Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

I. Mục tiêu:

-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.

-Hiểu ND (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 1 trong hai bài thơ).

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

· Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32, Thứ 4 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Tư, ngày 21 tháng 4 năm 2010
TẬP ĐỌC
NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ 
I. Mục tiêu: 
-Đọc rành mạch, trơi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
-Hiểu ND (hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, khơng nản chí trước khĩ khăn trong cuộc sống của Bác Hồ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 1 trong hai bài thơ). 
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK 
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 đọc bài " Vương quốc vắng nụ cười " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 * LUYỆN ĐỌC
 Bài " Ngắm Trăng "
-Yêu cầu HS đọc 
-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Trong tù không rượu cũng không hoa 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp .
- Gọi 2 HS đọc cả bài .
-GV đọc mẫu 
* LUYỆN ĐỌC: Bài " Không đề "
-Yêu cầu HS đọc bài 
-GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
-Lưu ý học sinh phát âm đúng ở các từ và đúng ở các cụm từ .
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
* Đọc diễn cảm cả bài - giọng ( ngân nga, thư thái, vui vẻ); kết hợp giải thích về xuất xứ của bài thơ, nói thêm về hoàn cảnh của Bác Hồ khi ở trong tù; giải nghĩa từ " không đề , bương " 
* TÌM HIỂU BÀI:
-Yêu cầu HS đọc bài thơ , trả lời câu hỏi.
Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- GV : nói thêm nhà tù này là của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc .
- Hình ảnh nào cho biết tính cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng 
+ Em hiểu "nhòm " có nghĩa là gì ?
- Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ ?
* GV : Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Bị giam cầm trong ngục tù mà Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như là một người bạn tâm tình. Bác lạc quan yêu đời, ngay cả trong hoàn cảnh tưởng chừng như không thể vượt qua được .
* TÌM HIỂU BÀI:
-Yêu cầu HS đọc bài thơ "Không đề" +Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? 
- GV : nói thêm về thời kì gian khổ cả dân tộc ta phải kháng chiến chống Thực dân Pháp( 1946 - 19 54 ) Trung ương Đảng và Bác Hồ phải sống trên chiến khu để giúp HS hiểu rõ thêm hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và sự vĩ đại của Bác .
- Hình ảnh nào cho biết lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ ? 
+ Em hiểu "bương " có nghĩa là gì ?
GV: Qua lời tả của Bác, cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời.
-Ghi ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm - HTL bài thơ :
+Gọi HS đọc bài
 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng nội dung của bài, yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
-Giới thiệu các câu thơ, ngắt nhịp và các từ ngữ cần nhấn giọng và cần luyện đọc diễn cảm .
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng từng câu thơ 
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng tại lớp 
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Hai bài thơ giúp em hiểu được điều gì về tính cách của Bác Hồ ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc 2 bài thơ .
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Lắng nghe.
-HS đọc cả bài thơ :
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng .
+ Luyện đọc theo cặp .
- 2 HS đọc cả bài .
+ Lắng nghe .
-HS đọc cả bài thơ :
+ Lắng nghe GV hướng dẫn để nắm cách ngắt nghỉ các cụm từ và nhấn giọng .
HS lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi. 
+Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù .
+ Lắng nghe .
-Hình ảnh:"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ . Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”
- Là ý nói được nhân hoá như trăng biết nhìn, biết ngó .
-Bác Hồ là người không sợ gian khổ, khó khăn .
- Bác Hồ là người coi thường gian khổ luôn sống lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên 
- Em thấy Bác Hồ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những lúc gặp khó khăn gian khổ .
 + Lắng nghe .
-1 HS đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi. 
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp rất gian khổ .
- Những từ ngữ cho biết điều đó: đường sâu, rừng sâu quân đến , tung bay chim ngàn) 
+ Lắng nghe .
-Hình ảnh:"Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau . 
- Là loại cây thuộc họ với tre trúc, có nhiều đốt thẳng dùng để chứa nước .
 + Lắng nghe .
Nội dung: Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, khơng nản chí trước khĩ khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.
-2 HS tiếp nối nhau đọc 
-Cả lớp theo dõi tìm cách đọc 
-HS luyện đọc trong nhóm 2 HS .
-2 đến 3 HS thi đọc đọc diễn cảm cả bài .
+ HS cả lớp .
TOÁN 
 BÀI DẠY : ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
A/ Mục tiêu :
-Biết nhận xét một số thơng tin trên biểu đồ cột .
/ Chuẩn bị : 
- Bảng phụ vẽ biểu đồ ở BT1.
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách làm BT 4 về nhà .
- Nhận xét ghi điểm học sinh . 
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành :
* Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV gọi HS đọc biểu đồ và giải thích .
a) Diện tích Hà Nội là bao nhiêu ki lômét vuông 
-Diện tích Đà Nẵng là bao nhiêu ki lômét vuông
-Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki - lô - mét vuông ?
b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà nội là bao nhiêu ki - lô - mét vuông và bé hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki - lô - mét vuông ?
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tìm cách tính để làm vào vở .
- GV gọi các nhóm HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng tính .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm .
- Tiếp nối phát biểu :
-Diện tích Hà Nội là 921 ki lô mét vuông 
-Diện tích Đà Nẵng là 1255 ki lô mét vuông 
- Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là 2095 ki - lô mét vuông 
- Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà nội là 334 ki - lô - mét vuông và bé hơn diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là 840 ki - lô - mét vuông .
+ Nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Chia theo nhóm 4 HS thảo luận .
- Đại diện hai nhóm lên bảng thực hiện 
a) Trong tháng 12 cửa háng bán được 42 mét vải hoa .
b) Trong tháng 12 cửa háng bán được tất cả 129 mét vải các loại .
+ Nhận xét bài bạn .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
KỂ CHUYỆN
BÀI DẠY : KHÁT VỌNG SỐNG
I. Mục tiêu: 
-Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sơng rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được tồn bộ câu chuyện (BT2).
-Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện " Khát vọng sống " .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS kể câu chuyện có nội dung nói về một cuộc du lịch hay đi cắm trại mà em đã tham gia .
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện .
 * TÌM HIỂU ĐỀ BÀI:
-Gọi HS đọc đề bài.
+ Treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS quan sát và đọc thầm về yêu cầu tiết kể chuyện 
* GV kể câu chuyện " Khát vọng sống "
- GV kể lần 1 .
- GV kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó .
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK .
 * Kể trong nhóm:
-HS thực hành kể trong nhóm đôi .
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 4 người theo tranh .
+ Yêu cầu một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện 
+ Một HS hỏi 1 HS trả lời .
* Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung truyện, ý nghĩa truyện.
-Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
-Cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe .
-2 HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát tranh, đọc yêu cầu .
-Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Quan sát tranh và đọc phần chữ ghi ở dưới mỗi bức truyện 
HS kể trong nhóm
4 HS kể 4 đoạn của bài
HS kể toàn bộ câu chuyện
Nêu ý nghĩa của câu chuyện
-HS thi kể
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu
- HS cả lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 4 - TUAN 32.doc