Đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
(Tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Học xong bài này, HS có khả năng:
+ Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
+ Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
+ Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
+HS Khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
-KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô
Kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô
II.Đồ dùng dạy học:
* Gv:
-SGK Đạo đức 4.
-Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
-Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2.
* Hs: Sgk.
TUẦN 15 Ngày soạn: 4/12/2010 Ngàygiảng: 6/12/2010 Tiết 2 Đạo đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2) I.Mục tiêu: -Học xong bài này, HS có khả năng: + Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo. + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. + Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. +HS Khá, giỏi biết nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. -KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô Kĩ năng thể hiện sự kính trọng biết ơn thầy cô II.Đồ dùng dạy học: * Gv: -SGK Đạo đức 4. -Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. -Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2. * Hs: Sgk. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 4, 5- SGK/23) -GV mời một số HS trình bày, giới thiệu. -GV nhận xét. *Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. -GV nêu yêu cầu HS làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ. -GV theo dõi và hướng dẫn HS. -GV nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm. -GV kết luận chung: +Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. +Chăm ngoan, học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 4.Củng cố - Dặn dò: -Hãy kể một kỷ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo. -Thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. -Chuẩn bị bài tiết sau. -HS trình bày, giới thiệu. -Cả lớp nhận xét, bình luận. -HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm. -Cả lớp thực hiện. Tiết 3 Toán CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I.Mục tiêu : -Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Rèn Kn thực hiện hia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Gd Hs tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II.Đồ dùng dạy học : - Gv: Bảng phụ. - Hs: bảng con . III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện theo cách 1: (15 x 9): 3 ; (15 : 5) x 9 ; (15 : 3) x 15 Cả lớp làm vào bảng con. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép chia 320 : 40 ( trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng ) -GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêucầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x 4 ). -Vậy 320 chia 40 được mấy ? -Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? -Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 * GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. -Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). -GV ghi lên bảng phép chia 32000 : 400, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện 32 000 : (100 x 4). -Vậy 32 000 : 400 được mấy. -Em có nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? -Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. -GV nêu kết luận : Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4. -GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. -Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ? -GV cho HS nhắc lại kết luận. d ) Luyện tập thực hành Bài 1 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. -Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS tự làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng -GV hỏi HS lên bảng làm bài: Tại sao để tính X trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ? -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -Cho HS đọc đề bài. -GV yêu vầu HS tự làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào bảng con và theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe giới thiệu bài. -HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 320 : ( 8 x 5 ) ; 320 : ( 10 x 4 ) ; 320 : ( 2 x 20 ) -HS thực hiện tính. 320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - bằng 8. -Hai phép chia cùng có kết quả là 8. -Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. -HS nêu kết luận. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 320 40 0 8 -HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình. 32 000 : ( 80 x 5 ) ; 32 000 : ( 100 x4 ) ; 32 000 : ( 2 x 200 ) ; . -HS thực hiện tính. 32 000 : ( 100 x 4 ) = 32 000: 100 : 4 = 320 : 4 = 80 .= 80 -Hai phép chia cùng có kết quả là 80. -Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4. -HS nêu lại kết luận. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 32000 400 00 80 0 -Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. -HS đọc. -1 HS đọc đề bài. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT. -HS nhận xét. -Tìm X. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở . a) X x 40 = 25600 X = 25600 : 40 X = 640 b) X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420 -2 HS nhận xét. -Vì X là thừa số chưa biết trong phép nhân X x 40 = 25 600, vậy để tính X ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40 . -1 HS đọc trước lớp. -1 HS lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở. Tiết 4 Khoa học TIẾT KIỆM NƯỚC I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Thực hiện tiết kiệm nước. -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiẹm tránh lảng phí nước Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lảng phí nước Kĩ năng bình luận về sử dụng nước II/ Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61. -HS: + Sgk. + chuẩn bị giấy vẽ, bút màu. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. t Mục tiêu: -Nêu những việc nên không nên làm để tiết kiệm nước. -Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng. -Chia HS thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6. -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao. -Thảo luận và trả lời: 1) Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ? 2) Theo em việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ? -GV giúp các nhóm gặp khó khăn. -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung. * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. t Mục tiêu: Giải thích tại sao phải tiết kiệm nước. t Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi: 1) Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ? 2) Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ? -GV nhận xét câu trả lời của HS. -Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ? * Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. t Mục tiêu: Bản thân HS biết tiết kiệm nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng tiết kiệm nước. t Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm. -Chia nhóm HS. -Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. -Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. -GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. -Cho HS quan sát hình minh hoạ 9. -Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ. -GV nhận xét, khen ngợi các em. * Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. -2 HS trả lời . -HS trả lời -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -HS quan sát, trình bày. -HS trả lời. +Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì như vậy sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước. +Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu. Việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước. +Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân ở công ty nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và không cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí nước. +Hình 4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống đường ống thoát gây lãng phí nước. +Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì nước chỉ cần đủ dùng, không nên lã ... thực hiện tìm số dư. c ) Luyện tập thực hành Bài 1 -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -GV gọi HS đọc đề bài toán -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? -Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ? -Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ? -Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì ? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe giới thiệu bài. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào -HS nêu cách tính của mình. -HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. -là phép chia hết. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. -HS nêu cách tính của mình. - Là phép chia có số dư bằng 25. -Số dư luôn nhỏ hơn số chia. -4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBTû. -HS nhận xét. -HS đọc đề toán. -Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. -Vận động viên đi được quãng đường dài là : 38 km 400 m = 38 400 m . - 1 giờ 15 phút = 75 phút. - tính chia 38400 : 75. -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt 1 giờ 15 phút : 38 km 400m 1 phút : m Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút 38 km 400m = 38400m Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là 38400 : 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m Tiết 2 Âm nhạc BÀI HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Đồng chí Lực dạy) Tiết 3 TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT ĐỒ VẬT I.Mục tiêu: - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệtđồ vật này với đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. - Rèn KN lập dàn ý. - Gd hs biết yêu quí và giữ gìn đồ chơi của mình. II. Đồ dùng dạy học: -Gv: bảng phụ ghi dàn ý 1đồ chơi. -Hs: Một số đồ chơi em thích. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc dàn ý : Tả chiếc áo của em - Khuyến khích HS đọc đoạn văn , bài văn miêu tả cái áo của em . -Nhận xét chung. +Ghi điểm từng học sinh . 2/ Bài mới : a. Giới thiệu bài : - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS - Mỗi bạn lớp ta ai cũng có đồ chơi . Nhưng làm thế nào để giới thiệu với các bạn khác về đặc điểm , hình dáng ích lợi của nó . Bài học hôm nay các em sẽ làm được điều đó . b. Tìm hiểu ví dụ : Bài 1 : - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý . - Yêu cầu học sinh giới thiệu đồ chơi của mình . - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gị HS trình bày . Nhận xét , sửa lỗi dùng từ ,diễn đạt cho HS ( nếu có ) Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Theo em khi quan sát đồ vật , cần chú ý những gì ? - Khi quan sát đồ vật ta phải quan sát từ bao quát toàn bộ đồ vật rồi đến những bộ phận . Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng , màu sắc rồi đến đầu , mặt , mũi , chân , tay ,... Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo , riêng biệt mà chỉ có đồ vật này mới có . Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo , khác biệt đó khong cần quá chi tiết , tỉ mỉ , lan man . 2.3 Ghi nhớ : - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ . 2.4 Luyện tập : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài . - Yêu cầu HS tự làm bài . GV đi giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn . - Gọi HS trình bày . GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học sinh (nếu có ) - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng a/ Mở bài : b/ Thân bài : c/ Kết bài : 3. Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý , viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em . -Dặn HS chuẩn bị bài sau. -2 HS đọc dàn ý . - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên . -Lắng nghe. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng + Em có chú gấu bông rất đáng yêu . + Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin + Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh . + Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa - Tự làm bài . - 3 HS trình bày kết quả quan sát . + Ví dụ : - Chiếc ô tô của em rất đẹp . - Nó dược làm bằng nhựa xanh , đỏ , vàng . Hai cái bánh làm bằng cao su . - Nó rất nhẹ , em có thể mang theo bên mình . Khi em bật nút dưới bụng , nó chạy rất nhanh , vừa chạy , vừa hát những bản nhạc rất vui ... - Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác . Bố em lại còn dán 1 lá cờ đỏ sao vàng lên nóc . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi . - Khi quan sát đồ vật ta cần quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ phận . + Quan sát bằng nhiều giác quan : mắt , tai , tay ,.. + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại . - Lắng nghe . - 2 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm . - 1 HS đọc thành tiếng . - Tự làm bài vào vở . - 3 - 5 HS trình bày dàn ý . - Giới thiệu con gấu đồ chơi em thích nhất : -Hình dáng : -gấu bông không to , là gấu ngồi , dáng người tròn , hai tay chắp thu lu trước bụng - Bộ lông : - màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai , mõm , gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác . - Hai mắt : đen láy , trông như mắt thật , rất nghịch và thông minh . - Mũi : màu nâu , nhỏ trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm . - Trên cổ : thắt thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh . + Em rất yêu gấu bông . Ôm chú gấu như một cục bông lớn , em thấy rất dễ chịu . Tiết 4 KHOA HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I/ Mục tiêu: Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Gd hs ý thức giữ gìn môi trường không khí. II/ Đồ dùng dạy- học: * Gv: -Các hình minh hoạ trang 62, 63 / SGK. * HS : - chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây thun, kim băng, chậu nước, chai không, một miếng bọt biển hay một viên gạch hoặc cục đất khô. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? 2) Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta. -GV tiến hành hoạt động cả lớp. -GV cho từ 3 đến 5 HS cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại. -Yêu cầu HS quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi 1) Em có nhận xét gì về những chiếc túi này ? 2) Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ? * Kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng. * Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật. -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. -GV chia lớp thành 6 nhóm. 2 nhóm cùng làm chung một thí nghiệm như SGK. -Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm. -Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm trước lớp. -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. -GV giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng tham gia. -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. Hiện tượng Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . -Gọi đại diện các nhóm lên trình bày lại thí nghiệm và nêu kết quả. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho từng nhóm. -GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng. -Hỏi: Ba thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. -GV tổ chức cho HS thi theo tổ. -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời. -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm. 4.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau. -2 HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS thực hiện. -Quan sát và trả lời. 1)Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. 2) Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. 3) Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. -HS lắng nghe. -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. -Không khí có ở trong mọi vật: túi ni lông, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô). -HS lắng nghe. -HS quan sát lắng nghe. -3 đế 5 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày. Tiết 5: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua - Biết được phương hướng của tuần tới. II.Các hoạt động dạy học: 1. Lớp trưởng đánh giá những hoạt động của lớp trong tuần qua. - Các tổ phát biểu ý kiến. 2. Giáo viên nhận xét chung: * Ưu điểm: -Duy trì được sĩ số , nề nếp của lớp. -Trang phục đầy đủ, đúng quy định. -Đi học đúng giờ, học và làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ. -Học có tiến bộ: Châu, Quân - Sôi nổi xây dựng bài: Lộc, Nhật , Cường... - Đã tham gia tốt các mặt hoạt động của đội *Tồn tại: - Chưa học bài ở nhà:Trang, Li, Nhàn - Vệ sinh lớp chưa được sạch sẽ. - Nói chuyện riêng trong giờ học:Trang, Cường, - Làm mất điểm thi đua của lớp: Cường(Không đội mủ calô) -Trang hoàng lớp chưa đạt yêu cầu -Các khoản tiền nộp chưa kịp thời. 2.Phương hướng tuần tới. - Phát huy những ưu điểm của tuần trước. -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên. - Không ăn quà vặt. - Học và làm bài tập trước khi đến lớp. -Bổ sung đồ dùng học tập đầy đủ : bút , thước , bảng , xốp , phấn , - Mặc trang phục đúng quy định - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền. - Phụ đạo học sinh yếu:2buổi /tuần
Tài liệu đính kèm: