Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 20 - Trường Tiểu học “B” Long Giang

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 20 - Trường Tiểu học “B” Long Giang

Tiết 20

Đạo đức

Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- *KNS: + Kĩ năng tôn trọng giá trị sứ lao động.

 + Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai

 

doc 36 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 20 - Trường Tiểu học “B” Long Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 20
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
14/01/2013
Đạo đức
Tốn 
Tập đọc
Anh văn
SHĐT
20
96
39
39
20
Kính trọng, biết ơn người lao động (Tiết 2)
Phân số
Bốn anh tài (tiếp theo)
Chào cờ
Thứ 3
15/01/2013
Tốn
Chính tả
Mĩ thuật
Âm nhạc
Khoa học
97
20
20
20
39
Phân số và phép chia số tự nhiên 
Nghe-viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Khơng khí bị ơ nhiễm
Thứ 4
16/01/2013
Anh văn
LT&câu
Tốn
Tập đọc
Địa lí
40
39
98
40
20
Luyện tập về câu kể Ai làm gì ?
Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
Trống đồng Đơng Sơn
Đồng bằng Nam Bộ
Thứ 5
17/01/2013
Lịch sử
Tốn
TLV
LT&câu
Khoa học
20
99
39
40
40
Chiến thắng Chi Lăng 
Luyện tập
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
MRVT: Sức khỏe
Bảo vệ bầu khơng khí trong sạch
Thứ 6
18/01/2013
Kĩ thuật
TLV
Tốn 
Kể chuyện
SHL
20
40
100
20
20
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa 
Luyện tập giới thiệu địa phương
Phân số bằng nhau
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Sinh hoạt cuối tuần 
TUẦN 20
Thứ hai, ngày 14 tháng 01 năm 2012
Tiết 20 
Đạo đức
Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( Tiết 2) 
I/ Mục tiêu:
Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
*KNS: + Kĩ năng tơn trọng giá trị sứ lao động.
	 + Kĩ năng thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao động.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số đồ dùng cho trò chơi sắm vai
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Kính trọng và biết ơn người lao động
 - Vì sao ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
 Nhận xét, đánh giá.
B/ Dạy-học bài mới:
* Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ thảo luận đóng vai một vài tình huống thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động đồng thời các em sẽ thi nhau đọc những bài thơ, kể những chuyện về người lao động. 
* Hoạt động 1: Đóng vai (BT 4, SGK/30) *KNS
 - Treo 3 tình huống như SGK
- Các em thảo luận nhóm 6 để phân công đóng vai các tình huống sau: 
+ Nhóm 1,2: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ...
+ Nhóm 3,4: Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ...
+ Nhóm 5,6: Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...
- Gọi các nhóm lên thể hiện 
- Hỏi những hs đóng vai
+ Em cảm thấy thế nào khi rót nước mời bác đưa thư uống?
(HS TB-Y)
+ Em cảm thấy thế nào khi nghe bạn Hân nói là nhại theo tiếng của người bán hàng là không đúng?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? 
- Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống trên đã phù hợp chưa? Vì sao? 
Kết luận: Cách cư xử của bạn Lan, bạn Hân, bạn Tư là đúng vì đã thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động. 
* Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (BT5,6 SGK)
- Gọi hs đọc những câu ca dao ca, tục ngữ ngợi những người lao động. 
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để kể, viết, vẽ về người lao động 
- Gọi các nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét , tuyên dương nhóm kể, viết, vẽ về người lao động hay (đúng, đẹp) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK 
- Thực hiện kính trọng, biết ơn những người lao động
- Bài sau: Lịch sự với mọi người 
Nhận xét tiết học 
2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Vì cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động làm ra. Vì vậy ta phải kính trọng và biết ơn người lao động 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Chia nhóm 6 thảo luận, phân công 
- Các nhóm lên thể hiện 
+ Tư sẽ mời bác đưa thư vào nhà, bắt quạt quạt cho bác và rót nước mời bác đưa thư uống. 
+ Hân sẽ đến chỗ các bạn và nói: Các bạn làm như vậy là không đúng, không kính trọng người lao động.
+ Lan sẽ nói với các bạn là không nên làm ồn để cho ba Lan làm việc, nên nói khẽ đủ nghe thôi 
+ Em cảm thấy rất vui khi làm được một việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với bác đưa thư
+ Em cảm thấy thật là xấu hổ, khi nghe bạn Hân nói thì mới biết mình đã sai.
- Em cảm thấy rất vui khi mình đã làm được một việc tốt. 
- Đã phù hợp vì đã thể hiện được sự kính trọng, biết ơn người lao động. 
- Lắng nghe 
- HS lần lượt đọc 
+ "Cày đồng đang .....ruộng cày
 Ai ơi bưng bát....muôn phần" 
+ " Vì lợi ích mười năm trồng cây.
 Vì lợi ích trăm năm trồng người" 
- Các nhóm trình bày 
- 1 hs đọc to trước lớp 
______________________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 96: PHÂN SỐ 
I/ Mục tiêu:
 Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có mẫu số, tử số; biết đọc , viết phân số.
 Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Bài 3* và bài 4* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các mô hình và hình vẽ trong SGK
- Thiết bị dạy, học toán
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu bài: Trong bài "giây, thế kỉ", các em đã biết 1/3 phút, 1/2 thế kỉ, 1/3 ngày, 1/4 giờ (vừa nói vừa viết các số lên bảng). Các số này gọi là gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu phân số:
- Đính hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Trong 6 phần bằng nhau đó đã được tô mấy phần?
- Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói: đã tô màu năm phần sáu hình tròn
- Vừa nói vừa viết: năm phần sáu viết là 5/6, viết số 5, gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5.
- Đọc mẫu: năm phần sáu 
- Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6
2) Ý nghĩa của tử số, mẫu số
- Mẫu số là STN viết dưới gạch ngang. MS cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
- Tử số là STN viết trên gạch ngang. Tử số cho biết 5 phần bằng nhau đã được tô màu
3) Ví dụ
- Gắn hình tròn chia thành 2 phần bằng nhau lên bảng
+ Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau?
+ Đã tô màu mấy phần?
+ ta có phân số 1/2
- Các em hãy lấy 1/2 hình tròn đã được tô màu.
- Gắn hình vuông chia thành 6 phần bằng nhau lên bảng.
 (mẫu số là 4 thì có thể đọc là tư)
+ Phân số 3/4 có tử số là bao nhiêu? mẫu số là bao nhiêu? 
- Các em hãy lấy 3/4 hình vuông đã được tô màu
- Gắn 7 hình vuông bằng nhau lên bảng 
+ đọc phân số chỉ phần đã tô màu
+ 7 gọi là gì? 4 gọi là gì? 
- Các số : 5/6, 1/2, 3/4, 4/7 gọi là gì? 
+ Mỗi phân số có những gì? 
 - Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là STN viết trên gạch ngang. Mẫu số là STN khác 0 viết dưới gạch ngang.
4) Thực hành:
Bài 1: Gọi hs nêu y/c a)
- Y/c hs làm vào bảng, kết hợp hỏi mẫu số cho biết gì, tử số cho biết gì? 
Bài 2: Gọi hs nêu y/c của bài
*Bài 3: Gọi hs nêu y/c (HS K-G)
- Cho hs làm vào B kết hợp hỏi tử số, mẫu số
*Bài 4: Gọi hs đọc lần lượt các phân số
C/ Củng cố, dặn dò:
- Mỗi phân số có những gì? 
- Tử số là gì? viết ở đâu? 
- Mẫu số là gì? viết ở đâu? 
- Bài sau: Phân số và phép chia STN 
- Lắng nghe 
- Hs lấy hình tròn từ bộ thiết bị
- Được chia thành 6 phần bằng nhau 
- Đã tô 5 phần 
- Vài hs đọc: năm phần sáu 
- Lắng nghe 
- 2 phần bằng nhau 
- 1 phần 
- HS đọc một phần hai 
- Lấy hình tròn từ bộ thiết bị 
- Tử số là 3, mẫu số là 4
- Lấy hình vuông từ bộ thiết bị 
- Đọc: bốn phần bảy
- 7 gọi là mẫu số, 4 gọi là tử số 
- Là những phân số 
- Tử số và mẫu số 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc (HS TB-Y)
- 2/5, 5/8, 3/4, 7/10, 3/6, 3/7 
+ 2/5, mẫu số 5 cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau, tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau.
+ 5/8, mẫu số 8 cho biết hình tròn đã được chia thành 8 phần bằng nhau, tử số là 5 cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau.
...
- 1 hs đọc y/c của bài 
- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở
- Đối chiếu với bài tập trên bảng sửa miệng
. Ở dòng 2: phân số là 8/10 có tử số là 8, mẫu số là 10 
. Ở dòng 3: phân số 5/12 có tử số là 5, mẫu số là 12
. Ở dòng 4: phân số có tử số là 3, mẫu số là 8, phân số đó là 3/8
. Ở dòng 6: phân số có tử số là 12, mẫu số là 55, phân số đó là: 12/55 
- HS nêu y/c
- Cả lớp làm vào B
a) 2/5, b) 11/12 c) 4/9, d) 9/10, e) 52/84 
- HS đọc lần lượt các phân số 
- Tử số và mẫu số
- Tử số là STN viết trên gạch ngang
- Mẫu số là STN khác 0 viết dưới gạch ngang 
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 39: BỐN ANH TÀI ( Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. ( Trả lời đượ các câu hỏi trong SGK).
*KNS: + Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
	+ Hợp tác.
	+ Đảm nhận trách nhiệm.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết những câu văn, đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Bốn anh tài
Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi:
1) Những chi tiết nói lên sức khỏe và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây? 
2) Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Phần đầu truyện Bốn anh tài ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho cá ...  viết dàn ý 
Bài tập 2: Gọi hs đọc đề bài KNS*:
- Phân tích đề: gạch chân: kể, đổi mới, xóm làng, phố phường của em. 
- Nhắc nhở: Các em phải nhận ra những đổi mới của làng xóm, phố phường nơi mình đang ở để giới thiệu những nét đổi mới đó. 
- Những đổi mới đó là những gì?
- Em chọn trong những đổi mới ấy một hoạt động em thích nhất có ấn tượng nhất để giới thiệu. 
- Nếu không tìm thấy những đổi mới, các em có thể giới thiệu hiện trạng của địa phương và mơ ước đổi mới của mình...
- Gọi hs nối tiếp nhau giới thiệu về những đổi mới ở địa phương 
- Y/c hs giới thiệu trong nhóm 4 KNS*:
- Tổ chức cho hs thi giới thiệu trước lớp 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn giới thiệu về địa phương tự nhiên, chân thực, hấp dẫn
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của mình
- Tổ chức cho hs treo các ảnh về sự đổi mới của địa phương đã sưu tầm được
- Bài sau: Trả bài văn miêu tả đồ vật 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK 
- Trình bày
 Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm. 
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/năm, năng suất khá cao. Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi. 
- Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hàng năm 2 tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực
- Đời sống của nhân dân cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe-nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000-2001, số hs đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước . 
- lắng nghe 
- 1 hs đọc 
+ MB: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung) 
+ TB: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
+ Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
- 1 hs đọc đề bài 
- Theo dõi
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Có thể là: phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trồng đồi trọc, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng, phố phường sạch sẽ 
- Lắng nghe, suy nghĩ lựa chọn 
(HS K-G)
. Tôi muốn giới thiệu với các bạn phong trào giữ gìn xóm làng sạch sẽ nơi tôi đang sống
. Tôi muốn giới thiệu với các bạn phong trào phát triển chăn nuôi ở làng tôi...
- Thực hành trong nhóm 4
- Một số hs thi giới thiệu trước lớp 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
- Thực hiện treo ảnh 
_______________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I/ Mục tiêu:
Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
Bài tập cần làm bài 1 và bài 2* bài 3* dành cho HS khá giỏi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 2 băng giấy như SGK
III/ Các hoạt động học dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Giới thiệu: Nêu MĐ, YC của bài học
B/ Phát hiện và giải quyết vấn đề:
a) HD hs hoạt động để nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số
- Cho hs xem 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên băng giấy kia, gọi hs nhận xét 
- Dán băng giấy thứ nhất lên bảng
+ Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất? 
- Dán băng giấy thứ hai 
+ Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần? 
+ Hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy thứ hai? 
 - Hãy so sánh phần được tô màu của 2 băng giấy. 
- Hay nói cách khác 3/4 băng giấy bằng 6/8 băng giấy 
- Hãy so sánh 3/4 và 6/8 
- Viết 3/4 = 6/8 và nói 3/4 và 6/8 là 2 phân số bằng nhau
b) Nhận xét:
- Làm thế nào để từ phân số 3/4 ta có được phân số 6/8?
- Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được gì? 
- Hãy tìm cách để từ phân số 6/8 ta có được phân số 3/4? 
- Khi chia cả tử số và mẫu số của 1 phân số cho cùng 1 STN khác 0 ta được gì? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK và nói: đó là tính chất cơ bản của phân số 
 - Gọi hs đọc lại bài học 
b) Thực hành:
Bài 1: a) Gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào SGK 
b) Y/c hs làm vào B 
*Bài 2: Ghi 2 biểu thức lên bảng, gọi hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp làm vào vở. 
(HS K-G)
- Nếu nhân (hoặc chia) SBC và SC với (cho) cùng một STN khác không thì giá trị của thương như thế nào? 
- Gọi hs nhắc lại 
*Bài 3: Gọi 2 hs lên bảng thi đua (HS K-G)
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng, nhanh, giải thích đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu lại tính chất của phân số
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Rút gọn phân số 
- 2 băng giấy bằng nhau 
- Quan sát 
- 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần 
- 3/4 băng giấy đã được tô màu 
- Quan sát 
- 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần 
- 6/8 
- Phần được tô màu của hai băng giấy bằng nhau 
- 3/4 = 6/8 
- HS nêu: ta nhân cả tử số và mẫu số với 2
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho
- ta chia cả tử số và mẫu số cho 2 
- Ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho 
- Nhiều hs đọc lại 
- Cả lớp làm vào SGK 
a) 2/5 = 6/15; 4/7 = 8/14; 3/8 = 12/32
 6/15:3/3; 15/35:5/5=3/7; 48/16:8/8=6/2
b) 2/3=4/6; 18/60=3/10; 56/32=7/4; ¾=12/16.
- Lần lượt 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
- Không thay đổi 
- Vài hs nhắc lại 
- 2 hs lên thực hiện 
- 1 hs nêu to trước lớp 
______________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 20: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết dán ý kể chuyện.
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu: Các em đã nghe, đã đọc nhiều truyện ca ngợi tài năng, sức khỏe của con người. Hôm nay, các em sẽ thi kể những câu chuyện thuộc chủ đề đó, xem ai là người có câu chuyện hay nhất và kể hấp dẫn nhất.
- Y/c hs giới thiệu nhanh những chuyện em mang đến lớp
2) HD hs kể chuyện
a) HD hs hiểu yêu cầu của đề bài 
- Gọi hs đọc đề bài, gợi ý 1,2
- Nhắc nhở: Các em nhớ chọn đúng câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về một người có tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở mặt nào đó (trí tuệ, sức khỏe), những nhân vật được nêu trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong SGK, nếu bạn nào chọn kể về một trong những nhân vật ấy thì các em sẽ không được điểm cao so với các bạn có câu chuyện ngoài SGK 
- Các em hãy nêu câu chuyện mình đã chuẩn bị và nêu rõ chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật là gì, em đã nghe hoặc được đọc câu chuyện ở đâu.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghịa câu chuyện
- Treo bảng phụ viết dàn ý bài KC 
- Các em nhớ kể phải có đầu, có cuối, nếu câu chuyện quá dài, thầy cho phép các em kể 1,2 đoạn, chọn đoạn có sự kiện, ý nghĩa, nếu có bạn muốn nghe tiếp, em sẽ kể cho các bạn nghe vào giờ chơi hoặc cho bạn muợn truyện để đọc. 
- Y/c hs kể trong nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Treo bảng phụ các tiêu chuẩn đánh giá bài KC 
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp 
- Y/c hs trao đổi với nhau về câu chuyện 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân nghe
- Chuẩn bị nội dung tiết KC tuần sau: KC về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em thích.
 Nhận xét tiết học 
- 2 hs thực hiện y/c (HS 1 kể 3 tranh, HS 2 kể 2 tranh còn lại) 
- Lắng nghe 
- HS giới thiệu 
- 2 hs đọc 
- Lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau nêu câu chuyện của mình
. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về vua máy tính Bin Ghết-một trong những người giàu có nhất hành tinh, tôi đã đọc sách giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Bin Ghết.
. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện "Ông Phùng Hưng đánh hổ". Câu chuyện kể về sức khoẻ phi thường, một mình diệt hổ dữ của ông Phùng Hưng, chú tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. 
- 1 hs đọc
. Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật
. Mở đầu câu chuyện (chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?
. Diễn biến câu chuyện
. Kết thúc câu chuyện (số phân hoặc tình trạng của nhân vật chính) 
. Trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Lắng nghe 
- HS thực hành kể trong nhóm đôi 
- 1 hs đọc
. Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
. Giọng kể, cử chỉ
. Khả năng hiểu câu chuyện của người kể 
- HS xung phong kể trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện của mình
. Bạn thích nhất chi tiết nào trong truyện?
.Chi tiết nào trong truyện làm bạn cảm động nhất?
. Vì sao bạn yêu thích nhân vật trong truyện?
. Câu chuyện muốn nói với bạn điều gì? 
- Nhận xét 
________________________________________
Tiết 20: SINH HOẠT LỚP
__________________________________________
MƠN: ANH VĂN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 20 NH 2012 2013(1).doc