Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2013 (chuẩn)

Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2013 (chuẩn)

TẬP ĐỌC

SẦU RIÊNG

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát toàn bài

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét đọc đáo về dáng cây( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- HSKT đọc đúng văn bản.

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh ảnh về cây, trái sầu riêng.

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2013 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013
Chào cờ
Tập đọc
Sầu riêng
I. Mục tiêu:
Đọc lưu loát toàn bài
Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét đọc đáo về dáng cây( trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
HSKT đọc đúng văn bản.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về cây, trái sầu riêng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ. 
Bài “Bè xuôi sông La”
- G V nhận xét, cho điểm
2.Bài mới.
2.1Giới thiệu bài. - GV treo tranh minh hoạ chủ điểm.
- Giới thiệu chủ điểm: Bắt đầu từ tuần này chúng ta sẽ học một chủ điểm mới có tên là Vẻ đẹp muôn màu. Các con sẽ được hiểu về cái đẹp của thiên nhiên đất nước, của tình người, biết sống đẹp. 
- Giới thiệu bài: Mở đầu chủ điểm hôm nay chúng ta sẽ được biết về một loại cây quý, được coi là đặc sản của miền Nam qua bài Sầu riêng. 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc: 
- Đọc mẫu.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc theo cặp,
- Đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm 1 lần. 
Tìm hiểu bài. ( 3 đoạn như văn bản đã trình bày) 
- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
+Sầu riêng là đặc sản của miền Nam. 
- Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng.
+Hoa: Trổ cuối năm, thơm ngát như hương cau,... 
+Quả: Lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến, mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan... 
+Dáng cây: Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột... 
- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng. 
c.Đọc diễn cảm. 
- GV đọc mẫu lại toàn bài lần 2. 
Chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả. 
- Luyện đọc đoạn 1: “Sầu riêng...kì lạ”
- Đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. 
*PP kiểm tra- đánh giá:
- 1 HS đọc đoạn thơ mình thích và giải thích tại sao thích. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
*PP thực hành,vấn đáp:
- 1HS đọc bài văn. 
- 3 Hs đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt). 
- Hs đọc thầm phần chú giải. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ khó. 
- H S luyện đọc theo cặp. HSK giúp đỡ HSKT.
- 1HS đọc cả bài,
- HS trao đổi, trả lời câu hỏi cuối bài dưới sự điều khiển của 1HS. 
+Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ. Đứng ngắm... kỳ lạ này. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
*PP luyện đọc các nhân
- 1HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và gạch chân dưới từ ngữ cần nhấn giọng. 
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 3 H S đọc nối tiếp 3 đoạn.
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài
- H S và G V nhận xét.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ
(GV chuyên dạy)
Toán
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu 
- Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số.
- HSKT biết cách rút gọn phân số.
- HS yêu thích môn học.
 II.Đồ dùng dạy học :
+ Phấn màu, bảng phụ
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
Chữa bài tập số 5 
 ( trang 118 SGK )
Tính chất cơ bản của phân số.
- GV đánh giá, cho điểm.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2.2. Luyện tập
Bài 1: Rút gọn các phân số:
 ; ; ; 
Đáp án: 
= 	= 
= =
- GV yêu cầu HS trình bày đủ các bước.
Bài 2: Kết quả:
Trong các phân số đã cho, phân số bằng là: 
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số : 
Kết quả:
a) và => và
b) và => và
d) => 
Bài4: Đáp án: Nhóm có ngôi sao đã tô màu là nhóm b.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách rút gọn phân số, cách quy đồng phân số.
* PP Kiểm tra-Đánh giá
+ 2 HS phát biểu .
+ 1 HS lên bảng chữa bài tập 5
- HS nhận xét kết quả và cách trình bày.
* PP luyện tập thực hành
- 1Học sinh nêu yêu cầu.
- HS làm lần lượt từng bài trong vở bài tập rồi chữa bài. 
- 1Học sinh nêu yêu cầu.
HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét. 
- 1 Học sinh nêu yêu cầu.
HS tự làm bài 3 vào vở, 2 HS lên bảng trình bày.
HS nhận xét: 
+ Kết quả
+ Cách trình bày.
* Giáo viên lưu ý cho học sinh ở phần d, cần lấy MSC nhỏ nhất là 12 vì 12 chia hết cho cả 2 mẫu số cò lại(2 và 3). 
-1 Học sinh nêu yêu cầu.
- HS tự làm sau đó 2 HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
- 2 học sinh nêu lại.
Lịch sử
Trưòng học thời Hậu Lê
I. Mục tiêu : 
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê( một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê) : Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên. 
- HSKT biết được một tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê.
- Giáo dục HS tinh thần học tập của người xưa .
II. Đồ dùng dạy – học :
 - GV : Hình minh hoạ SGK .Phiếu học tập .
 -HS : vở bài tập , SGK .
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+Những sự việc nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ?
- GV nhận xét cho điểm .
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Ghi bảng .
b. Phát triển bài :
*HĐ 1 : Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê .
- Yêu cầu HS đọc SGK thảo luận và trả lời:
+Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào ?
+Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì ?
+Chế độ thi cử thời Hậu Lê như thế nào ?
-GV yêu cầu các nhóm trả lời .
-Nhận xét bổ xung .
- GV KL :Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức qui củ , nội dung học tập là Nho giáo .
*HĐ 2 : Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê .
- GV cho HS đọc SGK trả lời :
+Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
-GV KL: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập . Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước , mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt .
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ .
- Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau 
-2 HS trả lời .
-HS nhận xét bổ xung .
- HS đọc SGK thảo luận nhóm, HSK giúp đỡ HSKTvà trả lời :
+Lập Văn Miếu , xây dựng lại và mở rộng Thái học viện , thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám ; trường có lớp học , chỗ ở , kho trữ sách , ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở .
+Dạy Nho giáo , lịch sử các vương triều phương Bắc .
+Ba năm có một kỳ thi Hương và thi Hội , có kỳ thi kiểm tra trình độ của quan lại .
-HS nghe .
-HS đọc sách thảo luận trả lời :
+Tổ chức Lễ xướng danh .
+Tổ chức Lễ vinh quy .
+ Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài .
-Ngoài ra , nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kỳ trình độ của các quan lại để các quan phải thường xuyên học tập .
-HS nghe .
-HS đọc ghi nhớ SGK50.
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
Tập đọc
Chợ Tết
I.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
- HSKT đọc đúng văn bản.
- GD bảo vệ môi trường: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh, ảnh chợ Tết 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ.
+Bài “Sầu riêng”
- Đọc 1 đoạn em thích nhất trong bài và cho biết lí do vì sao em thích.
- Đọc cả bài và nêu đại ý của bài.
2.Dạy bài mới: 
2.1Giới thiệu bài: 
Nêu yêu cầu của tiết dạy.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
Luyện đọc. 
Chú ý: dải mây trắng, sương hồng lam, vóc nhà gianh, cô yếm thắm, vút uốn mình, nhảy hoài, rỏ,
- GV đọc bài một lần. 
b) Tìm hiểu bài.
- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
- Tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy. 
- Nội dung bài thơ: Bài thơ là bức tranh chợ Tết miền trung du, giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Bức tranh ấy nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê. 
GD BV MT: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.
c) Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ: 
Họ vui vẻ kéo hàng/ trên cỏ biếc / Những thằng cu áo đỏ/ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy/ bước lom khom/ cô yếm thắm/ che môi cười lặng lẽ/ Thằng em bé/ nép đầu lên yếm mẹ/ Hai người thôn/ gánh lợn chạy đi đâu/ Con bò vàng/ ngộ nghĩnh đuổi theo sau./
3. Củng cố, dặn dò.
- Về học thuộc lòng bài thơ.
- Gv nhận xét giờ học. 
*PP kiểm tra- đánh giá:
- Kiểm tra 2,3 HS đọc bài “Sầu riêng” và trả lời câu hỏi. 
- HS nhận xét, GV nhận xét, cho điểm. 
*PP thực hành, đàm thoại.
- 1, 2 Hs đọc toàn bài thơ. 
- Nhiều HS luyện đọc đoạn.HSK giúp đỡ HSKT.
-1, 2 HS đọc lại toàn bài. 
- 1HS đọc chú giải. HS nêu thêm từ khó hiểu. Gv cùng cả lớp giải nghĩa.
- Hs kết hợp đọc và trả lời câu hỏi, dưới sự điều khiển của 1, 2 Hs giỏi. - Gv cho Hs nêu nội dung của bài thơ. Hs phát biểu tự do. 
+ Mặt trời lên làm đỏ dần dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi uốn mình, đồi thoa son, tia nắng nghịch ngợm.
+ Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon; Các cụ già chống gậy bước lom khom; Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ; Em bé nép đầu bên yếm mẹ; Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ .
+ Dáng vẻ chung: ai ai cũng vui vẻ. 
+Từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc: trắng, đỏ, hồng lam, xanh biếc, thắm, vàng, tía, son. 
(màu đỏ mang nhều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thẫm , son). 
- 2 HS nêu ý nghĩa của bài.
*PP luyện đọc cá nhân:
Chú ý cách đọc nhấn giọng và ngắt giọng đoạn thơ. 
- Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm. 
- Hs thi đọc thuộc lòng cả bài. 
Toán
So sánh hai phân số cùng mẫu số
 I. Mục tiêu :
+ Biết so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
+ Nhận biết một phân số nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1.( BT1,2)
+ HSKT biết so sánh hai phân số.
+ HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, băng giấy màu
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
Nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
Chữa bài tập số 4 ( trang 118 SGK )
GV đánh giá, cho điểm.
 2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: - GVhướng dẫn học sinh thao tác:
- Có nhận xét gì về tử số và mẫu số của 2 phân số này?
* Vậy em rút ra kết luận gì về việc so sánh 2 phân số cùng mẫu số?.
- Nhìn vào hình vẽ, ta thấy: 
 < 
>
 GV yêu cầu HS lấy 2 phân số có cùng mẫu số để so sánh.
Mẫu số bằng nhau là5; tử số 2 nhỏ hơn tử số 3 hay tử số 3 lớn hơn tử số 2.
*Ghi nhớ: 
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
Phân số nào có tử số bé hơn th ... ng bằng Nam Bộ? ( Chợ Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp).
GV kết luận: Chợ nổi trên sông là nét văn hoá độc đáo của đồng bằng Nam Bộ. Hàng hoá rất phong phú, nhiều nhất là trái cây.
Ghi nhớ: SGK
3.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài: TP Hồ Chí Minh
*Phương pháp kiểm tra và đánh giá :
- 3 HS lên bảng.
*Phương pháp quan sát, trao đổi :
- Thảo luận cặp đôi dựa vào SGK, bản đồ và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi. HSK giúp đỡ HSKT.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung, GV chốt lại.
- HS quan sát tranh “Chợ nổi trên sông” và dựa vào kênh chữ SGK + thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ sung, GV chốt lại.
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện về chợ nổi ở đồng bằng Nam Bộ.
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu 
Biết so sánh 2 phân số (BT1(a,b),BT2(a, b ),BT3).
HSKT biết cách so sánh hai phân số.
HS yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học.
1.Kiểm tra 
+ Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
+ Chữa bài 1 phần b(trang 34), bài 2(trang 35)
Bài 1:
 > > >
 < < <
GV đánh giá, cho điểm.
2.Luyện tập: 
Bài 1: So sánh 2 phân số :
a) < b) =< 
c) > d) < 
Bài 2: So sánh 2 phân số bằng hai cách:
a) Cách 1:
Ta có:
= =
Vì > nên >
Cách 2:
Vì : 1 nên >
b) c) Làm tương tự như trên.
Bài 3: So sánh hai phân số cùng tử:
b) và 
Vì TS : 9 = 9 ; MS : 11< 14
Nên < 
Gv hướng dẫn HS làm phần a, như SGKvà rút ra nhận xét: Trong hai PS ( khác 0) có tử số bằng nhau, PS nào có MS bé hơn thì PS đó lớn hơn.
b) và 
Vì TS : 8 = 8 ; MS : 9 < 11
Nên ) >
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại các cách so sánh phân số.
- GV nhận xét tiết học.
*/ Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 1 HS nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số .
+ 1 HS lên bảng chữa bài 1phần b .
- HS nhận xét bài làm của bạn.
* Phương pháp luyện tập thực hành
Bài 1:
HS tự làm bài cá nhân. HSK giúp đỡ HSKT.
1 HS đọc chữa.
Khi chữa, mỗi ý cho HS giải thích cách làm trong các trường hợp: a) cùng MS, b: Khác MS có thể rút gọn PS =, d: Giữ nguyên PS chỉ quy đồng PS.
Bài 2:
1HS nêu yêu cầu của bài.
1HS nêu các cách so sánh.
HS tự làm bài.
2 HS lên bảng chữa bài, mỗi HS chữa một cách.
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét cách làm nào nhanh hơn.
HS cần lưu ý khi so sánh hai phân số cần lựa chọn cách làm cho phù hợp.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
Nhận xét các cần so sánh phân số ở bài tập 3 có gì khác các phân số cần so sánh ở bài tập 2 ( các phân số cần so sánh ở bài tập 3 là các phân số có cùng tử số ).
 Phần b, HS tự làm, sau đó lên chữa bài.
- 2 HS nêu lại.
Thể dục
Nhảy dây kiểu chụm hai chân - trò chơi “ Đi qua cầu” 
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân,động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết nhảy so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến. 
- Trò chơi: " Đi qua cầu ". Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II. Địa điểm phương tiên: 
- Sân trường: Vệ sinh an toàn.
- Còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung và yêu cầu.
- Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh .
- Hát.
2. Phần cơ bản:
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân .
b . Trò chơi vận động .
- Trò chơi"Đi qua cầu "
3. Phần kết thúc:
- Chạy đều
- Thả lỏng.
- Hệ thống bài học
- Đánh giá nhận xét.
- Tập hợp 3 hàng dọc nghe phổ biến.
- Làm theo hiệu lệnh
- Đứng tại chỗ hát .
- HS khởi động các khớp.
- GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây.
- HS đứng tại chỗ, chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi mới nhảy có dây.
- HS cả lớp tập,tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ tập thi đua.
- Cả lớp tập củng cố do GV chỉ đạo.
- GV tập hợp theo đội hình chơi nhắc lại cách chơi
- Cả lớp chơi thi đua.
- GV quan sát nhận xét.
- Lớp chạy đều thành vòng tròn.
- Tập động tác điều hoà.
- GV cho HS nhắc lại ND bài.
- GV đánh giá nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các
 bộ phận của cây cối (BT1) ( cụ thể: lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.
 - Từ gợi ý của các đoạn văn mẫu, viết được một đoạn văn miêu tả lá
 ( hoặc thân, gốc) một cây mà em thích(BT2).
HSKT biết các bộ phận của cây cối.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ của bài học.
Mấy lá bàng tươi. Tranh ảnh: cây bàng, cây sồi, cây tre.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ghi nhớ của bài văn tả cây cối.
- Trình bày kết quả quan sát một cây em thích ( Bài 2, tiết TLV tuần 21) 
GV cho điểm đánh giá.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của tiết học 
 Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Đọc và nhận xét cách tả lá và thân, gốc một số loài cây của tác giả trong mỗi đoạn văn. 
ý a. Đoạn tả Lá bàng của Đoàn Giỏi:
+ Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
ý b. Đoạn tả Bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Tả lá bàng ở đúng thời điểm thay lá, với hai lứa lộc.
+ Tả màu sắc khác nhau của hai lứa lộc, tả được cả hình dáng lộc non.
+ Cách sử dụng các từ so sánh: dáng của lộc rất lạ như đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít; lá non lớn nhanh cuộn tròn như những chiếc tai nhỏ.
 ý c. Đoạn tả Cây sồi của Lép Tôn - xtôi:
+Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa hè; mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa hè, cây sồi thay đổi hẳn, toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ.
+ Những hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Cách tả nhân cách hoá làm chi cây sồi già như có tâm hồn của người: (Mùa đông), cây sồi già cau có, ngờ vực, vẻ buồn rầu.(Hè đến) nó say sưa, ngây ngất, sẽ đung đưa trong nắng chiều. 
ý d. Đoạn tả Cây tre của Bùi Ngọc Sơn:
+ Tả thực một bụi tre rậm rịt, gai góc.
+ Hình ảnh so sánh sinh động: Trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài; những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu được mẹ chăm chút.
 Bài 2:Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây mà em yêu thích.
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà hoàn thành bàiviết
- GV nhận xét tiết học. 
*/ Phương pháp kiểm tra-đánh giá
-1 HS nêu ghi nhớ.
- 2 HS lên bảng đọc bài làm về kết quả quan sát một cây.
HS và GV nhận xét. 
* Phương pháp luyện tập thực hành
- 2 HS nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1. Một em đọc ý a), một em đọc ý b).
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.HSK giúp đỡ HSKT.
- HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS nhìn bảng phụ nói lại những nhận xét này. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, chọn tả một bộ phận của cái cây em yêu thích: lá, thân, gốc.
- 4 HS phát biểu: các em chọn tả bộ phận nào của cây.
- HS làm bài- viết đoạn văn vào vở luyện văn.
-HS nhận ra cái hay trong đoạn văn của bạn.
Khoa học
âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo )
I. Mục tiêu : 
-Nêu được ví dụ về :
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mất ngủ ); gây mất tập trung trong công việc, học tập; ...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn ,...
- Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và mọi người xung quanh .
- HSKT biết được tác hại của tiếng ồn. 
- KNS: Tỡm kiếm và xử lớ thụng tin về nguyờn nhõn, giải phỏp chống tiếng ồn
- GD BV MT: -Mối quan hệ giữa con người với mụi trường: Con người cần đến khụng khớ, thức ăn, nước uống từ mụi trường, ễ nhiễm khụng khớ, nguồn nước
II. Đồ dùng dạy – học .
-HS CB : tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống ....
III. Hoạt động dạy- học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :-Gọi HS trả lời :
+Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ? Có lợi ích gì ?
-GV nhận xét cho điểm .
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Ghi bảng .
b. Tìm hiểu nội dung :
*HĐ1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiêng ồn 
-GV nêu vấn đề ....
B1 : HS làm theo nhóm .
B2 : Các nhóm báo cáo và thảo luận chung .
GV: Tiếng ồn hầu hết là do con người gây ra .
*HĐ2:Tác hại của tiếng ồn,biện pháp phòng ...
-B1 : Cho HS đọc SGK 
-B2 : Các nhóm trình bày 
KL(Trang 89SGK )... .
GD BV MT:Mối quan hệ giữa con người với mụi trường: Con người cần đến khụng khớ, thức ăn, nước uống từ mụi trường, ễ nhiễm khụng khớ, nguồn nước
*HĐ3:Làm gì góp phần phòng chống tiềng ồn
-B1 : Cho HS thảo luận 
-B2 : Các nhóm trình bày .
3. Củng cố – Dặn dò 
-Tóm tắt ND bài .
-GV tổng kết giờ học .
-Dặn dò HS học nhà và CB bài sau 
-HS trả lời .
-HS nhận xét , bổ sung 
-HS nghe , Quan sát hình88SGK 
Bổ sung thêm các loại tiếng ồn ...
-HS trình bày
-HS đọc và quan sát hình 88SGK , Thảo luận và trả lời : 
+Tác hại : chói tai , nhức đầu , mất ngủ 
suy nhược thần kinh ..
+Cách phòng : Không gây tiến ồn , trồng nhiều cây xanh ...
-HS thực hiện theo nhóm về những việc nên và không nên làm phòng chống ô nhiễm tiếng ồn .
VD :trồng nhiều cây xanh , sử dụng vách ngăn làm giảm tiếng ồn ...
-Không nói to cười đùa ở nơi cần yên tĩnh , không mở nhạc to quá cỡ .. 
-HS đọc ND SGK 89
Sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp tuần 22
I.Mục tiêu :
- HS nhận xét về nề nếp của tuần và phương hướng cho tuần tiếp theo.
- GD học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II. Chuẩn bị : Sổ ghi chép của lớp trưởng, tổ trưởng.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GV đề nghị tổ trưởng lên điều hành tiết sinh hoạt
2. Chương trình văn nghệ
3. GV nx tiết sinh hoạt và phát động phong trào thi đua của tuần sau : Học tập và rèn luyện để Mừng Đảng mừng xuân.
Lớp trưởng nx tuần vừa qua : Nhiều bạn có ý thức học tập khi về nghỉ tết, làm bài học bài đầy đủ.
 Còn một bạn lười học : không làm bài và học bài khi về nghỉ tết.
Các tổ trưởng và các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến
- Quản ca điều hành

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T22 LOp4 chuan.doc