: 30 x 5 = 150 ( m ) Số mét vải cửa hàng đã bán là: 150 : 5 = 30 ( m ) Đáp số : 30 m -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau . -1 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe GV giới thiệu bài. -HS đọc các biểu thức. -3 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm bài giấy nháp. ( 9 x15 ) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 : 3 ) = 9 x 5 = 45 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 -Giá trị của ba biểu thức trên cùng bằng nhau là 45. -HS đọc các biểu thức- -2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào giấy nháp. ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 2 = 12 -Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau là 45. -Có dạng là một tích chia cho một số. -Tính tích 9 x 15 = 135 rồi lấy 135 : 3 = 45. -Lấy 15 chia cho 3 rồi lấy kết quả tìm được nhân với 9 ( Lấy 9 chia cho 3 rồi lấy kết quả vừa tìm được nhân với 15). -Là các thừa số của tích ( 9 x 15 ). -HS nghe và nhắc lại kết luận. -Vì 7 không chia hết cho 3. -1 HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. -2 HS nhận xét bài làm của bạn. -2 HS vừa lên bảng trả lời. -HS nêu yêu cầu bài toán. -2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào phiếu. HS1: ( 25 x 36 ) :9 = 900 : 9 = 100 HS2: ( 25 x 36 ) :9 = 25 x ( 36 :9 ) =25 x 4 = 100 -Hs trả lời. -Vài HS đọc đề toán. -1 HS tóm tắt. -HS trả lời cách giải của mình. -HS có thể giải như sau: Cách 2 Số tấm vải cửa hàng bán được là: 5 : 5 = 1 ( tấm ) Số mét vải cửa hàng bán được là: 30 x 1 = 30 ( m ) Đáp số : 30 m Tiết 2 Âm nhạc (Giáo viên bộ môn dạy) Tiết 3 Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I.Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.( ND ghi nhớ ). - Biết vận dụng KT đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường. - Rèn Kn viết mở bài, kết bài một cách tự nhiên. - Gd Hs viết văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng, câu văn giàu hình ảnh. II. Đồ dùng dạy học: * Gv: - Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144 SGK. *Hs: Sgk. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng viết câu văn miêu tả sự vật mà mình quan sát được. -Nhận xét chung. +Ghi điểm từng học sinh . 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Tìm hiểu ví dụ : Bài 1 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải . - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu về chiếc cối xay lúa bằng tre - Hỏi : - Bài văn tả cái gì ? - Tìm các phần mở bài , kết bài . Mỗi phần ấy nói lên điều gì ? - Phần mở bài dùng để giới thiệu đồ vật được miêu tả . Phần kết bài thường nói đến tình cảm , sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật đó . - Các phần mở bài , kết bài đó giống với những cách mở bài , kết bài nào đã học ? + Mở bài trực tiếp là như thế nào ? - Thế nào là kết bài mở rộng ? + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? * GV giảng để Hs hiểu về hình ảnh so sánh, nhân hóađã làm cho bài văn miêu tả thêm sinh động. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Khi tả một đồ vật ta cần chú ý điều gì ? - Muốn tả đồ vật thật tỉ mỉ , tinh tế ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật , rồi tả những bộ phận có đặc diểm nổi bật , không nên tả hết mọi chi tiết , mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man , dài dòng . 2.3 Ghi nhớ : - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ . 2.4 Luyện tập : - Gọi học sinh đọc nội dung bài . - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi . - Câu văn nào tả bao quát cái trống ? - Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả ? - Những từ ngữ tả hình dáng , âm thanh của cái trống . * Hình dáng : Tròn như cái chum , mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chăn chặn , nở ở giữa , khum nhỏ lại ở hai đầu , ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong , nom rất hùng dũng , hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ căng rất phẳng . - Âm thanh : tiếng trống ồm ồm giục giã " Tùng ! Tùng ! Tùng ! " giục trẻ rảo bước tới trường , / trống " cầm càng " theo nhịp " Cắc , tùng ! Cắc tùng ! " để học sinh tập dục/ trống xả hơi một hồi dài là lúc học sinh được nghỉ . - Yêu cầu HS viết thêm mở bài , kết bài cho toàn thân bài trên . - Nhắc HS có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp , kết bài theo kiểu mở rộng . Khi viết cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau . - Gọi HS trình bày bài làm . - GV - Nhận xét , sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học sinh và cho điểm các em viết hay . * Củng cố – dặn dò: - Hỏi : Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì ? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tập ghi lại đoạn mở bài và kết bài . -Dặn HS chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng viết . -Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng - 1 HS đọc chú giải. - Quan sát và lắng nghe . - Bài văn tả cối xay lúa bằng tre . - Phần mở bài : Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giắc mộng , ngồi chễm chệ giữa gian nhà trong . Mở bài giới thiệu cái cối - Phần kết bài : Cái cối xay cũng giống như những đồ dùng đã sống cùng tôi ... từmg bước chân anh đi ..." Kết bài nói tính cảm của bạn nhỏ với các đồ dùng trong nhà . - Lắng nghe . - Mở bài trực tiếp , kết bài mở rông trong kiểu văn kể chuyện . - Là giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái gì. - Là sự bình luận thêm về đồ vật . -Phần thân bài tả cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn tới bộ phận nhỏ , từ ngoài vào trong từ phần chính đến phần phụ , cái vành , hai cái tai , hàng răng cối , cần cối , đầu cần , cái chốt , dây thừng buộc cần và tả công cụ của cái cối : dùng để xay lúa , tiếng cối làm vui cả xóm . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi - Khi tả đồ vật ta cần tả theo trình tự từ bộ phận lớn tới bộ phận nhỏ , từ ngoài vào trong tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật ấy . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . - 1 HS đọc thành tiếng đoạn văn , 1 Hs đọc câu hỏi của bài . - Dùng bút chì gạch câu văn tả bao quát cái trống , những bộ phận của cái trống được miêu tả , những từ ngữ tả hình dáng , âm thanh của cái trống . + Câu : Anh chàng trống này tròn như cái chum , lúc nào cũng chễm chễ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ . + Bộ phận : Mình trống , ngang lưng trống , hai đầu trống . - Lắng nghe - Tự làm vào vở . - 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài , kết bài của mình trước lớp . Tiết 4 Khoa học BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ Mục tiêu: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước. + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước. + xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải - thực hiện bảo vệ nguồn nước. -Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II/ Đồ dùng dạy- học: * Gv: -Các hình minh họa trong SGK trang 58, 59. -Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27). -HS chuẩn bị giấy, bút màu. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy. 2) Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng. -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận. -Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao. -Thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 2) Theo em, việc làm đó nên hay khôngnên làm ? Vì sao ? -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung. -GV nhận xét và tuyên dương các nhóm. -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 2: Liên hệ. -Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa, là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước. -GV gọi HS phát biểu. -GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. -GV tổ chức cho HS đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước. -Chia nhóm HS. -Yêu câu các nhóm sắm vai tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. -GV nhận xét và cho điểm từng nhóm. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. -2 HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày. -HS quan sát. -HS trả lời. -2 HS đọc. -HS lắng nghe. -HS phát biểu. -Thảo luận tìm đề tài. -Đóng vai. -HS trình bày : SINH HOẠT ĐỘI I.Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua - Biết được phương hướng của tuần tới. - Luyên tập nghi thức đội II.Các hoạt động dạy học: 1.Đánh giá trong tuần qua. -Duy trì được sĩ số , nề nếp của lớp. -Trang phục đầy đủ, đúng quy định. -Đi học đúng giờ, học và làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ. -Học có tiến bộ: Châu, Thăng, Quân... - Sôi nổi xây dựng bài: Cường, Lọc, Nhân, Nhật.... - Đã tham gia lyện viết chữ đẹp *Tồn tại: - Chưa học bài ở nhà: Nhàn, Li. Duyên - Vệ sinh lớp chưa được sạch sẽ - Nói chuyện riêng trong giờ học: Tân, cường, 2.Phương hướng tuần tới. - Phát huy những ưu điểm của tuần trước. -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên. - Không ăn quà vặt. - Học và làm bài tập trước khi đến lớp. -Bổ sung đồ dùng học tập đầy đủ : bút , thước , bảng , xốp , phấn , - Mặc trang phục đúng quy định - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền. - Phụ đạo học sinh yếu: 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi. ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: