Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 19.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần qua.
Giáo viên đánh giá các hoạt động ngoại khoá trong tuần qua.
2. Triển khai kế hoạch tuần 19:
- Phát động thi đua học tốt chào mừng ngày học sinh- sinh viên 9-1.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 19.
- Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Nhắc HS mua sách , vở cho học kì II .
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh tham gia sinh hoạt Chi đội mẫu theo lịch, kể chuyện về Bác Hồ.
Tuaàn 19 Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT 1. Tập trung toàn trường- chào cờ. 2. Sinh hoạt chủ nhiệm. I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần qua. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 19. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Lên lớp: 1. Nhận xét, đánh giá tuần qua. Giáo viên đánh giá các hoạt động ngoại khoá trong tuần qua. 2. Triển khai kế hoạch tuần 19: - Phát động thi đua học tốt chào mừng ngày học sinh- sinh viên 9-1. - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 19. - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến. - Nhắc HS mua sách , vở cho học kì II . - Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Nhắc nhở động viên học sinh tham gia sinh hoạt Chi đội mẫu theo lịch, kể chuyện về Bác Hồ. 3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về ngày truyền thống học sinh- sinh viên Việt Nam. - Múa hát tập thể. 5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới. Tiết 2: TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK (không cần giải thích lí do). - HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4). II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi đoạn: Từ đầu đến nghĩ đến đồng bào không ? III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3/ Bài mới - Giới thiệu: + Treo tranh và giới thiệu về chủ điểm Người công dân. + Giới thiệu bài: Người công dân số Một 4/ Phát triển các hoạt động. * HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc . * Luyện đọc - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lời giới thiệu, nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch. - Đọc mẫu với giọng diễn cảm. - Cho xem tranh. - Ghi bảng các từ ngữ: phắc-tuya, Sa-xô-lu Lơ-ba, Phú Lãng Sa để lớp luyện đọc. - Yêu cầu chia đoạn cho bài văn. - Bài văn được chia thành 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến Sài Gòn làm gì ? + Đoạn 2: Tiếp theo đến Sài Gòn. + Đoạn 3: Phần còn lại - Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại vở kịch. * HĐ2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? + Những câu nói nào cho thấy anh Thành luôn nghĩ đến dân, đến nước ? + Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập gì với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó; yêu cầu HS khá giỏi giải thích lí do. - Nhận xét và giải thích: Câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước. * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn cách đọc: đọc giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lơi tác giả với lơi nhân vật; phân biệt lơi hai nhân vật, thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người: + Giọng anh Lê hồ hởi, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp, đơn giản. + Giọng anh Thành chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở suy nghĩ về vận nước. - Yêu cầu HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm. - Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc. - Đọc mẫu . - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. * HĐ4: Củng cố - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - GDHS: Với quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lái con tàu đất nước đi đến bến bờ độc lập, đem lại cuộc sống thanh bình, ấm no cho toàn dân tộc Việt Nam. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài phần tiếp theo của bài Người công dân số Một - Hát vui. - Chuẩn bị sách TV lớp 5 tập 2. - Quan sát tranh và lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to. - Lắng nghe. - Quan sát tranh. - Luyện đọc đúng các từ ngữ ghi bảng. - Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - Luyện đọc nhóm đôi - HS khá giỏi đọc. - Thực hiện theo yêu cầu: - Học sinh trả lời. - Lớp nhận xét bổ sung. + HS khá giỏi tiếp nối nhau giải thích lí do. - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. Chú ý. - HS khá giỏi được chỉ định phân vai đọc diễn cảm. - Lắng nghe. - HS xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài Tiết 3: TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình thang (BT1a). - Biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan (BT2a). - HS khá giỏi làm cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng học Toán lớp 5. - Hình thang bằng giấy, kéo, thước. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS: + Vẽ hình thang và nêu đặc điểm nhận biết hình thang cùng các yếu tố của nó. + Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại BT trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Diện tích hình thang 4/ Phát triển các hoạt động. * HĐ1:Hình thành công thức tính diện tích hình thang - Đính hình thang ABCD lên bảng với các kích thước như ở ( SGK) và yêu cầu tính diện tích hình thang.: - Hướng dẫn hình thành công thức: + Xác định trung điểm M của cạnh BC rồi cắt rời tam giác ABC. + Ghép MB với MC sao cho B trùng với C, ta được tam giác ADK. + Yêu cầu nêu nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK, đồng thời tính diện tích hình tam giác ADK rồi so sánh số đo diện tích của hai hình với nhau. + Yêu cầu nhận xét về cạnh đáy và chiều cao của tam giác ADK với hai cạnh đáy và chiều cao của hình thang ABCD để rút ra công thức tính diện tích hình thang. - Nhận xét, kết luận và ghi bảng quy tắc và công thức tính diện tích hình thang: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho hai. S = S : diện tích a, b: cạnh đáy h : chiều cao * HĐ2:Thực hành - Bài 1a : Rèn kĩ năng tính diện tích hình thang + Yêu cầu đọc bài 1a. + Hướng dẫn HS viết các số đo theo dạng công thức và ghi bảng: a = 12cm; b = 8cm; h = 5cm. + Yêu cầu nhắc lại quy tắc và công thức rồi tính vào bảng con. + Nhận xét, sửa chữa. a) 50cm2 b)84 ( m2) - Bài 2a : Rèn kĩ năng vận dụng vào giải các bài tập liên quan + Nêu yêu cầu và vẽ hình bài 2a. + Yêu cầu nêu các kích thước của hình. + Yêu cầu thực hiện vào bảng con. + Nhận xét, sửa chữa. a. 32,5cm2 * b. 20 (cm2) Bài 3 :Cho hs đọc yêu cầu bài tập 3. (HS khá , giỏi giải ) Cho hs làm bài Cho hs trình vày kết quả - Gv chốt lại : Đáp số : 10020,01 m2 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. - Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống để tính diện tích hình thang. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK. Chuẩn bị bài Luyện tập. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Quan sát và thực hiện theo yêu cầu rồi nêu kết quả. - Quan sát, chú ý và thực hiện theo yêu cầu - Tiếp nối nhau phát biểu. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu và quan sát hình. - Tiếp nối nhau nêu. - Thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. Xác định yêu cầu và quan sát hình. - Tiếp nối nhau nêu. - Thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Chú ý. Tiết 4 : KHOA HỌC DUNG DỊCH I. Mục tiêu - Nêu được một số ví dụ về dung dịch. - Biết tách các chất ra khỏi một số đdung dịch bắng cách chưng cất. II. Đồ dùng dạy học - Hình và thông tin trang 76-77 SGK. - Muỗng, ly, nước lọc, muối, đường. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu trả lời câu hỏi bài : Hỗn hợp - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Dung dịch 4/ Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Thực hành: tạo ra dung dịch - Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một dung dịch và kể tên một số dung dịch. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm tạo ra một dung dịch muối, nước hoặc đường, nước và ghi theo mẫu sau: Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch. 1. ----------------------- 2.----------------------- + Yêu cầu trình bày kết quả thực hành. + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: . Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì ? . Dung dịch là gì ? . Kể tên một số dung dịch mà em biết. + Nhận xét, kết luận: Hai chất trở lên trộn lẫn với nhau gọi là dung dịch, trong đó phải có chất lỏng và các chất còn lại phải hòa tan trong chất lỏng đó. * Hoạt động 2: Thực hành - Mục tiêu: Giúp HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu tham khảo mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thực hiện các ý sau: . Dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK. . Thực hành thí nghiệm. . So sánh với kết quả ban đầu sau khi nếm thử. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét và kết luận. * HĐ3: Củng cố - Ghi bảng mục Bạn cần biết trang 76-77 SGK. - Tổ chức trò chơi Đố bạn: + Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu ghi đáp án vào bảng con sau khi nghe đọc câu hỏi. + Đọc lần lượt từng câu hỏi: . Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp nào ? Để sản xuất muối từ nước biển, người ta làm cách nào ? + Nhận xét, nêu đáp án đúng và bình chọn nhóm thực hiện đúng cả hai câ ... i vào chỗ trống vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép. a) Bạn Nam học bài còn . b) Trời mưa to.. c) .bố em là bộ đội. * Tổ chức chữa bài cho HS. -GV cùng HS nhận xét thống nhất KQ. -GV nhận xét ,tuyên dương. 4. Củng cố - dặn dò - Cho HS nhắc lại ND -Vn hoàn thành lại bài tập. Hát Hoạt động cá nhân,lớp - 3-4 Hs nhắc lại . - HS nhận xét Hoạt động cá nhân, lớp. -HS làm bài vào vở. -Lần lượt HS trình bày KQ bài làm . - HS nhận xét- bổ sung. Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013 Tiết 1: TẬP ĐỌC NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả. - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. - Trả lời được câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không giải thích lí do) trong SGK. - HS khá giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện tính cách của từng nhân vật và trả lời cả 4 câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi đoạn 1 của vở kịch. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 4 HS đọc theo vai vở kịch Người công dân số Một và trả lời câu hỏi sau bài. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Người công dân số Một 4/ Phát triển các hoạt động. * HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Đọc mẫu. - Ghi bảng và luyện đọc đúng các từ ngữ: La-tút-sơ Tê-rê-vin, A-lê-hấp. - Yêu cầu từng nhóm HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó; đồng thời giải thích hai câu nói của anh Thành và anh Lê về cây đèn: ngọn đèn được anh Thành hiểu theo nghĩa bóng (chỉ ánh sáng của một đường lối mới, soi đường chỉ lối cho anh và toàn dân tộc). - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại toàn vở kịch. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Anh Thành và anh Lê đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có gì khác nhau ? + Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói và cử chỉ nào ? - Thể hiện sự quyết tâm qua: . Lời nói: Để giành lại non sông chỉ có hùng tâm tráng khí là chưa đủ, phải có trí, có lực Tôi muốn sang nước họ học cái trí khôn của họ để cứu dân mình. Làm thân nô lệ là đầy tớ cho người ta. Đi ngay có được không anh ? Sẽ có một con đường khác anh ạ. . Cử chỉ: Xòe hai bàn tay ra: "Tiền đây chớ đâu ?" + Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? - Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Vì sao có thể gọi như vậy ? - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu 4 HS khá giỏi phân vai đọc toàn bộ vở kịch. - Hướng dẫn đọc diễn cảm: Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc phân biệt lời các nhân vật: + Giọng anh Lê thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho bạn. + Giọng anh Thành hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường. - Đọc mẫu đoạn 1. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 4/ Củng cố - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa của vở kịch. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - GDHS:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã lái con tàu đất nước đi đến bến bờ độc lập, đem lại cuộc sống thanh bình âm no cho toàn dân tộc. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài Thái sư Trần Thủ Độ. - Hát vui. - HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Chú ý nghe. - Luyện phát âm đúng các từ ngữ được ghi bảng. - 2HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến Lại còn say sóng nữa. + Đoạn 2: Phần còn lại. - Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - Luyện đọc nhóm đôi. - HS khá giỏi đọc. - Thực hiện theo yêu cầu: - Lớp nhận xét bổ sung. - - HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời: - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. - 4 HS khá giỏi chọn vai và đọc. - Chú ý. - Lắng nghe. - HS xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài. - Chú ý lăng nghe. Tiết 2: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang (BT1, BT2). - Biết giải bài toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - HS khá giỏi làm cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm và bảng con. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo đối tượng, yêu cầu HS làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Luyện tập chung. 4/ Phát triển các hoạt động. * HĐ1:Thực hành - Bài 1 Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác vuông + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình tam giác. + Hỗ trợ: Hai cạnh góc vuông của hình thang vuông chính là cạnh đáy và chiều cao của tam giác. + Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu HS thực hiện vào bảng con. + Nhận xét và sửa chữa. a) 6cm2 b) 2m2 c) dm2 - Bài 2: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu nêu cách tính diện tích hình tam giác và cách tình diện tích hình thang. + Hỗ trợ: . Vẽ hình lên bảng và ghi các kích thước như trong SGK. . Chiều cao của hình thang ABED chính là chiều cao của tam giác BEC. + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa. Đáp số: 1,68dm2 - Bài 3 : Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Hỗ trợ: . Vẽ hình lên bảng và ghi các kích thước như trong SGK. . Dựa vào diện tích của hình thang để tính diện tích trồng đu đủ và diện tích trồng chuối. Từ đó tính số cây chuối và số sây đu đủ được trồng. + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa. Đáp số: 480 cây đu đủ 600 cây chuối * HĐ2: Củng cố - Yêu cầu nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác và cách tình diện tích hình thang. - Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK. - Chuẩn bị com pa để học bài Hình tròn. Đường tròn. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau nêu. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau nêu. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý lắng nghe. Tiết 3: ĐỊA LÝ CHÂU Á I. Mục tiêu: - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. - Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á: + Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương. + Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á: + 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. + Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á. - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ). - HS khá giỏi dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu Á. - Bản đồ, lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ châu Á trống. III. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Chữa bài kiểm tra HKI. - Nhận xét, thống kê điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Châu Á 4/ Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn - Yêu cầu quan sát hình 1 SGK, chia lớp thành nhóm 4, thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất. + Nêu tên các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp. + Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích các châu lục khác. - Yêu cầu chỉ trên quả Địa cầu và trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại ý đúng: Trên Trái Đất có 6 châu và 4 đại dương. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; 1 phía giáp với châu Âu và 3 phía giáp với biển, đại dương. Châu Á có diện tích lớn nhất so với các châu lục khác. * Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên - Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu quan sát hình 2, tìm trên lược đồ các chữ a, b, c, d, e để biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở khu vực nào của châu Á. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, kết luận: châu Á có nhiều cảnh thiên nhiên. - Yêu cầu quan sát lược đồ châu Á, đọc chú giải và đọc tên một số một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ). - Yêu cầu chỉ một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ (lược đồ). - Nhận xét, kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. * HĐ3: Củng cố - Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại. - Tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng: + Phát lược đồ trống, yêu cầu HS khá giỏi ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Á. + Sau 1 phút, yêu cầu treo lược đồ trên bảng. + Nhận xét và tuyên dương HS thực hiện nhanh và đúng. 5/ Dặn dò (1 phút) - Nhận xét tiết học. - Ghi vào vở nội dung ghi nhớ và xem lại bài. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Châu Á. - Hát vui. - Chú ý. - Nhắc tựa bài. - Quan sát hình 1 SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả kết hợp chỉ bản đồ. - Nhận xét, bổ sung và chú ý. - Quan sát hình, lược đồ, thảo luận và thực hiện theo nhóm đôi. - Ttếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát lược đồ và tiếp nối nhau đọc. - Tiếp nối nhau thực hiện. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. - HS được chỉ định tham gia trò chơi.
Tài liệu đính kèm: